Hết thời gian tập huấn, anh vào chiến trường mang theo lời hẹn ước với tôi rằng khi chiến thắng trở về sẽ cưới tôi làm vợ, và sự thật thì… Tôi không biết nên định nghĩa như thế nào, may mắn hay xui rủi anh lại bị thương và bị trả về địa phương chỉ sau có một thời gian ngắn.
Thế là tôi làm vợ anh, tôi về vùng biển trở thành vợ của một ngư dân, cả gia đình anh từ xưa đã có truyền thống đánh cá, từ đời ông anh đến đời bố và bây giờ đến anh, có lẽ những đứa trẻ sau này cũng thế. Tôi đến và cũng hòa mình vào với biển.
Biển nuôi dưỡng những người dân quê tôi, ấp ôm chúng tôi vào lòng, cho chúng tôi tôm cá. Nhưng biển cũng giận dữ hoang tàn mỗi khi biển động… và những cơn giận từ biển cũng gây cho người dân quê tôi không ít thương đau.
Dẫu biết vậy nhưng dân vạn chài sinh ra và lớn lên ở biển, khi chết, được chết ở biển, được trở về trong lòng biển khơi cũng là một hạnh phúc. Bố tôi vẫn thường nói với chúng tôi như vậy mỗi khi trong làng có ai đó đi biển không trở về.
Công việc lênh đênh trên biển, mọi nguồn thu nhập của gia đình tôi đều từ biển cả. Thường thì chồng tôi cùng với bố chồng sẽ ra khơi đánh cá, tôi cũng theo chồng lên thuyền ra ngoài khơi để phục vụ cơm nước và những công việc lặt vặt khác, mẹ chồng tôi thì ở nhà buôn bán ngoài chợ cá, mỗi khi thuyền về bà lại lấy cá đem ra chợ, ngoài ra còn buôn bán thêm rau dưa…
Một cuộc sống giản đơn êm đềm bên con sóng cứ thế trôi qua, dân làng chài nghèo nhưng cuộc sống thanh bình chẳng có nhiều mơ ước cao xa. Rồi tôi cũng sinh cho chồng tôi một thằng cu khỏe mạnh, con tôi được sinh ra ngay trên thuyền ngoài biển khơi, giữa cái nắng cái gió và vị mặn chát của biển. Chính bố chồng tôi là người đã đỡ đẻ cho tôi lúc ấy.
Trộm vía thằng cu rất khỏe mạnh, nó chào đời trên biển, lớn lên trên thuyền và rất giống bố nó đặt biệt là giống ông nội nên bố tôi cưng nó lắm. Ông cho nó theo thuyền ra biển suốt, mới có năm tuổi mà nó đã được ông dạy bơi rất giỏi, nó khỏe mạnh đen trũi và dầm mình dưới nước suốt ngày không biết chán.
Rồi cũng đến lúc tôi phải đưa con vào bờ để cho nó chuẩn bị đi học, khi ấy tôi lại ở nhà chạy chợ thay mẹ chồng tôi tiện chăm sóc con, còn mẹ chồng tôi thay tôi lên thuyền ra khơi chăm sóc chồng con.
Biển cả là thế, rất bình yên nhưng có lúc cũng vô cùng nghiệt ngã, số phận đã không bình yên như mong đợi. Biển cả yên lành nhưng biển cả cũng có lúc thật dữ dội tang thương. Trong một lần ra khơi, đoàn thuyền đánh cá đã không kịp về trú ẩn khi cơn bão ập tới quá bất ngờ, cơn bão dữ dội đã nhấn chìm con thuyền và bao thuyền viên trên đó, trong số những người bị cuốn xuống lòng biển sâu ấy có chồng tôi và mẹ chồng, chỉ có bố chồng tôi bám được vào phao cứu sinh, sau những ngày lênh đênh chống chọi với cái chết ở trên biển, ông được tàu cứu hộ cứu sống…
Biển khơi thật ác nghiệt đã lấy đi của gia đình tôi tất cả, bố chồng tôi mất cả vợ cả con trai, còn tôi trở thành góa chồng khi mới hơn hai mươi tuổi, số phận thật nghiệt ngã. Tôi lúc ấy còn quá trẻ để đối diện với nỗi đau ấy, còn bố chồng tôi thì mất mát quá lớn khiến cho ông gần như hóa đá, gương mặt chai sạm vì nắng gió giờ lại hằn sâu những vết nhăn chằng chịt. Quá đau buồn, ông thề không bao giờ đi biển nữa.
Chúng tôi sống cả năm trời trong nỗi ám ảnh hoang mang, trong nỗi đau tột cùng tưởng chừng không thể phai nhòa được, bố chồng tôi chẳng còn thiết làm bất cứ việc gì, ông chỉ suốt ngày trầm ngâm, uống rượu và khóc.
Còn tôi, sau một thời gian tôi lại bắt đầu chạy chợ, tôi ra chợ và chỉ trở về nhà khi trời đã sẩm tối, bố chồng tôi ở nhà đỡ đần tôi trong việc chăm sóc cho thằng bé. Cuộc sống dù khó khăn và đau khổ nhưng vẫn cứ phải cắn răng mà sống tiếp, như thế mới phần nào làm yên lòng những người đã ra đi. Tôi và cả ông đều tự nhủ mình phải sống thay cho cả chồng tôi và mẹ chồng tôi nữa. Bố chồng tôi không đi biển nữa mà bây giờ chuyển sang đi chở cá thuê, ông chở từ bến vào trong chợ cho các thương lái, kiếm đồng ra đồng vào qua ngày.
Những năm tháng cô đơn buồn tủi và mất mát đã khiến cha con chúng tôi co cụm lại bên nhau. Bao nhiêu yêu thương, ong dành hết cho đứa cháu nội. Ông dồn tụ và chất chứa bao nỗi đau, mất mát bằng cách trân trọng và nâng niu những thứ còn lại. Con tôi nó cũng quấn ông lắm, càng lớn nhìn nó lại càng giống ông, nhờ nó mà ông đã nguôi ngoai dần nỗi đau và tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống.
Mỗi khi nhìn hai ông cháu chơi đùa bên nhau tôi lại tưởng tượng ra đấy là chồng mình đang chơi với cha, hình ảnh đó làm cho tôi ứa nước mắt vì thương nhớ chồng và mẹ chồng, cái chết của họ quá lạnh lẽo bởi không tìm được xác. Số phận đã mãi mãi chôn vùi họ trong lòng biển sâu.
Thời gian trôi đi, khi nỗi đau đã xa, bố chồng tôi vẫn khuyên tôi nên đi bước nữa, nếu cần thiết cứ để con trai lại cho ông vì ông bây giờ sống cũng chỉ cần có nó, ý của bố chồng tôi nguyện sẽ không bao giờ lấy một người đàn bà nào khác nữa mặc dù ông vẫn còn khỏe, cái tuổi ngoài năm mươi của ông vẫn thừa khả năng để đi bước nữa, tôi cũng nhiều lần khuyên ông có người bầu bạn khi tuổi già nhưng ông gạt phắt đi.
Tôi cũng có vài ba đám tìm hiểu ở làng trên nhưng đàn bà như tôi đã qua một đời chồng, lại vướng bận con nhỏ, chỉ cần nghĩ đến chuyện chồng mới liệu có thương con mình không đã thấy khó, đã suy tính đủ đường, đã cảm thấy thua thiệt và thương con. Thế nên việc đi bước nữa với phụ nữ nông thôn thật không hề dễ dàng, không phải cứ muốn là được.
Nhất là khi dân vạn chài quê tôi đàn ông phần lớn làm nghề đi biển, người này không trở về từ biển cũng chả ngăn nổi người ở làng tiếp tục ra khơi. Tôi sợ lại làm kiếp chờ chồng… tôi sợ những cơn biển động. Tôi sợ nỗi đau tôi đã cố gắng đến mấy cũng không thể vượt qua nhỡ may một lần nữa lại quật ngã tôi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Ba số phận |
Tác giả | Hoài Cổ |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Bố chồng nàng dâu, Tâm sự bạn đọc, Truyện bóp vú, Truyện bú cặc, Truyện loạn luân, Truyện người lớn, Truyện sex có thật, Truyện sex phá trinh, Truyện teen |
Ngày cập nhật | 22/02/2019 12:29 (GMT+7) |