Trong đầu tôi chợt lóe lên câu nói lúc trước của Bàn Tử, hắn nói rằng lũ rắn này có hành vi rất giống bầy kiến, có thể nơi này vẫn còn một con rắn chúa nữa.
Tôi lúc đó không nghĩ rằng có chuyện đó trên đời, chưa bao giờ tôi thấy rắn hợp tác săn mồi với nhau, chúng kiếm ăn đơn lẻ, thường thì mỗi khi chạm mặt là có thể nổ ra chiến tranh xâu xé lẫn nhau. Không tưởng là trong bức phù điêu này lại miêu tả một loài rắn có tập tính xã hội như vậy.
Trong bức bích họa có thể xác định được rắn nhỏ màu đỏ là rắn mào gà, chúng đại diện cho thành phần rắn thợ, số lượng tương đối lớn. Con rắn chúa này là rắn cái, hình dạng tương đối vĩ đại, chỉ có duy nhất một con trong đàn, mà thật sự nhìn nó giống rồng hơn là rắn, nó chính là con rắn chúa mà Bàn Tử nói tới. Theo như nhìn trên phù điêu thì kích thước con rắn mẫu này thật sự rất khổng lồ, thế cho nên khó mà có thể giao phối được như các loài vật bình thường khác, để thành công nó cần có sự hỗ trợ của những con rắn mào gà nhỏ này. Hơn nữa theo quy luật tự nhiên thì một con rắn mẫu lớn như thế không thể vận động tự nhiên được vì thế mọi việc trong phân đoạn mây mưa đều được thực hiện bởi con rắn đực và lũ rắn hộ tá kia. Nghe thì có vẻ giống như người nông dân nuôi heo cái vỗ béo cho nó bụ sữa vậy.
Chẳng lẽ trong cánh rừng mưa này có thể nuôi dưỡng một con rắn khủng như thế thật sao?
Tôi cũng có chút hiểu biết về loài rắn, trước đây từng đọc qua một quyển sách nói về những con rắn lớn nhất thế giới, trong đó có nhắc tới ở rừng mưa Nam Mỹ có một người từng phát hiện một con cự xà lâu năm dài 50 thước. Rắn không giống con người, chúng không có hạn định về tuổi thọ, rắn bình thường nếu có hình thể quá khổ thì thường không dễ kiếm được thức ăn nên sẽ chết sớm, còn nếu ở những nơi thực vật nhiều như trong rừng mưa thì chúng có thể sống rất lâu. Nhiều người còn coi nó như thần rừng vậy.
Nhưng dù có sống no đủ thể nào thì chúng cũng chỉ có thể tồn tại được dưới một trăm năm, bức phù điêu này được tạc cách đây tới ba bốn nghìn năm, nếu có con rắn mẫu này thật thì chắc cũng thành hóa thạch rồi.
Hơn nữa với thân hình lớn như thế nếu nó có thật trên đời này thì chắc chắc chỉ định cư được trong nước, những đầm lầy này không đủ sức chứa nổi nó.
Tôi nghĩ mà chột dạ, nếu nhìn thấy bức phù điêu này trong viện bảo tàng thì có người sẽ cho là cổ nhân đã phóng đại hoặc nghĩ rằng đây chỉ là chuyện thần thoại. Nhưng chúng tôi đã bắt gặp rắn mào gà cực độc như trong hình, hơn nữa còn được phục kích những hành vi quỷ dị của chúng, bức phù điêu này khả năng miêu tả chính xác những chuyện đã từng diễn ra trong quá khứ. Đây có thể là phát hiện vô cùng lớn của ngành sinh vật học, lịch sử học, khảo cổ học thậm chí là cả ngành xã hội học nữa.
Nhìn vào bức phù điêu này thật sự chúng tôi bị bàng hoàng, đầu óc cứ tập trung vào câu hỏi loài rắn quỷ dị này rốt cuộc tiến hóa như thế nào? Vì sao chúng lại có thể khác những loài rắn bình thường tới vậy? Tôi cảm thấy khả năng còn một nguyên nhân sâu xa nào đó ẩn tàng bên trong. Mà rất có thể nó cũng có liên quan tới lịch sử Tây Lương Nữ Quốc này.
Đi qua bức phù điêu đó là những cảnh cúng bái liên miên, trong một thần miếu, có rất nhiều người vái lạy loài rắn độc này. Nhìn hình dáng thần miếu trong phù điêu thì có thể nhận ra đó là nơi chúng tôi đang đứng. Đưa mắt xuống phía dưới còn thấy chỗ mà giờ đây bị bao phủ bởi bùn lầy và nước đọng chính là ba tầng thần điện nữa, tất nhiên ba tầng này giờ không thể biết chính xác hùng vĩ như thế nào.
Trên đài của thần miếu ngoại trừ cảnh con rắn đứng hiên ngang sừng sững trước mặt bàn dân thiên hạ thì có thể thấy đây giống với bất cứ một nghi lễ hiến tế nào khác. Trong bức phù điêu còn miêu tả cánh cổng của thần miếu ở phía trước điện thờ chính nhưng khi chúng tôi nhìn thấy chỉ còn là một đống phế tích hoang tàn đổ nát, không còn một chút dấu vết nguyên vẹn nào nữa.
Sau khi quan sát toàn bộ bức phù điêu thì chúng tôi có thể rút ra một kết luận, ở trung tâm bích họa là cảnh rắn sinh sản, bốn phía là người dân đang thực hiện nghi lễ hiến tế đối với chúng, rồi cảnh cho rắn ăn đầu người, cảnh chiến đấu với kẻ thù, cùng với đó là rất nhiều hoạt cảnh khác nữa. Như Muộn Du Bình nói thì đây quả thật là một bức phù điêu lý giải sinh động cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng loài rắn mào gà ở đây.
Tôi còn muốn tìm thêm xem quanh đó còn có manh mối gì nữa không nhưng có nhìn mỏi mắt cũng không thấy thêm chi tiết bổ ích nào, mọi sự kiện tiêu biểu chỉ có như vậy. Ngoài bức thạch bích này ra thì không còn thêm một bức phù điêu nào nữa.
Hai người đứng nhìn thêm một lát thì nghe Bàn Tử gọi từ phía xa xa: “Các cậu đang hị hụi gì trong đấy mà tôi gọi mấy lần không được vậy? Rốt cuộc là có muốn ăn cơm nữa không?”
Tuy là vẫn còn lưu luyến với bức phù điêu này nhưng tạm thời là chưa nghĩ được ra thêm vấn đề gì nữa mà bụng cũng đang réo đòi ăn, bao nhiêu tò mò cũng đàng gác lại. Lật đật đi xuống sân xem Bàn Tử nấu món gì.
Bàn Tử thấy chúng tôi đi xuống thì hỏi vừa làm cái gì vậy, bắt hắn một mình cặm cụi nấu nướng mà không thèm xuống phụ một tay.
Tôi lúc đó mới kể lại cho Bàn Tử những phát hiện về bức phù điêu trong vách tường thần miếu, hắn giật mình tròn mắt, sau đó liền cao hứng mở miệng oang oang: “Người có phát kiến vĩ đại thì thường quyết định chính xác, các cậu thấy những gì tôi nói có đúng không nào, từ giờ cứ liệu mà nghe theo chỉ dạy của tôi, như vậy mới không bị lỗi thời được… Mà nếu con rắn mẫu kia đã chết thì sao lũ rắn con lại vẫn lấy thi thể A Ninh làm gì, chúng định mang cho con gì ăn chứ?”
“Có thể trong đầm lầy này vẫn còn một con rắn chúa, anh có nhớ cái đêm chúng ta nhìn thấy thi thể A Ninh không, có thể thấy xung quanh con rắn chúa đó có vô khối con rắn con. Chúng ở đó tất nhiên là để bảo vệ con rắn chúa, đối với lũ rắn con thì con rắn chúa kia là giai cấp quý tộc luôn rồi. Nó được đàn rắn nuôi ăn nuôi uống, có thể trong tương lai thì con rắn chúa này chắc chắn còn có thể to hơn nữa. Nhưng rắn mẫu thì không thể dự trữ thức ăn được, mà không có nhiều thứ có thể dùng làm mồi cho nó, một con rắn to như con bàn long nếu còn hoạt động thì ít nhất chúng ta cũng có thể nhìn thấy một ít dấu vết quanh đây, nhưng thực tế thì không có gì cả. Có thể thấy là con rắn này đã chết từ ngàn năm trước rồi.” Tôi nói.
Nghe thế Bàn Tử mới gật đầu, tôi nói với hắn hiện giờ ta chỉ biết là loài rắn này không thể phán đoán được hành vi của chúng. Nhưng cơ bản thì rắn vẫn hoạt động theo bản năng sinh tồn nên có thể tạm thời yên tâm được.
Bàn Tử thở dài nói: “Cũng chỉ yên tâm được một ít thôi, nơi này chuyện quái dị còn rất nhiều, buổi tối hôm nay vẫn chưa biết có thể qua khỏi không, ăn nhanh nên nào, ăn no thì mới có sức đánh giặc.”
Bụng tôi cũng đồng tình reo vang, đầu óc cũng không chịu làm việc nữa, lại ngó Bàn Tử hoi anh nấu món gì vậy?
“Tôi đêm tất cả những thứ tìm được cho vào nấu, nguyên liệu cũng không còn nhiều, cơm thịt độn bánh báo còn có thêm cá sacdin nữa, thập cẩm ngũ vị, nhưng ăn cũng không tệ.” Bàn Tử nói, “đừng nói tới rắn nữa, nghe là đã không nuối được rồi, thôi hai cậu tới xem tay nghề của bàn gia tôi thế nào, đảm bảo không ngon không lấy tiền.”
“Nấu thứ này thì cần gì tay với nghề, không phải cứ đổ nước vào là được sao?” Tôi vừa cười vừa hỏi.
“Chậc chậc, thế tôi mới nói cậu muôn đời không đấu lại được với Chú Ba nhà cậu đâu, chỉ có thể làm thằng cháu ngoan thôi.” Bàn Tử nói, tôi cũng không buồn để ý tới hắn, lập tứ múc một bát đưa lên miệng. Ăn một miếng thật to, canh nóng bỏng cả mồm khiến hai mắt khóc ròng, nhưng nói thật thì cũng ngon. Mùi vị còn khá giống bánh mật, ít nhất thì đây cũng giống bữa cơm hơn là ăn lương khô.
Tôi vừa nuốt vừa thổi phù phù, Bàn Tử thấy tôi lờ đi thì cũng không nói thêm câu nào, giờ có đôi co cũng không có tác dụng gì. Ba người vừa hóng gió vừa sì sụp húp hết nồi canh.
Tới khi chỉ còn nồi không thì mới dừng lại thở, cả người đổ mồ hôi. Bây giờ tôi mới thấy một bữa ăn no nó thú thế nào, cả người sảng khoái, đầu gối cũng không còn run nữa.
“Thế nào, tôi nói là nó rất ngon mà, các cậu có biết là con người ta sống trong trời đất này bảy mươi năm cũng chỉ có thể tìm thú vui trong ăn uống không, chính xác thì ăn mới là cách hưởng thụ thống khoái nhất. Giờ chúng ta rơi vào hoàn cảnh này, nếu có thể hưởng thụ thì nên hưởng thụ ngay, kẻo không chừng đây là lần cuối cùng được ăn sướng thế này đấy.”
“Tôi nhổ vào ấy!” Nghe Bàn Tử nói mà tôi không kiềm chế được lập tức đùng đùng nổi giận: “Cái gì mà thú vui ăn uống chứ, có nhà anh mới coi đấy là thống khoái thôi, đừng kéo chúng tôi vào một lũ với nhà anh.”
Thực sự là quá gở mồm đi, trong lòng tôi lúc đó cũng đã nghĩ quả có thể đây là lần cuối cùng được ăn thanh thản như vậy, nhưng kiểu gì thì tôi vẫn không muốn chấp nhận nó.
“Đấy rồi cậu xem, cái suy nghĩ của cậu thiển cận quá đi mà.” Bàn Tử ra vẻ nhăn nhó rồi lại nói: “Còn có sức mà nói tới mấy thứ này chi bằng giờ đi ngủ một ít, đêm qua mắt ai cũng bị sương mù làm cho choáng váng rồi, nghỉ một chút để hồi sức không thì lại vác bệnh vào thân.”
Tôi nhớ tới trận sương mù tối quá liền kỳ quái hỏi: “Anh nhắc tôi mới nhớ, chúng ta ở trong rừng mưa cũng có gặp sương mù mà vẫn vô sự, tại sao ở đây hai mắt lại thành mù?”
Bàn Tử nói: “Tôi thấy chắc là do nước ở đây có vấn đề, sương mù cơ bản là do nước ngưng tụ mà thành, nước trong rừng thì liên tục chảy còn nước ở đây lại là nước đọng, tình huống cụ thể thế nào thì chúng ta cũng không chắc được.”
Tôi gật đầu, lại nhớ ra trong lúc đang hồi phục thị giác có nhìn thấy một bóng người vào trong lều, hỏi hai người đó xem có phải là do mắt đang có vấn đề nên mới sinh ra hiện tượng đó hay không, vừa nói Bàn Tử liền lắc đầu: “Tình huống mà chúng tôi trải qua phức tạp hơn của cậu nhiều, làm gì có chú ý được những cái đó, cậu nghe ai nói chuyện ấy vậy?”
“Trong phim truyền hình nói thế,”
“Cái gì cậu cũng tin như thế à?” Bàn Tử lắc đầu, bỗng nhiên anh nhìn thấy Muộn Du Bình ngẩng đầu lên, nhíu mày quay lại phía tôi.
Muộn Du Bình vốn tưởng là không hề nghe chúng tôi nói chuyện, tôi còn đoán là hắn vẫn đang nghĩ về bức phù điêu trong thần miếu, thấy hắn đột nhiên quay ra nhìn mình liền nói: “Anh cũng không cần quan tâm tới chuyện đó nữa, chuyện tới đâu hay tới đó, lát nữa chúng ta xem kỹ lại một lần nữa rồi biết đâu lại có manh mối mới, giờ anh cứ yên tâm nghỉ ngơi đi.”
Tôi còn chưa dứt câu thì Muộn Du Bình đột nhiên hỏi: “Cậu thấy một bóng đen mở ba lô ra?”
Tôi bị vẻ mặt nghiêm túc của Muộn Du Bình dọa cho sợ, lập tức gật gật đầu nói: “Tuy rất mơ hồ, cũng không biết là mình lúc đó có rơi vào ảo giác hay không nhưng chắc chắn người đó không phải là hai người các anh”
Muộn Du Bình đứng phắt dậy, nhìn tôi nói: “Đó là Văn Cẩm.”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Đạo mộ bút ký - Quyển 5 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 02/02/2015 01:17 (GMT+7) |