Đạo mộ bút ký - Quyển 6

Phần 63

Miêu Dao từ rất lâu rồi đã bất hòa với người Hán, phân chia ranh giới để định cư, đối với quyền riêng tư và huyết thống của dân tộc mình lại càng đặc biệt lưu ý, nhất là nam nhân người Dao, từ cổ chí kim đây vẫn là dân tộc thiểu số gây mâu thuẫn nhiều nhất. Thời xưa thì còn có loạn ba tộc người Miêu, trước giải phóng còn có cả cửa thôn riêng cho người Hán, làm riêng một cái giếng, một con rạch, Hán Dao, Hán Miêu hay ngay cả giữa thôn trại Dao này với thôn trại Dao khác cũng có thể nảy sinh thảm sát vô cùng khủng khiếp. Thế cho nên tới trước khi thiên hạ thái bình, có thể nói lúc đó giữa các dân tộc luôn có một sự nghi kỵ và ngăn cách lẫn nhau, tình hình như nước với lửa.

Vì vậy Dao Hán ở cùng nhau là chuyện hoàn toàn không thể xảy ra, cho dù có người dân tộc Dao đồng ý tiếp nhận người Hán ở trong thôn trại của mình, người Hán tất nhiên là được ở trong nhà người Dao chứ tuyệt đối không thể có chuyện tộc trưởng người Dao cho phép người Hán xây nhà lớn như này trong Dao trại được.

Tôi hoàn toàn thể thể hiểu được, đây thực sự giống như ở trong cây cao lương mà tìm được một hột dưa hấu vậy.

Chậm rãi lặn xuống, tôi lẳng lặng nhìn tòa cổ tháp này, lại phát hiện thêm một chỗ kỳ quái nữa, vị trí của tòa cổ tháp này bị bao vây giữa bốn phía nhà sàn, hơn nữa ngói trên mái nhà màu sắc lại giống nhau như đúc. Hình như là những nhà sàn này được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ tòa cổ tháp này, nhìn từ bên ngoài, cơ bản là không thể phát hiện được bên trong có một tòa nhà cổ như vậy.

Lại nhìn tới quy mô của tòa nhà Hán này sẽ thấy vô cùng kỳ quái, cửa ra vào hình vòm, sau cửa khu vực giữa là một khoảng sân bao quanh bởi bốn phía ba tầng lầu gác, bậc tam cấp và tường bao được xây bằng đá, người học kiến trúc có con mắt sáng suốt chỉ cần liếc một cái liền nhìn ra được ngay. Đây là phong cách xây dựng nhà cửa của giới hào phú phía nam trong thời nhà Minh, giống như đều là do xây cho những gia đình danh da vọng tộc, nền nhà thấp hơn vài phần, mặt sau còn có vườn hoa và rất nhiều công trình kiến trúc khác. Một đường đá rất hoành tráng dùng để đề phòng trộm cướp, kiểu tu kiến này vô cùng quen thuộc, có thể bảo vệ cho gia chủ gồm cả mấy trăm người sống tự cấp tự túc ở bên trong.

Nói cách khác, sau mặt tiền này là cả một tòa nhà lớn âm u tịch mịch, cửa ra vào có đôi câu đối được đặt chính giữa ngã tư tường bao, vây quanh toàn bộ khu nhà cổ, bốn phía tả hữu còn có cổng chính cổng phụ, tường ngăn, còn có cửa ngách để cho gia nhân trong nhà ra vào, thêm cả một cửa hàng nhỏ mở ngay ngoài mặt tiền để buôn bán nữa. Sau khi đi vào cổng chính, có một hàng lang uống lượn vô cùng phức tạp thông xuống nhà dưới. Đây là một tòa điển hình cho kiểu kiến trúc nằm dọc trên hồ cá trắm đen ở hàng châu.

Nhưng mà nơi này chỉ có duy nhất một tòa nhà gác, hình như là phần đằng sau đã bị chặt đứt, toàn bộ cổ trại chỉ còn lại mỗi cái đầu.

Tôi chậm rãi bơi một vòng quanh nhà, quả thật là như vậy, đằng sau chính là bốn mặt đá tảng, xung quanh lại toàn là nhà sàn của người Dao, không còn thấy một kiến trúc nào mang phong cách Hán ở đây nữa, vô cùng kỳ lạ.

Tình hình tương tự tôi cũng không phải chưa từng gặp qua, sau giải phóng có một vài khu nhà lớn được chia cho người nghèo, một nhà tới mấy chục hộ sinh sống, lối đi ra sân sau hầu như bị phá hết, từ đầu tới cuối cả khuân viên chỉ nằm gọn trong một gian nhà. Vì vậy lại trở thành rất nhiều phòng riêng. Nhưng nơi này tình hình rõ ràng là không như vậy.

Tôi đọc rất nhiều sách, đặc biệt là đối với các điển cố kiến trúc trung hoa lại càng ấn tượng, trong đầu có vô vàn những ý niệm hiện lên, nhưng rốt cục vẫn không có cách nào lý giải nổi chuyện này. Người không thuộc chuyên môn có thể sẽ hiểu tôi đang làm to chuyện, nhưng với tôi mà nói, nó cứ nghẹn ở cổ, con mẹ nó chứ, nhà này là do ai xây lên? Tại sao lại có hình dáng như vậy?

Màu xanh tỏa ra từ ngọn đèn kia đến từ chính trong căn nhà cổ kiểu Hán, lúc tôi tới gần đột nhiên lại tắt lụi, chẳng lẽ trong đó có ‘người’ phát hiện ra vị khách không mời mà đến này ư? Hay là muốn nói cho tôi biết, đây là mục đích của tôi? Tôi thậm chí còn nghĩ, đây là trong nhà Hán vậy thì quỷ hồn kia cũng là một người Hán, nếu thế e rằng hắn cũng nể tình tôi là người cùng mình nên tha cho tôi một mạng.

Nhưng bết kể thế nào đi chăng nữa, tôi cũng vẫn sẽ tiến vào bên trong tòa nhà cổ này để xem cho ra nhẽ. Nghi hoặc nhiều tới mức khiến tôi không còn cảm thấy sợ như trước nữa.

Bơi lơ lửng trên sân nhà, phía dưới giống như một miệng giếng rất lớn đen đặc quánh, mở đèn pin ở mức ánh sáng lớn nhất, vừa soi xuống liền nhìn không tới có thứ gì phản chiếu lại, cũng không có tạp vật.

Tôi không cho mình có thời gian để hoang mang và tưởng tượng, bắt buộc bản thân bình tĩnh, cuộn thân mình lại, đầu hướng xuống dưới, vung chân vịt, lặn xuống bên dưới sân.

Không gian liền tụm lại, ánh sáng bừng lên, rất nhanh sau đó dưới ánh đèn mở hết cường độ, mắt tôi dần cũng có thể thích ứng được. Lúc hoàn thành, người đã chạm xuống tới bề mặt sân.

Cảm giác thoáng có chút khác biệt, bốn phía trôi nổi những hạt cát bàng bạc, toàn bộ là do tôi hạ xuống đột ngột khiến cho dòng nước bị dịch chuyển. Phí dưới quả thực đầy những cặn lắng trên bàn đá, ghế đá. Đèn pin của tôi soi tới bốn góc sân nhà đều có cỏ dại mọc kín, giữa hai bên là hai cái cột lớn, tổng cộng tứ phía là mười hai cây, bơi vào bên trong hành lang bằng đá, tiếp tục bơi tới gian phòng phía sau. Đều là những cửa sổ khắc hoa, mục nát rơi rụng, tất cả bị phủ dày một lớp bụi trắng, nhìn qua tàn cũ vô cùng.

Những song cửa sổ gỗ đã bong tróc mủn ra hết cả, nhưng kỳ quái là phòng ốc nơi này kết cấu khing vẫn còn đầy đủ, khử năng là lúc đó người ta dùng một loại gỗ thượng thừa để xây dựng nơi này.

Chuyển động đèn pin, bốn phía đều có cửa, phía trước là thông với cửa sau của nhà khách, mặt sau thông xuống hậu viện, hai bên còn lại là rẽ sang hiên nhà. Cột trên cửa đều đeo câu đối, câu đối dùng chất gỗ kém hơn nên nhìn bám đầy những nấm như bông hoa vậy. Trong đó có hai câu đối đã bị rơi mất một nửa trên mặt đất, chỉ có cửa sau của phòng khách này là được bảo tồn nguyên vẹn.

Lại huy động chân vịt, bơi tới chỗ câu đối phía sau phòng khách, lau sạch những cặn bám trên bề mặt liền hiện lên hai câu đối:

Dĩ lặc yến nhiên cao tấu khải.

Do tư khục phụ đê ngâm thi.

Đây là đôi câu đối rất thông thường, nhưng tôi nhìn ngoài chữ đối hình như vẫn còn ý tứ, cho thấy là chủ nhân của tòa nhà này có mang công trạng. Chủ của tòa nhà này là người trong quân đội? Hơn nữa nhìn quy mô này hẳn phải là một sĩ quan.

Cửa sau của phòng khách đã mủn ra thành một đống bùn nát, một chỗ khung cửa lứt ra thành mất vết vá lớn, tay vừa chạm liền vỡ vụn ra thành cát, trong nước lại giống sương khói cuồn cuộn bốc lên, tường như nơi này bất kỳ lúc nào cũng có thể tan thành mây khói được. Đèn pin cầm trong tay soi vào kẽ hở, bên trong hỗn độn vô cùng, tất cả đều là xà nhà và một vài tạp vật không hình dung ra là thứ gì, có thể thấy là bên trong đã bị phá hủy gần hết.

Mõ hồ còn thấy từ giữa vách týờng hất lại là một bức týờng dựng đứng, trong phong thủy, khí từ cửa trước đi vào nên không thể để nó lại luồn ra cửa sau được. Giữa nhà nhất định phải có một bức tường ngăn, đó gọi là xà cuốn, có nó khiến cho khí trong nhà lưu thông không quá nhanh, vì vậy phần nhiều sẽ được giữ lại bên trong phòng. Còn có người nói rằng để như vậy, sau khi mở cửa thì dọc theo chiều đó mà thay đổi hướng của đồ đạc sẽ càng có lợi cho tài vị.

Thực ra như vậy cũng có lý, ngộ nhỡ khi bạn đang tiến hành mọt âm mư nào đó, chắc chắn trốn không được, có vách tường kia còn thêm được một chút không gian để bạn xoay xở. Ngay cả khi có trộm cướp tiến vào, ít nhất là cũng kéo dài được ít giây để bản thân trốn tránh.

Tôi cẩn thận đi vào bên trong, sở dĩ vào phòng khách trước là vì câu đối khiến tôi nhớ tới mootjc huyện ở Quảng Tây, phòng khách đại gia đình ở Quảng Đông phần lới có treo hoành phi và linh bài tại gác xếp. Hoàn phi ở đó tất nhiên sẽ có liên quan tới chủ nhà, vì thế nên tôi mới quyết định vào nhòm một chút, muốn tìm thêm manh mối.

Vào tới bên trong, vừa ngước lên hai mắt liền choáng váng.

Đèn pin vừa soi, phát hiện trong phòng khách đã hoàn toàn mục nát, sàn gỗ đã hư hỏng hết, trên nhìn khôn thấy trần nhà, có thể từ đây nhìn thẳng lên mái nhà cao tít trên kia, chỉ có những phần làm bằng đá và vài xà nhà rất lớn bằng gỗ thô là chưa mủn ra. Phần lớn tạp vật đã rơi hết xuống nền nhà thành một đống đổ nát. Toàn bộ không gian bên trong nhà, giống như là bị người ta phá rỡ chỉ còn lại giàn giáo cột gỗ cổ phòng, hoặc là một cái khung nhà rất đồ sộ nhưng đơn giản.

Tôi lờ lững đem đèn pin quét lên trên vách tưởng, cơ bản là tất cả đều đã nát vụn không còn gì cả, bên trên chỉ có thể thấy được bức hoàn phi cũng đã mục ruỗng gần hết. Tôi bơi tới, cẩn thận từng tí một xóa hết những vật bám vào bề mặt nó, máu sắc bên trong cũng hoàn toàn đã phai hết, chỉ còn một màu vàng đất hiện lên trên viền chữ, loáng thoáng có thể phân biệt được bốn chữ: Phiền thiên tử bao.

Nhìn không ra cái ý tứ gì, lạc khoảng cũng khiến tôi phải nheo mắt, là… Trương gia lâu chủ. Đằng sau có ghi ngày tháng đóng dấu.

Hoàng phi này có thể là do người khác biếu tặng, nếu không thì là chính chủ nhà nếu là đại nho sĩ hoặc là một nhân sĩ phong nhã cũng tự mình viết được. Trong thôn trại người Dao, không thể có chuyện người Dao viết được chữ Hán, còn viết bằng bút lông rất đẹp như thế này nữa. Nét chữ vàng vô cùng mảnh và đẹp, tôi làm bản dập nhiều năm như vậy có thể nhìn ra được đây phải là người có bút pháp thượng thừa hết sức thâm hậu. Còn Trương gia lâu chủ, rất có thể chính là người sở hữu tòa nhà cổ này.

“Trương gia lâu chủ…” tôi thầm lầm nhẩm đọc, “trương gia?”

Trương Khởi Linh, họ trương này, chẳng lẽ là trùng hợp sao?

Trong đầu tôi lập tức nhớ lại tất cả mọi chuyện phát sinh trước đây, tại nơi này tìm được rất nhiều manh mối, tựa như là có liên hệ mập mờ với Muộn Du Bình, chẳng lẽ thực sự là nó có liên quan với hắn?

Có lý lắm! Người cố chấp sẽ làm ra chuyện cố chấp, nhà cổ kỳ lạ, không phải là nhà cũ của Muộn Du Bình chứ? Chủ nhân của Trương gia lâu này có lẽ nào là tô tiên của hắn? Ngẫm lại thì cũng rất có thể.

Người sở hữu Trương gia lâu có thể trong núi xây lên một tòa nhà lớn như vậy rõ ràng là rất có tiền tài, có thể tự tay viết thư pháp, luận câu đối lại chứng minh là một nhà nho học. Nhìn thế nào cũng giống như thương nhân nho sĩ Hồ Tuyết Nham, nhưng nhà của người như vậy sao lại phải xây tận trong Dao trại xa xôi này, dựng lên một tòa cổ quái như vậy để làm gì chứ? Là bị người ta bức hại mà phải ẩn cư ở đây hay là còn có mưu đồ nào khác?

Tôi đột nhiên có chút hứng thú với chuyện này, nghĩ trong tòa cổ lâu này nhất định đã phát sinh không ít chuyện, nếu quả thật có liên quan tới Muộn Du Bình thì sẽ càng đáng giá! Đáng tiếc là giờ không thể nhìn ra được vật gì, trong phòng khách kia hẳn là từng trưng bày rất nhiều giấy tờ văn tự, nhưng nay chắc chắn chúng đã bị mục nát hết rồi. Nếu như có cái gì ngoài giấy tờ thì tốt. Xem ra chỉ có thể tìm từng phòng từng phòng một để tìm kiềm tất cả những manh mối để lại.

Nhìn đồng hồ dưỡng khí còn lại một nửa, phải hành động nhanh hơn. Tôi chuẩn bị quay trở lại sân nhà để tính xem giờ nên vào phòng nào trước thì thích hợp nhất.

Đang định vung chân vịt đột nhiên gáy nhói lên một cái, sau lưng bỗng đâu có một quầng sáng màu lục hiện lên âm u lạnh lẽo.

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Thông tin truyện
Tên truyện Đạo mộ bút ký - Quyển 6
Tác giả Chưa xác định
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện chưa được phân loại
Ngày cập nhật 02/02/2015 01:18 (GMT+7)

Một số truyện liên quan

Lăng Tiếu – Quyển 8
Phần 63 Hoa Hiểu Quế thấy bộ dạng nghiêm túc của Lăng Tiếu, không hề suy nghĩ nhiều nữa, vội vàng thu liễm tâm thần. Sau một lúc lâu, lam sắc hỏa diễm càng ngày càng nhích tới gần, nếu không phải là Lăng Tiếu đè nén, chỉ sợ Hạt U hỏa đã bị nó cắn nuốt rồi. Muốn tiếp tục sinh tồn, liền nghe lời của ta, thần phục với hắn, hoặc là ngươi bị cắn nuốt, ngươi tự mình lựa chọn đi. Lăng Tiếu nhìn Hạt U hỏa nhàn nhạt nói. Hạt U hỏa căn bản không có đường lựa chọn, chỉ có thể biết điều đung đưa ngọn lửa, lấy đó bày ra đồng ý...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Lăng Tiếu
Hàn Lập – Quyển 20
Phần 63 Sau khi Hàn Lập gật đầu không có ý kiến gì khác thì đột nhiên Xa Kỵ Cung phất tay lên, một đoàn bạch quang bắn ra, chỉ sau một cái chớp động liền bay về phía Hàn Lập ở đối diện. Hàn Lập phất tay, vẻ mặt không chút thay đổi hút bạch quang nọ vào tay, đây rõ ràng là một khối ngọc giản trong suốt trắng noãn. “Tại hạ đi trước tìm hiểu pháp quyết, có kết quả thì sẽ trở lại gặp hai vị. Cáo từ!” Hàn Lập cũng không lập tức dùng thần niệm xem xét ngọc giản mà trực tiếp ôm quyền nói lời cáo từ. Tiếp theo, toàn thân hắn chợt...
Phân loại: Truyện nonSEX Hàn Lập
Hàn Lập – Quyển 24
Phần 63 “Đạo hữu đã sớm phát hiện ra thiếp thân”. Phía sau đại thụ nhàn nhạt chấn động, từ đó truyền ra một âm thanh êm tai. Tiếp đó bóng người lóe ra, từ cái cây đi ra một nữ tử kiều diễm mặc áo vàng, nhưng khuôn mặt nhìn về phía Hàn Lập có vẻ đề phòng. Hàn Lập nhìn nữ tử có dung mạo gần như hoàn toàn giống với Huyết Phách, lập tức mỉm cười. Nhưng sau khi thần niệm quét qua thân ảnh nàng thì trên mặt hiện ra một ít biểu cảm khác thường. “Hẳn là Băng Phách đạo hữu rồi, không nghĩ tới vừa tiến vào nơi này đã lập tức gặp được...
Phân loại: Truyện nonSEX Hàn Lập

Danh sách truyện sex được đọc nhiều nhất

TOP truyện sex ngắn hay nhất!

TOP tác giả tài năng