Mấy ngày sau đó, sáng thì đưa Thủy Liên lên núi, tối thì cứ đúng 9 rưỡi, bé gái sẽ tới mượn điện thoại chơi. Nhắc đến cũng lạ, ở đây không có điện, điện thoại của tôi ngày nào cũng báo pin đỏ, nhưng dùng mãi chẳng thấy hết.
Đương nhiên là đi tìm búp bê nhân sâm với Thủy Liên chẳng có kết quả gì, có điều, đường lên núi và xuống núi, có người trò chuyện cũng rất vui, Thủy Liên thích nhất là hỏi về cuộc sống trong thành phố.
Là một tài xế xe bus, cũng coi như nhìn thấy toàn cảnh bề nổi của thành thị, tôi kể hết những gì mình biết cho cô bé, Thủy Liên nghe mà mê mẩn, hẹn tôi, nhất định có cơ hội phải dẫn đi chơi một chuyến trong thành.
Lúc nói chuyện, tôi cũng có nhắc đến bé gái áo đỏ, nhưng Thủy Liên bảo không biết đứa bé nào như thế trong thôn cả. Hơn nữa, rất đặc biệt đó là, hình như con bé cố tình tránh mặt Thủy Liên vậy, lần nào cũng chờ Thủy Liên mang cơm cho tôi xong nó mới xuất hiện, có hôm Thủy Liên ở lại nói chuyện đến hơn 10h đêm, nhưng khi cô ấy về, nó mới tới.
Tôi mượn Thủy Liên mấy cuốn sách về đọc, bé gái đến, tôi nhường nó một khoảng giường, mình nằm bên trong đọc sách, con bé nằm bên ngoài chơi điện thoại. Hai người một lớn một nhỏ, ai không biết nhìn vào còn tưởng hai cha con.
Về phần con bé tên gì, tôi cũng hỏi mấy lần, nhưng nó chỉ nói mình là người trong thôn, không tiết lộ gì thêm. Nông thôn không giống với thành thị đầy, người dân ai cũng chất phác, rất ít người xấu, thấy bé gái cũng không sợ đi đêm, liền dần dần mặc kệ nó.
Theo thời gian, con bé với tôi thân thiết hơn, thi thoảng nó còn mang cho tôi ít trái cây rừng. Tối nay cũng vậy, con bé với nụ cười tươi trên mặt, rất ngây thơ đáng yêu, trong tay còn ôm một đống quả dại.
Ngồi ăn trái cây, nhìn con bé đang ghé sát vào người mình nghịch điện thoại, tôi hỏi: “Tiểu muội muội, thật sự thì còn nhỏ như vậy, ngày nào cũng nhìn màn hình điện thoại dưới anh nến sẽ không tốt cho mắt đâu. Từ sau cố gắng đến vào buổi sáng đi!”
Con bé cắm đầu chơi, trả lời: “Thúc thúc, không sao đâu, chú khỏi cần lo cho cháu!”
Vừa nghe nó nói, tôi hơi bực mình: “Đứa bé này, đã nói bao lần rồi, anh gọi em muội muội, em gọi anh ca ca là được, sao cứ phải gọi chú thế!”
Con bé không trả lời, cứ cắm đầu như muốn chui vào cái điện thoại, ấn hăng say. Tôi lắc đầu, thầm nghĩ nếu con bé lớn lên ở thành phố, sẽ là một điển hình của con nghiện điện thoại di động.
Thấy con bé không đáp lời, tôi cũng mất hứng, quay ra đọc sách. Lát sau, con bé vừa ấn màn hình, vừa hỏi: “Thúc thúc, sao ngày nào chú cũng đi lên núi với chị kia vậy?”
Tôi giật mình, ngày nào mình đi với Thủy Liên cũng là 4,5h sáng, thời điểm ấy thôn dân còn ít ai dậy, sao con bé lại biết? Nhổ hạt quả dại xuống đất, tôi hỏi: “Ca ca lên núi tìm thuốc, sao em biết ngày nào ta cũng lên núi? Rốt cuộc em ở nhà nào?”
Con bé vẫn không ngẩng đầu, thấp giọng nói: “Thúc tìm thuốc gì, không chừng cháu giúp được đấy!”
Tôi cười cười, xoa đầu con bé: “Cảm ơn tiểu muội muội, không cần em giúp đâu, cứ ở nhà ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ là được!”
Con bé vẫn hăng hái: “Thúc khỏi cần khách khí, cứ nói đi, thúc muốn tìm thuốc gì?”
Tuy con bé không ngẩng đầu, nhưng nghe ngữ khí rất tự tin, lẽ nào cha mẹ nó làm về y thuật? Tôi bèn thuận miệng: “Tìm nhân sâm, chữa bệnh cho chị gái kia!”
Con bé nghe vậy, đột nhiên ngẩng đầu mở to mắt nhìn tôi: “Tìm nhân sâm chữa bệnh gì? Cháu thấy chị kia rất khỏe mạnh mà!”
Vẻ mặt hồn nhiên của con bé thật sự đáng yêu, ngữ khí nói chuyện lại cứ như bà cụ non vậy, tôi cười đáp: “Chị gái bị cái bớt lớn trên mặt, ăn nhân sâm sẽ tốt!”
Con bé nghe xong thì không nói nữa, cúi đầu chơi điện thoại tiếp. Tôi đọc thêm mấy trang sách, buồn ngủ quá, chẳng buồn quản con bé nữa, chụp cuốn sách lên mặt rồi ngáy khò khò.
Sáng ngủ dậy, thấy điện thoại đã tắt, được đặt gần gối, không biết con bé đã về lúc nào. Bên cạnh đó, còn phát hiện, ly nước uống để trên tủ đã không thấy đâu. Con bé rất ngoan ngoãn nghe lời, chưa bao giờ tự tiện đụng vào đồ đạc của mình, vậy ly nước đi đâu mất?
Cũng chẳng để bụng, tôi đánh răng rửa mặt rồi như mọi hôm, cùng Thủy Liên lên núi, với một công chuyện nghe rất mỹ miều: Đi tìm búp bê nhân sâm!
Đi đường, tôi bỏ mấy quả rừng mà con bé mang cho, đưa Thủy Liên ăn. Trông thấy mấy quả dại, Thủy Kiên rất kinh ngạc, nói rằng loại trái cây này quý lắm, từ sườn núi đổ xuống không có, phải lên tít đỉnh núi mới hái được.
Nghe vậy tôi cũng ngạc nhiên, hỏi Thủy Liên, đại phu trong thôn có đứa con gái nào không. Cô ấy lắc đầu, nói đại phu là một ông già không có con cái. Cảm thấy thật ngoài ý muốn, vốn tưởng cha mẹ con bé là người hiểu y thuật trong thôn, xem ra mình đã nhầm.
Tối đến, bên ngoài lại bắt đầu có sấm sét, tiếng sâm hôm nay rền vang, đến người lớn như tôi nghe mà cũng giật mình, chắc mẩm đêm nay con bé hẳn là không tới được, bèn tắt nến đi ngủ.
Ngáp dài một cái, vừa định nằm xuống thì chợt nghe bên ngoài có tiếng mở cửa, tôi vội bật dậy châm nến. Chỉ một lát sau, con bé vào phòng, bên ngoài trời mưa xối xả, nhìn nó ướt như chuột lột rất đáng thương, nó hỏi: “Thúc thúc, đêm. Nay cháu còn chưa chơi điện thoại, sao chú đã tắt nến rồi?”
Tôi dở khóc dở cười, vội lấy khăn lau đầu cho con bé, vừa lau vừa nói: “Tiểu muội muội, có phải hôm nào em cũng chờ cha mẹ đi ngủ rồi mố trốn ra, họ không biết phải không?”
Con bé khôn trả lời tôi, thần thần bí bí lôi cái ly nước trong ngực ra, đưa cho tôi: “Thúc thúc, cho chú cái này!”
Quả nhiên là ly nước bị con bé cầm đi, tôi khó hiểu nhận lấy thì thấy bên trong có nước.
“Ngày mai chú lấy nước này đưa cho chị kia, bảo chị ấy rửa mặt, cái bớt sẽ hết!”
Con bé nói rất dứt khoát, như là sợ tôi sẽ không tin, nhìn bộ dáng nghiêm túc của nó mà không khỏi nở nụ cười, tôi gật đầu bảo được được, sau đó đặt ly nước lên tủ, bảo con bé mau chui vào chăn cho ấm.
Con bé cũng chẳng khách khí, vội nhảy lên giường đắp chăn, lấy điện thoại chơi. Đã nhiều ngày, con bé càng ngày càng quen thuộc, biết tự mở máy tắt máy, tự tìm trò chơi, mấy lần xóa nhầm nhầm cả app quan trọng.
Tôi cũng chẳng để tâm, ngồi ở ghế nhìn, không biết qua bao lâu, mơ màng ngủ lúc nào không hay. Trời sáng, Thủy Liên đến tìm tôi, thấy ly nước trên tủ định cầm uống, tôi nhớ lời của bé gái, vội ngăn lại nói: “Cô đừng uống, nước đó để rửa mặt đấy!”
“Rửa mặt?”
“Đúng, dùng cái này rửa mặt, bớt sẽ mờ đi.”
Coi như một câu đùa vui, tôi thuận miệng nói rồi bắt đầu gấp chăn. Không nghĩ là Thủy Liên lại cười tươi như hoa, cầm ly nước xuống bếp rửa mặt thật.
Thu xếp chăn gối xong, ăn sáng rồi hai chúng tôi lại lên núi tìm búp bê nhân sâm. Dọc đường đi, tôi kể cho Thủy Liên về cuộc sống thời sinh viên, được tự do lựa chọn lớp học, tự do yêu đương, cùng đám bạn chung phòng hát hò, chơi game… Thủy Liên nghe mà hâm mộ không thôi.
Vui vẻ leo lên đến sườn núi, đi tìm cả buổi, lại chẳng thấy gì, bắt đầu quay xuống. Vừa xoay người, trong lúc lơ đãng, chợt tôi liếc qua cái bớt trên mặt Thủy Liên, ngạc nhiên phát hiện, hình như nó đã có biến chuyển!
Bảo Thủy Liên đứng yên, tôi ghé lại gần nhìn kỹ, quả nhiên cái bớt từ màu đỏ thẫm đã nhạt đi kha khá. Bỗng nhớ đến ly nước bé gái mang đến tối qua, trong lòng tôi cả kinh!
Nghe thấy tôi bảo cái bớt đã nhạt đi, Thủy Liên cười không khép được miệng, vội vội vàng vàng chạy xuống núi để soi gương. Trong lúc hai chúng tôi chạy về, cái bớt trên mặt cô ấy đã dần biến mất hoàn toàn, không còn dấu vết.
Không còn cái bớt đỏ, hiện giờ nhìn lại, gương mặt cô ấy thật xinh đẹp, làn da trắng nõn, đáng yêu. Trên đường dọc bờ hồ về nhà tôi, cả hai lại gặp bà lão quàng khăn cổ, Thủy Liên đang nóng lòng về soi gương lên chỉ chào một câu rồi đi qua. Bà lão thấy bớt trên mặt Thủy Liên biến mất, thì chợt thoáng có vẻ kích động.
Vào nhà, Thủy Liên lấy gương ra soi, nhận ra cái bớt đã thật sự biến mất, vui đến tột cùng, quay sang ôm chầm lấy tôi, cảm tạ hết lời. Tôi ngượng ngùng tiếp nhân, một lúc sau, cô bé vui quá mà phát khóc, nói phải cho tất cả mọi người trong thôn thấy, liền chạy ra ngoài.
Một mình ngồi lại trong phòng, nhớ đến con bé buổi tối, có cảm giác rất không bình thường. Tôi càng có một suy đoán to gan, liệu có thể chính nó là búp bê nhân sâm?
Cái bớt biến mất, tâm bệnh 20 năm của Thủy Liên cũng tan biến theo, có lẽ vui quá mà quên luôn, từ trưa đến tôi không thấy mang cơm cho tôi. Ngồi ăn tạm mấy quả dại mà bé gái cho, tôi ngồi chờ nó đến chơi điện thoại.
Trời vừa tối hẳn, quả nhiên con bé lại đến, lần này mang theo rất nhiều trái cây. Tôi giả bộ như chưa có gì xảy ra, dịch người vào bên trong nằm đọc sách. Có vẻ con bé cũng quên chuyện ly nước tối qua, nó không nhắc gỉ, chỉ chăm chăm chơi điện thoại.
Cứ như vậy, đến khuya, tôi giục nó về nhà, con bé rất miễn cưỡng buông điện thoại, gật đầu ra cửa. Lần này đã có chuẩn bị sẵn, kiểu gì cũng phải đưa con bé về, đi cùng nó ra cửa, chợt con bé đi càng lúc càng nhanh, đến nỗi tôi theo không kịp.
Chỉ mấy phút ngắn ngủi, con bé đã lại không thấy đâu, cứ như biến mất vậy!
Tôi nghi hoặc gãi đầu, thất vọng đang định quay về nhà, chợt phát hiện, cánh đồng phía xa có người đang làm việc. Tuy không cầm điện thoại theo, nhưng tưi biết giờ cũng phải gần 12h đêm, sao dưới đồng lại có nhiều người làm việc như vậy?
Tò mò, rôi rón rén đi qua nhìn trộm, trong khu đất, có bốn năm người đàn ông khỏe mạnh, mặ quần áo trắng, bận rộn. Ánh trăng đêm nay rất sáng, họ lại mặc quần áo trắng giống nhau nên vô cùng bắt mắt.
Càng nhìn, tôi càng thấy không thích hợp, lông tơ đã dựng đứng hết cả lên. Kinh ngạc nhận ra, mấy người đàn ông này, không chỉ dáng dấp, quần áo giống nhau, mà diện mạo cũng y chang như đúc!!!
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Chuyến xe bus số 13 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Dâm thư Trung Quốc, Truyện dịch |
Ngày cập nhật | 27/03/2022 03:33 (GMT+7) |