– Thôi về đi anh, hôm nay thế là đủ rồi.
– Sao cơ?
Tôi hỏi lại như không tin vào những gì mình nghe thấy.
– Em bảo về thôi, dù gì hôm nay cũng tham quan đủ rồi!
Không biết là do con bé đã chủ động mở lời trước hay không nhưng trong lòng tôi lúc này có cảm giác gì đó chộn rộn lắm. Chúng như đàn kiến cần mẫn góp nhặt những mảnh vụn của cảm giác sung sướng về trái tim nơi đã bị hoen mục từ lâu. Nó như bừng sáng lên và trở về đúng chức năng vốn có của mình, đập thình thịch trong lồng ngực tôi.
Đổi lại với việc đó. Suốt chặng đường về nhà tôi và con bé chẳng nói được câu nào. Không phải là tôi không muốn nói với con bé mà là vì cứ mỗi khi định mở miệng lại nhớ đến gương mặt buồn bã của nó trước khi lên xe. Những lần đấy tôi lại im bặt mặc cho nhưng vòng xe cứ đưa chúng tôi ngày một tiến gần hơn về nhà.
Tôi không thích cảm giác yên lặng. Phải, tôi đã nói như thế. Với tôi nó còn khó chịu hơn một án phạt nào trên đời. Nếu ta bị đem nhốt vào một căn phòng yên ắng không một chút tiếng động, đảm bảo sẽ chẳng có ai chịu được 5 phút.
Tuy nhiên khi gần đến nhà con bé, những cảm xúc dằn vặt đã khiến tôi phải buột miệng:
– Anh xin lỗi, anh sẽ bù cho em một dịp khác.
Cứ tưởng sau lời nói đó, con bé sẽ lẳng lặn mà bỏ vào nhà nhưng nó đã quay lại. Ánh sáng từ đôi mắt nai đó lại chiếu vào trái tim tôi:
– Không sao đâu. Hôm nay với em như thế là đủ rồi!
Con bé không nhìn tôi mà nó nhìn lên bầu trời đen thẳm nơi có những vì sao sẽ đổi ngôi:
– Anh biết cách thả diều không?
– Ừ, anh biết mà sao em lại hỏi vậy?
– Em chỉ hỏi thôi! Nếu diều gặp gió to muốn bay lên cao mà ta lại ghị dây không cho nó lên cao thì sẽ thế nào?
– Ừ thì nó sẽ đứt!
– Phải, nó sẽ đứt và rời xa ta mãi! Chỉ có cách là cứ thả dây cho nó bay theo ý thích, đến khi hết gió ta chỉ việc thu dây lại và con diều sẽ trở lại với ta. Đúng không anh?
– À ừ đúng rồi!
Chưa kịp để tôi nói thêm nó lấy trong túi xách ra gói quà nhỏ được bọc giấy kín đưa cho tôi:
– Đây, tặng anh đấy!
– Ơ? Là sao?
– Tự tay em làm đấy, đem về ăn thử xem!
Tôi như chết lặng với món quà cầm trên tay. Cảm giác nó nặng hơn gấp mấy lần khiến cho cả hai tay tôi run rẩy suýt rớt. Và nếu không có con bé mở lời tiếp chắc tôi sẽ đứng đó mãi:
– Anh về đi, sao còn đứng đây?
– À ừ, cảm ơn em!
– Xì, khách sáo gì chứ, thiệt tình!
Nó đẩy lưng tôi thật nhanh lên chiếc xe đạp. Đâu đó tôi còn nghe được tiếng của con bé lại cất lên:
– Chúc anh đi xem thi đấu vui vẻ nhé!
Nhưng đó là lúc con bé đã khuất sau chiếc cổng cao lêu nghêu mà đi vào nhà từ lúc nào.
Tôi cũng chẳng để tâm đến câu chuyện về cách thả diều mà con bé đã nói chuyện. Công việc của tôi hiện giờ là chạy thật nhanh đến câu lạc bộ võ, nơi mà Lam Ngọc sẽ thi đấu để giành chức vô địch.
Bây giờ đã là 7h tối rồi, không biết tôi còn có thể kịp lúc được không. Xe bây giờ đã bắt đầu đông đúc nó làm cho con đường đến chỗ thi đấu của Lam Ngọc gian truân hơn rất nhiều. Con đường giờ này như một khu rừng rậm, những chiếc xe tựa như những con soi đói xẹt ngang qua tôi như chực muốn vồ lấy sinh mạng nhỏ bé này.
Cuối cùng tôi cũng lết tới được câu lạc bộ. Chưa được hớn hở vì sẽ gặp được Lam Ngọc, tôi lại thấy từng dòng người lũ lượt ra về, đâu đó còn vang lên những tiếng chê bai, trách móc:
– Con nhỏ đó đánh dở quá!
– Chưa đầy 1 phút đã thua 3 điểm rồi còn đánh đấm gì nữa.
Lúc đó tôi nghe như những tiếng sấm đánh thẳng vào tai mình. Có vẻ như họ đang nói đến Lam Ngọc. Chẳng lẽ Lam Ngọc lại thua đối phương đến 3 điểm hay sao? Như không tin vào tai mình, tôi chạy thẳng vào trong cố tìm cho được cái bảng điểm để minh chứng tất cả.
Nhưng rốt cuộc tôi phải tin đó là sự thật, tên của Lam Ngọc và đối thủ của nàng đang hiện lên bảng. Nàng đang bị dẫn 3 – 0 khi chỉ mới ở hiệp 1. Trong lòng tôi lúc này vừa mừng vừa lo. Mừng vì thật lạ thay tôi vẫn còn có thể nhìn thấy Lam Ngọc thi đấu ngay cả khi vào trễ, nhưng lo vì giờ này nàng đang bị đối thủ dẫn trước đến 3 điểm không gỡ. Tôi như lịm người đi.
– A, thằng Phong! Mày tới rồi đó à?
Giọng thằng Toàn reo lên khi nó thấy tôi từ xa.
Ngay lập tức những đứa khác liền chạy đến như đang đón một Việt kiều từ nước ngoài trở về. Huy đô bá lấy vai tôi:
– Thằng cờ hó đánh lẻ giờ mới về hen mạy?
– Đánh lẻ đâu mà đánh, tao đang mệt chết đây này!
Tôi cố vùng ra khỏi đám đông ngồi xuống một góc tường gần đó. Toàn phởn chạy đến ngồi cạnh tôi:
– Sao rồi, làm sao mà con Noemi nó tha cho mày về vậy?
– Chuyện dài dòng lắm một tao kể cho, giờ tình hình sao rồi?
– À! Kể ra cũng may cho mày đấy. Vì đệm thi đấu vẫn chưa được chuyển đến nên tất cả các trận phải dời lại 30 phút, nếu không thì mày đến đây công cốc rồi!
Tuy có chút mừng thầm, nhưng tôi vẫn sốt sắng:
– Vậy còn Lam Ngọc thế nào?
– À, bà Ngọc chậc vật lắm mới qua được vòng bán kết đấy. Nhưng mà mới vào chung kết có hiệp đầu tiên mà bị thua 3 điểm rồi.
– Trời, sao lại thế?
– Tao cũng không biết nhưng mà nhìn bà Ngọc hiện giờ tao cảm giác như ai chứ chẳng phải bả đang đánh!
Vừa lúc đó tiếng tiếng còi của trọng tài cất lên thông báo hiệp thi đấu thứ hai sẽ bắt đầu. Thằng Toàn cũng đám thằng Huy kéo tôi ra gần sân đấu để tiện bề theo dõi diễn biến.
Lam Ngọc mang đai xanh cùng đối thủ mang đai đỏ bước ra chào nhau để chuẩn bị đấu tiếp.
Tôi có thể thấy gương mặt nàng đã phờ phạt đi khá nhiều không còn chút sức sống nào. Tôi chắc chắn đây không phải là thần thái chiến đấu lúc bình thường của Lam Ngọc, mà là của một ai đó đang đánh trong tuyệt vọng vậy.
Bằng chứng là khi hiệu lệnh của trọng tài vừa cất lên, đối thủ đã lấn tới định tung một quyền vào ngay trên thắt lưng. Lam Ngọc vội vã lùi về gạt đi quyền đó nhưng không phản công tách bạch như thói quen trước đây.
Lợi dụng thời cơ đó, đối phương lại xoay hông tung thêm một cước nhắm ngay mặt nàng. Tuy có hơi giật mình, Lam Ngọc vẫn lui lại dùng tay đỡ lấy đòn đó, tiếng động vang lên nghe chát chúa.
– Đấy mày thấy không, bà Ngọc đánh thế này tao e là chỉ thua trong hiệp hai thôi.
Như một hướng dẫn viên du lịch, Toàn phởn cho tôi thấy mọi diễn biểu hiện giờ trên sân, và cũng là diễn biến nãy giờ dẫn đến tỷ số 3 – 0 như trên bảng điện tử.
Nhìn nàng bị tấn công quyết liệt mà chẳng thể phản công lấy một lần nào, cả người tôi như nóng dần lên. Trong một lúc không bình tĩnh, tôi hét lớn:
– Cố lên nào Ngọc phản công đi!
Tiếng hét vang dội cả phòng thi đấu. Tất nhiên ai ai cũng đều nghe thấy kể cả Lam Ngọc. Nàng nhanh chóng nhận ra ngay sự có mặt của tôi và đứng khựng đó như không tin vào mắt mình. Đối phương lợi dụng lúc đó, nó lao đến đá tung Lam Ngọc về cuối sân gần sát mép vạch thi đấu.
– 4 – 0 – Tiếng trọng tài hô lên.
Tôi lại hốt hoảng hỏi:
– Có sao không Ngọc?
Tuy nhiên đáp lại câu hỏi đó, nàng chỉ đưa một tay lên ra vẻ không sao cả. Nhưng đôi mắt của Lam Ngọc giờ này không còn bị động như lúc nãy nữa. Nó ánh lên một tia nhìn sát thủ khiến cho ai nhìn vào cũng bị khiếp sợ.
Trước ánh mắt đó, đối phương có phần dè chừng không hùng hổ lao lên như lúc nãy. Nhưng có vẻ máu háo thắng trong người nó vẫn còn và vẫn muốn ghi thêm điểm để lập kỉ lục mới trong giải trẻ. Nhưng nó không biết rằng, bản năng sát thủ đã dần trở lại trong con người của Lam Ngọc.
Nó lao đến định tung một đòn trung đẳng vào bụng nàng, nhưng đó là quá chậm. Nàng nhanh chóng lui về, xoay người tung một cú đá quét về phía bên trái tựa như quả tên lửa lao đến mục tiêu.
Đối phương hốt hoảng chỉ kịp đưa tay lên chịu đòn rồi như bay hẳn về hướng đá của Lam Ngọc.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Đời học sinh - Quyển 3 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Ngày cập nhật | 29/10/2018 03:38 (GMT+7) |