Cái Hoa chưa kịp dắt màn, đã nằm dang cả hai tay ra ngủ thiêm thiếp. Thật tội con bé mấy hôm nay nó cũng ăn ngủ thất thường, mặt mũi cứ thờ thẫn như người thiếu hồn thiếu vía. Chỉ từ tối đến giờ nghĩa là từ lúc ông Hàm về, nó mới bừng sắc lên. Bây giờ ngủ lăn như một sự đền bù. Bà Son buông màn, nhè nhẹ sửa hai tay con bé cho thẳng thớm, rồi bà nằm xuống bên cạnh, trút ra một hơi thở dài.
Nhà năm gian, ngăn hai đầu hai uồng. Đây là nơi ngủ của bà với cái Hoa. Ba gian giữa là bộ mặt chính của gia chủ gồm có bàn thờ tủ buýp – phê, sa – lông và chiếc giường chân quỳ bóng sẫm toàn lát chun, đây là nơi nghỉ của ông Hàm – Gian buồng đầu bên kia đùng cất thóc lúa, dựng xe đạp và kê một chiếc giường nhỏ đấy là chỗ ngủ của Đào. Tối nay Đào sang ngủ với Minh tồ vì bố mẹ Minh về tận Chã ăn giỗ mai mới lên. Mọi hôm người đàn bà làm thuê cũng nghỉ trên này để mẹ con bà Son thêm bóng thêm vía. Từ lúc ông Hàm về, chiếc chõng tre đã được xuống nhà ngang để người khác hộ tịch ngủ dưới đó. Xem ra bà Son và cả cô chủ nhỏ sắc sảo là Đào đều hài lòng với người đàn bà vô gia cư này. Chị ta làm rất khỏe, ăn rất khỏe. Cơn gạo chiêm mà mỗi bữa cứ đánh bay sáu bát, nhưng được cái trả công thế nào cũng được. Nhà còn nhiều việc nên bà Son bảo chị cứ yên tâm ở đây. Bà Son tắt đèn, nằm lắng nghe chuyện của mấy người đàn ông ngoài nhà. Bình thường như mọi hôm, bà cũng ngồi uống nước góp chuyện phiếm, nhiều lúc còn nói át cả ông Hàm. Nhưng hôm nay thì bà không thể ngồi vào đấy được. Bốn người ngồi kia có đến hai đã rình nghe hết những chuyện đêm qua của bà. Bà đang như con cá bơi giữa một chùm lưỡi câu cứ dăng lơ lửng quanh mình. Bà về đi, rồi anh em tôi sẽ nói chuyện với bà Từ đêm qua đến giờ tiếng nói sắc lạnh ấy cứ luôn văng vẳng bên tai bà. Lúc đó bà đã chạy gần về nhà, vừa chạy vừa khóc với nỗi tủi hờn uất ức. Cả đêm cứ giở thức giở ngủ người người mệt như vắt sức đi. Sáng dậy bà vẫn đi làm như thường, trưa vẫn đi đưa cơm cho bác cháu ông ăn như thường, nhưng bụng thì thắc thỏm như có ai sắp túm lấy áo mình. Buổi chiều nghe người ta bàn tán về cuộc họp tay ba tay tư ở trên xã, bà đã bỏ dở buổi gặt về nhà bụng dạ bồn chồn ngong ngóng chờ. Đến khi trông thấy Cao đèo ông Hàm về, bà lao bổ ra, vừa cười vừa khóc:
– Kìa thày nó! Anh Cao đi giúp bá đấy ư? Hoa ơi, thày về…
– Thôi mẹ nó im đi, tôi về đây rồi! – Ông Hàm nhìn bà nói nói trầm trầm. Đó là câu nói yêu thương nhất đời của ông.
Đào cũng bỏ gặt về. Mấy mẹ con cứ quýnh lên. Nhưng tất cả đều ngai nói ngại cười. Lặng lẽ đi chuẩn bị bữa tối. Bà thở ra âm thâm. Thế là ông ấy đã về. Đã tai qua nạn khỏi. Liệu có chuyện gì nữa không? Người ta vẫn bảo Thủ là đa mưu lắm, làm cái gì là làm đế cùng, có thật không? Thì đã cầu được ước thấy rồi còn mưu với mẹo để làm gì nữa?
Bà Son lắng nghe. Ông anh rể có rượu vào đang nói ầm ầm. Nhưng bây giờ là rượu nói chứ không phải ông Khừu nói, mười câu chẳng được một tiếng cứ chuột đi như người rụt lưỡi. Bà Son mới một nhắm mắt, thấy như có một làn sương tê mê toả xuống người mình. Bà thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn.
Lúc ấy bên ngoài đã tàn đến ấm trà thứ ba. Cao ngáp dài đứng lên. Ông Khừu củng đứng lên. Cao lại phải hộ tống ông tần ma men chân nam đá chân xiêu về nhà. Bây giờ chỉ còn hai anh em ông hàm cùng ngồi duỗi chân, tựa lưng vào thành giường. Vừa ngh Thủ kể sự tình – Thủ thấy cần phải cho ông Hàm biết, bởi còn nhiều việc phải làm tiếp nữa, chứ chưa dừng ở đây, nhưng ông Hàm đã hỏi với giọng hỏi lại:
– Thế chú và thằng Cao có theo sát ngay từ lúc nó gặp nhau không? Chắc chắn là chưa có chuyện gì không?
Thủ vẫn mềm mỏng, vai trò cố vấn, vai trò chỉ huy lúc này là anh chứ không phải là ông Hàm nữa:
– Bác cứ bình tĩnh không được sồn sồn lên. Nào đã có chuyện gì. Khi thấy bà ấy khóc lóc, vừa kể lể, mà lão ta vẫn trơ ra, chỉ lo lão nghe nghe hết chuyện mình rồi đánh bài chuồn thì thật sôi hỏng bỏng không, vì thế em với thằng cao mới nhảy ra. Phải lập được cái biên bản thì mới xoay được theo ý mình. Chứ bác tưởng xỏ mũi hắn dễ lắm đấy. Thế là đã xong bước một. Bây giờ phải tiếp tục tận dụng triệt để thế mạnh ta đang có. Cánh bên ấy thêm mấy đảng viên mới về, rồi ông Chỉnh, ông Kính cùng bộ đội dễ vào hùa với nhau nên họ đã mạnh rồi đấy. Chỉ đến khoá tới này anh chàng Tươi mất chức bí thư với họ. Thế thì ta phải nhằm ngay vào cái gốc chính mà nhổ! Không có anh đầu trò thì rồi sẽ lộn tùng phèo, mỗi người một phách.
Thủ vẫn đang say sưa với phương án phải bẻ gẫy cây cột cái nhưng ông Hàm đã như không nghe thấy gì hết. Máu ông đã nóng lên rồi! Ông cắt ngang lời Thủ, tròng mắt đã tối lại:
– Thế nhà tôi nó khóc lóc kể lể những gì? Nói xấu tôi những gì? Trong lúc cả làng đói vàng mắt, cháo không có mà húp, thì ở đây ăn vẫn ba bữa no lòi kèn ra, thế thì còn đòi gì nữa?
Thủ nhìn bàn tay ông anh với những ngón to ngắn, đầu tù thô nháp cứ rung rung khi cầm chén nước. Thủ biết ông ấy đã nóng mắt lắm, nên anh càng dẽ dàng…
– Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để phải cùng lo việc lớn trước đã, chứ việc nhà như cái trong nơm, làm gì phải vội!
Thủ chưa dứt lời. Ông Hàm đă đập tay xuống chiếu. Thoắt cái, ông lại ngồi vào đúng cái chiếu trưởng họ của mình:
– Chú không phải dạy khôn tôi! Đến lão Khừu say đái ra quần mà còn biết có yên gia mới bình được quốc, nữa là người khôn, người tỉnh! Những việc chú thấy cần làm thì cứ dấn lên, càng nhanh càng tốt! Còn việc trong nhà thi tôi phải lo!
Hli anh em cùng lắng đi, không ai nói một câu. Lúc sau Thủ đứng đậy hạ giọng rất trầm. Dặn dò ông Hàm:
– Bác đừng làm ầm lên hỏng việc, lúc này đang rất cần đến bác đấy!
Rồi Thủ ra về. Anh em nhà này vốn không quen chào mời đưa tiễn nhau. Ông Hàm cứ ngồi lầm rầm rên giường. Niềm vui được thoát nạn trong ông đã nhẹ vợi hẳn đi. Lúc chiều khi thằng ưởng, thằng Ngạc hỏi: Cao chỉ nói: Tất cả là nhờ chú Thủ. Ông Hàm đã tưởng vì quen thân bí thư và chủ tịch huyện, nên Thủ đã xin được, nào ngờ. Đành rằng lập được cái mẹo này cũng là đáo để, nhưng ông vẫn như bị mất một cái gì. Ông chợt nhớ hồi năm ngoái sang bên sông ăn cỗ, tình cờ ông đã gặp một anh biết xem tử vi cùng ngồi chung một chiếu rượu. Mặt mũi hắn còn non choẹt nhưng sau một lúc tính toán, hắn đã phán câu này nghe ghê cả người: Tuổi ngựa của bác là sáng trí lắm. Tuổi này thuộc cung ly, tính nóng, sách đã có câu cung ly chính hướng nam phương, ai mà cung ấy tính người nóng thay. Bác rất hoa tay. Thích tự làm lấy mọi việc bằng chính đôi tay của mình. Người cung này trông khô, nhưng lại đam mê. Có thể vứt bỏ tất cả vì tình! Thờ ơ với mọi lời khuyên can! Nhưng chính vì thế mà dễ bị lừa vì tình, vì mù quáng quá!
Có phải ta đã mù thật? Đã bị lừa thêm một lần nữa thật? Ông Hàm nóng nảy thục chân xuống nền nhà, tập tễnh đi đến cửa buồng, kéo tấm màn gió, gọi trống không vào khoảng tối mông lung:
– Ngủ rồi à… Hả?
Bà Son cựa mình như là vừa thức vì tiếng gọi, nhưng tiếng bà trả lời lại rất tỉnh:
– Ông gọi gì?
– Ra đây đã!
Thế là đã đến lúc! Bà Son biết ông chồng đã gọi to như vậy tức không phải để làm cái việc ấy. Theo lệ ngầm giữa hai người từ rất lâu rồi, từ ngày con cái đã khôn lớn, vợ chồng bà không ngủ chung giường. Nhưng hễ đang ngủ, bà Son bỗng thấy có bàn tay rờ rờ lần tìm, rồi hai đầu ngón tay thô tháp bấu vào cổ chân mình, lay lay, thế là bà biết cái bóng người lờ mờ đang lẹt sét đi ra giường ngoài kia là ai, và đang cần gì ở bà.
Bà se sẽ ngồi dậy, cố không để cái Hoa thức giấc. Bà rút chiếc khăn tắm, và trên người chỉ mặc phong phanh, hai chân bước thật nhẹ đi ra. Rồi khi bà vừa ngả người xuống chiếc giường chân quỳ thoang thoảng mùi rượu và mùi thuốc lào, ông Hàm đã hăm hở mà vẫn lặng lẽ không một lời mơn trớn, tấm thân to ngang, rắn chắc của ông đã trườn phủ lên bà.
Nghe nói những người có khuyết tật từ bẩm sinh, hoặc thọt chân, khoèo tay, hay cận thị, thì bà mụ nặn sẽ đền bù sang cơ quan sinh tồn, họ trở nên mạnh mẽ khác thường. Ông Hàm đúng là người như vậy. Ông tuổi ngựa, chỉ còn hai niên nữa là ông đã lục tuần, nhưng chưa bao giờ Trịnh Bá Hàm chịu bất lực khi làm chức năng của người đàn ông. Hình như cái thân, cái cốt đầy cường tráng của nòi nhà mã mà ông cầm tinh đã thấm sâu vào từng mao mạch cua ông.
Dẻo dai. Ông Hàm lúc nào cũng dẻo dai. Những lúc ấy, bà Son cũng không nói không rằng không chểnh mảng và cũng không chờm hợp, bà làm bổn phận của mình, mặc dù bà đang ở giai đoạn cuối của tuổi hồi xuân thời điểm của ánh hồi quang cuối cùng lóe lên trước khi mặt trời tắt lịm. Vâng ánh sáng của tuổi mãn khai dường đánh thức những tế bào và sự khát khao bừng nở một lần chót trong mỗi người đàn bà, họ bỗng trở nên nồng đượm đến cuồng nhiệt, hơn cả tuổi dậy thì rất nhiều.
Nhưng với bà Son, trước sự bào trơn đóng bén của ông phó mộc, bà chỉ lẳng lặng làm tròn nghĩa vụ của mình. Rồi cả hai cùng thở dốc. Các khớp xương như lỏng ra, đầu óc trống rỗng bợt bạt. Trong lúc ông Hàm lim dim nằm thở ầm ề như vừa xong một công đoạn, thì bà Son mở cặp mắt thẫn thờ không nhìn ra, mà soi ngược trở vào, thấy rõ một cái gì cứ cạn dần, lịm tắt dân trong người mình.
– Đêm hôm qua bà nói xấu tôi những gì? – Ông Hàm ngồi xếp bằng trên giường, hỏi độp một câu như vậy khi bà Son vừa từ trong buồng đi chân đất bước ra.
Chiếc đèn to treo ở cửa lúc nãy đã tắt. Cửa đã đóng. Giờ chỉ còn chiếc đèn con đặt cánh chiếc lư đồng trên bàn thờ, khiến ba gian nhà chỗ mờ chỗ tỏ. Ông Hàm ngồi nghiêng bên ánh đèn, khiến một nửa người và gương mặt gân guốc của ông cũng chỗ tối chỗ sáng. Bà Son lặng thinh như chưa nghe thủng, bà cuốn vội mái tóc còn rất dài, rất dày, chỉ ban ngày mới nhìn thấy loáng thoáng những sợi bạc, còn bây giờ văn đen mun.
Ánh đèn chiếu sáng một bên gáy còn đầy đặn, khuôn cổ vẫn tròn chắc, bà sẽ sàng ngồi xuống đi – văng, hai tay đặt trên gối, mặt lặng tờ như một con chiên chờ cha phán bảo. Và ông cha cứ ngồi gườm gườm trên giường, cha biết rất rõ mình chỉ làm chủ được phần xác, còn bất lực trước phân hồn. Cha luôn luôn không hiểu được những buồn vui nóng lạnh trong con tim. Trong khối óc của đấng chiên tinh rất nhũn nhặn ngay trong vòng tay mình đây.
– Tôi hỏi bà đã nói xấu tôi những gì? Ba nghe rõ chưa? – Ông Hàm nhắc lại tiếng đã đanh lắm…
Bà Son nói đều đều trong khi toàn thân vẫn ngồi yên như bất động. Bà không khóc, không kêu xin oán trách. Chỉ những lúc người ta mất hết niềm tin vào những lời khuyên bảo, hứa hẹn, thì mới có dáng điệu và âm sắc vô hồn thế này:
– Chú Thủ bảo tôi, thúc tôi đi gặp người ta, chứ tôi không tự ý.
Ông Hàm đập đánh rầm xuống chiếu, khiến mấy cái chén ngã lăn trong khay, xô vào nhau lanh canh:
– Ai chả biết chú Thủ bảo đi gặp. Nhưng đi gặp là để nói công nói việc chứ không phải đi gặp để khóc lóc, quị lụy, để bêu riếu chồng, bêu riếu họ hàng. Họ nhà này không thèm quỳ gối trước thằng nào nghe không? Từ ngày về đây bà phải khổ sở những gì? Thiếu thốn những gì? Cả đến chị gái anh rể của bà lúc túng, lúc thiếu cũng chạy đến đây!
Cái Hoa bỗng kêu thét trong buồng:
– U ơi! U đâu rồi?
Rồi nó lồm cồm bò dậy, đầu tóc bù xù chạy lao ra ngoài nhà. Ông Hàm đang há miệng định nói nữa thì, bỗng đứt nửa chừng. Bà Son vụt đứng dậy chạy lại như con gà mái dang cánh che chở cho đứa con bé bỏng. Hai mẹ con ôm nhau đứng giữa nhà. Bà Son quay lại, lúc này nước mắt mới tuôn ra lã chã:
– Thôi vì con cái tôi xin ông! Ông đừng để chúng nó phải nghe, phải biết những chuyện chẳng hay hớm gì! Còn số thóc vợ chồng bác Khừu vay, đến lượt chợ sau phơi phóng xong, bác ấy sẽ giả. Chẳng ai ăn không được của ai. Còn cái việc tôi phải đi gặp người ta, đi xin người ta cũng là vì con, vì chồng, chứ riêng thân tôi việc gì tôi phải xin xỏ cầu cạnh ai. Đã xui tôi làm, giờ lại còn bắt tội tôi?
Rồi hai mẹ con dìu nhau, hay chính cái Hoa là điểm tựa dìu bà, bước loạng choạng vào buồng. Ông Hàm ngồi đờ dânn. Được chứng kiến việc này, không phải chỉ có con bé Hoa út ít, mà còn một người nữa, mặc dù chỉ nhìn qua khe hở nhưng cũng thấy được thấp thoáng, và đặc biệt là được nghe rõ từ đầu tới cuối. Đó là người đàn bà làm thuê ngủ dưới nhà ngang. Chị đã dậy ngay từ lúc nghe tiếng òm òm trên nhà.
Nhưng rồi còn việc này nữa, cũng ngay trong trong đêm thì chỉ có hai người chứng kiến ấy là một hồi lau sau, có dễ đêm đã nghiêng về sáng, bà Son đang lơ mơ chập chờn, thi bỗng thấy có người kéo chân mình! Rồi lay lay? Bà Son rùng mình tỉnh hẳn. Những ngón ta chuối mắn hình như ươn ướt mồ hôi, lại nắm vào cổ chân bà giật giật. Rồi biết chắc bà đã tỉnh, cái người lay chân lại mới lệt sệt lê dép đi.
Bà Son thở ra thật to, đưa tay lên xoa mặt. Hai hàng mi thấm ướt nước mắt trong giấc ngủ nặng nề kết dính vào nhau, khiến mặt mũi cứ lưỡng vướng như chăng một tấm mạng nhện, đến mở không được. Bà Son vừa dụi, vừa thở dài. Cài gì? Muốn an ủi con người mà duyên phận đã buộc chặt đời mình, bị đau khổ dằn hắt mấy hôm nay? Hay là vì phận sự?
Bà lại se sẽ ngồi dậy, lần vẫn bước ra trong khoảng không tối mờ tắt hết đèn đóm. Rồi vẫn những gì đã quen, đã cũ kỹ đến ghê sợ. Mùi rượu, mùi hành sống, mùi thuốc lào và những động tác rất ít, rất tiết kiệm nhưng dứt khoát, như cưa như đục từ những ngón tay tay đổ mồ hôi trộm, và vẫn không một lời như thế cả hai cùng mắc bệnh câm. Ông Hàm chỉ ậm è trọng cổ họng, rồi ập cả sức nặng của mình trùm kín từ chân đến đầu tấm thân nóng hôi hổi, phập phồng phía dưới. Hai bàn chân ông, ngón cái và ngón chỏ quặp lấy hai ngón chân cái của bà, chắc như ông vẫn bắt vít! Những đợt sóng từ trên cao dội xuống, dội xuống.
Bà Son nằm đờ ra chịu trận, lặng lẽ khóc!
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mảnh đất lắm người nhiều ma |
Tác giả | Nguyễn Khắc Trường |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện xã hội |
Ngày cập nhật | 10/10/2021 03:08 (GMT+7) |