Câu hỏi của ông Sinh làm anh có chút giật mình, quả không hổ danh là nhà báo giỏi nhất của Thành phố, đúng là không có gì có thể qua mắt ông ấy được rồi. Nếu đã như vậy thì Hoàng cũng không cần che giấu nữa rồi:
– Đúng là không có gì qua mắt được bác, hôm nay cháu đến đây đúng là có việc quan trọng muốn nói cho bác biết những việc này…
– Cậu lại ngại câu chuyện của cậu rất quan trọng và không nên để bất cứ kẻ thứ ba nào biết được đúng không? Cẩn thận đấy, thôi được rồi, về nhà của tôi rồi nói được chứ. Haha…
– Dạ như vậy cũng được ạ.
Hoàng đưa ông Sinh về nhà để nói chuyện. Vừa bước vào nhà, ông Sinh nhìn trước ngó sau xem có ai không rồi đóng cửa sổ lẫn cửa chính của căn nhà vào rồi bật cái bóng đèn sợi đốt ở chính giữa căn nhà lên cho đỡ tối.
– Cậu thấy căn nhà này quá cũ kỹ và rách nát rồi phải không? – Ông lão vừa cầm hai chai nước vừa nói.
– Đúng thật căn nhà này quá cũ rồi bác ạ. Vậy tại sao bác không tìm một ngôi nhà khác tốt hơn? – Hoàng nhìn những vết nứt chi chít trên tường nhà cùng với những chỗ dột trên mái mà không khỏi bất ngờ. Thật khó tin khi nói đây là căn nhà của một nhà báo lừng danh của Thành phố đang sinh sống.
– Một căn nhà tốt hơn? Tôi làm ăn mày thì nhà đẹp để làm gì đâu chứ, lăn lộn ngoài đường cả ngày thì tối ngoài cần một chỗ ăn và chỗ ngủ thì còn cần gì hơn? – Ông Sinh mỉm cười nhưng trong lòng lại tràn đầy nỗi đau xót. Đúng là với những gì mình đã cống hiến thì đây chẳng phải là ngôi nhà mà ông xứng đáng ở nhưng biết sao được, đời lúc lên voi lúc xuống chó thì phải chấp nhận thôi.
– Bác thứ lỗi nếu cháu vô duyên nhưng bác cho cháu hỏi vì sao mà bác phải đi đến bước đường này vậy? Cháu không tin một người có tài lại có đức như bác đến tuổi này lại gặp hoàn cảnh trớ trêu như vậy!
– Có gì mà tin với không tin chứ? Cậu còn trẻ chưa thấu hiểu hết cái gọi là sa cơ lỡ vận trong cuộc đời này đâu. Bốn từ đó thôi có thể làm thay đổi cả một kiếp người đấy. Nếu cậu muốn nghe chuyện của tôi thì tôi sẽ kể cho cậu nhưng tôi nói trước là nó khá dài đấy.
Ông Sinh châm một điếu Thăng Long, hít một hơi dài rồi thở mạnh một làn khói lên trời. Ông ngước mặt lên trần hồi tưởng lại những ký ức xưa, những ký ức đã gần chục năm nhưng đến hôm nay vẫn không hề phai mờ trong tâm trí người đàn ông năm nay đã 65 tuổi.
8h30 ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại phòng của Phó Tổng biên tập báo Hy vọng.
Ông Trần Khôi vừa nhận tờ báo Hy vọng số ngày hôm nay từ tay một nhân viên cấp dưới tên là Nguyễn Hồng Phương, lúc này lão vẫn chỉ là một nhân viên quèn chuyên lo công việc lặt vặt trong công tỷ chứ chưa leo lên chức trưởng phòng ban Văn hóa Xã hội như bây giờ. Ngay khi vừa nhận tờ báo, ông Khôi liền lật ngay đến mục tin Phóng sự điều tra. Ông ta chăm chú bài báo trong đó, khuôn mặt từ nghiêm túc rất nhanh chuyển thành nhăn nhó, khó chịu.
– Haizz… – Ông Khôi vứt tờ báo lên bàn làm việc, mệt mỏi ngả người xuống cái ghế bành rồi thở dài.
– Có chuyện gì vậy sếp? – Lão Phương khó hiểu hỏi.
– Tôi đang đau đầu vì loạt phóng sự điều tra của nhà báo Trần Sinh, trưởng phòng của cậu đấy. – Ông Khôi nhăn nhó.
– Dạ em thấy anh Sinh viết tốt đấy chứ ạ, cũng vì loạt phóng sự đấy mà số lượng báo bán ra bên mình tăng lên đột biến trong tháng này đó ạ.
– Tôi hiểu, tôi biết điều đó chứ, nhưng…
– Nhưng sao hả sếp? Hay anh thấy bài báo đó có gì sai sót ạ?
– Không phải những bài báo đó sai điều gì, thậm chí những bài báo đó đã nói rất đúng, rất hợp với tâm lý bạn đọc, giúp chúng ta tăng doanh số nhưng cậu phải biết động đến những vấn đề nhạy cảm như vậy phải khéo léo chứ không phải lúc nào cũng thẳng thắn như này. Cậu hiểu chứ?
– Dạ em hiểu nhưng anh Sinh không phải là người dễ thay đổi cách làm việc của mình đâu ạ!
– Cậu nhớ bài báo hồi đầu tháng với tiêu đề phơi bày tình trạng đổ chất thải trộm ra sông của công ty thép Thiên Long ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư quanh khu vực đó đã khiến tôi phải chật vật để xin lỗi với lãnh đạo Thành phố, xin lỗi giám đốc của công ty Thiên Long không? Thành phố thì đang trên đà phát triển, doanh nghiệp cũng không ngần ngại đổ vốn vào đầu tư, thế cậu nghĩ lãnh đạo bên trên họ có để yên cho những bài báo phơi bày những tiêu cực, sai phạm như vậy hay không? Bây giờ lại có một bài báo điều tra khai thác cát trái phép trên sông của công ty Đại Minh, mà cậu biết công ty đó dám làm như vậy là nhờ vào quyền thế của ai không? Chính là do một tay Giám đốc Công An Thành phố nâng đỡ đấy! Lần này mà không lo cho êm xuôi thì cả cái tòa soạn này cũng không yên được đâu. – Ông Khôi nói một tràng dài, thái độ không che giấu nổi sự lo lắng.
“Cộc cộc cộc”
Lão Phương đang định nói gì đó thì bên ngoài truyền đến tiếng gõ cửa làm gã lại thôi. Ông Khôi ra hiệu cho lão ra ngoài rồi nói vọng ra:
“Vào đi”
Ông Sinh bước vào thì thấy lão Phương đang ở trong thì mỉm cười:
– Phó Tổng biên tập cho gọi tôi ạ? À, anh Phương, anh xuống làm nốt vài việc ở văn phòng đi nhé, cả phòng còn mỗi anh là chưa xong việc thôi đấy.
Lão Phương nghe vậy thì cũng gật đầu rồi ra ngoài, trong phòng lúc này chỉ còn lại ông Khôi và ông Sinh. Ông Khôi lúc này ngồi xuống bàn rót nước ra rồi bảo ông Sinh ngồi xuống:
– Uống nước đi!
Ông Sinh ngồi xuống, nhìn qua nét mặt của ông Khôi là ông biết chuyện sắp tới là gì rồi.
– Tôi nói thẳng luôn vào vấn đề đây, Sinh, cậu có biết bài báo hôm qua đã làm những vị lãnh đạo của Thành phố này không hài lòng, đúng chứ?
– Em hiểu điều đó nhưng với vị thế là cơ quan ngôn luận chính thức của Thành phố của báo Hy vọng, em cảm thấy mình phải góp một phần trách nhiệm để giúp Thành phố phát triển. – Ông Sinh giải thích.
– PHÁT TRIỂN? NHỮNG BÀI BÁO CỦA CẬU KHÔNG HỀ CÓ Ý ĐÓ, TRÁI LẠI CẬU ĐANG ĐƯA CÁI TÒA SOẠN NÀY XUỐNG VỰC THẲM ĐẤY, HIỂU KHÔNG? – Ông Khôi bực tức đập mạnh tay xuống bàn.
– Em hiểu những điều anh lo lắng nhưng anh biết tính cách em rồi đấy, em không thể làm ngơ trước cái sai, cái xấu đang hiện diện trước mắt được, lương tâm của một nhà báo không cho phép em làm điều đó. – Ông Sinh cương quyết.
– Tôi không bảo cậu lờ đi những cái sai trái trong xã hội này nhưng cậu phải nhớ cái câu vuốt mặt phải nể mũi chứ, cậu phơi bày sai phạm của doanh nghiệp thì trước đó cậu phải đặt ra câu hỏi họ là ai, họ dám làm như vậy bao lâu nay là vì đâu chứ?
– Em biết họ là ai và càng biết rõ những người đang chống lưng cho những việc làm sai trái đó nhưng em không muốn dừng lại, em phải cho tất cả độc giả thấy những góc khuất, những bí mật đen tối đó, có như vậy mới xây dựng được một sự phát triển bền vững cho Thành phố này. – Ông Sinh không hề lay chuyển mục đích của mình.
– PHÁT TRIỂN? CẬU KHÔNG HIỂU THẬT HAY CỐ TÌNH KHÔNG HIỂU VẬY? – Càng nói ông Khôi càng bực tức với người em cứng đầu của mình.
– Em hiểu rất rõ là đằng khác, chính vì những người như anh mà công lý mới không được thực thi, những tên tham quan càng ngày càng lộng hành, ngày càng xem thường người dân đấy.
– IM NGAY! CẬU MẤT TRÍ RỒI HẢ? ĐÂY, CẬU XEM ĐI, TỪ SÁNG ĐẾN GIỜ PHẢI ĐẾN 20 CUỘC GỌI TỪ LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ VÀO SỐ CỦA TÔI RỒI ĐẤY. NHÌN CHO KỸ VÀO! NHÌN XEM TÔI ĐANG PHẢI GIẢI QUYẾT ĐỐNG HỖN LOẠN DO CẬU TẠO RA THẾ NÀO ĐI. – Ông Khôi không còn giữ nổi bình tĩnh nữa rồi, ông ta rút điện thoại trong túi quần ra rồi ném sang chỗ ông Sinh.
Ông Sinh mở điện thoại ra thì mọi thứ đúng như lời anh trai mình nói. Quả thật những vị lãnh đạo đó không hài lòng với những gì ông đã viết ra.
– Đã đến bước đường này rồi thì tôi cũng không thể che chở cho cậu được nữa rồi. Nếu cậu muốn cái tòa soạn này tồn tại thì tối nay theo tôi đến gặp mặt Chủ tịch Tỉnh đi, cậu phải làm sao cho ông ta nguôi giận chứ đừng có xổ ra mấy câu hồ đồ như vừa nãy. Đây là cơ hội cuối cùng để tôi lẫn cậu cứu báo Hy vọng, giữ lại công việc cho cả nghìn người ở đây.
– Vậy là anh bắt em phải cúi đầu trước ông ta? Anh bắt em phải thỏa hiệp với cái xấu à? Xin lỗi, em không làm được! – Ông Sinh kiên quyết không tham gia buổi tiệc đó…
– Cậu cứ cố chấp như vậy thì tôi cũng không còn gì để nói rồi. Cậu hãy nhớ ngày hôm nay, vì cái tính cố chấp của cậu mà báo Hy vọng sẽ phải sụp đổ, cái nơi cậu đã gắn bó cả sự nghiệp làm báo cũng sẽ tan biến. Thôi, ra ngoài đi cho tôi nghỉ ngơi, tôi quá mệt mỏi từ sáng đến giờ rồi. – Ông Khôi mệt mỏi ngả lưng xuống ghế sofa, đến nước này ông cũng chỉ còn biết chấp nhận sự thật mà thôi.
Ông Sinh định nói gì đó nhưng lại thôi. Vừa mở cửa định đi ra ngoài thì ông gặp lão Phương.
– Cậu lại lên đây có việc gì thế? – Ông Sinh thắc mắc…
– Dạ, em định vào phòng Phó Tổng biên tập xin ý kiến cho kế hoạch số báo sắp tới nhân ngày kỷ niệm thành lập báo Hy vọng ạ?
– Phó Tổng biên tập đang mệt, chút nữa quay lại đi. – Ông Sinh nói nhỏ.
– Nhưng mà sáng Phó tổng biên tập bảo phải nộp kế hoạch trong sáng nay ạ. – Lão Phương trình bày.
– Thế à? Nhưng cậu đừng có thắc mắc gì nhiều nhé, ông ấy đang bực lắm đấy!
Ông Sinh nói xong thì rời đi để lại lão Phương đứng đó khó hiểu không biết ông Sinh nói chuyện gì với Phó Tổng biên tập mà làm ông ấy giận đến vậy nhỉ. Nhưng nghĩ đến bản kế hoạch, lão lại đành gõ cửa.
– Có chuyện gì? – Ông Khôi nhăn nhó nói vọng ra.
– Dạ em có bản kế hoạch số báo kỷ niệm ngày thành lập báo Hy vọng, em muốn nộp cho sếp để sếp duyệt ạ.
– Vào đi.
Lão Phương bước vào thì thấy sếp mình trông có vẻ mệt mỏi nên vội chạy lại hỏi han…
– Anh không sao chứ ạ?
– Tôi không sao?
– Chết, có chuyện gì làm anh buồn bực vậy ạ?
– Vẫn là chuyện hồi sáng về loạt phóng sự điều tra thôi. Xem chừng chuyến này báo Hy vọng khó mà tránh khỏi vận hạn. Haizz… – Ông Khôi lắc đầu chán nản.
– Vậy là anh Sinh không đồng ý với cách của anh ạ?
– Thôi thôi, cậu đừng nhắc cái tên đó trước mặt tôi nữa. Cậu ta cứng nhắc, bảo thù, đến tôi là anh trai của cậu ta cũng bó tay luôn rồi. Hừ… – Không nhắc thì thôi chứ nhắc đến lại làm ông Khôi bực mình, tại sao ông ta lại có người em trai cứng đầu cứng cổ thế không biết.
Lão Phương biết ngay kế hoạch thỏa hiệp của ông Khôi thất bại thảm hại, ai thì lão không biết chứ riêng ông Sinh thì gã không bất ngờ, ông ta vốn là nhà báo xuất sắc trong tòa soạn này nhưng lại mắc cái tật cứng nhắc, nguyên tắc quá thể nên không ít lần gây thù chuốc oán với doanh nghiệp, kể cả lãnh đạo Thành phố này. Trong đầu lão Phương chợt nảy ra một kế hoạch, một kế hoạch mà gã không cần lộ mặt mà vẫn có được thứ mình muốn bao lâu nay…
– Dạ thưa sếp, nếu kế hoạch đó không được chi bằng sếp nghe kế hoạch của em được không ạ?
– Cậu cứ nói, nếu nó hợp lý tôi sẽ không để cậu phải chịu thiệt đâu! – Ông Khôi bật dậy như đã tìm ra phương án giải quyết cho đống hỗn loạn này.
Lão Phương ghé sát vào tai ông Khôi nói toàn bộ kế hoạch của mình ra. Ông Khôi nghe xong thì sắc mặt nghiêm trọng hỏi:
– Liệu làm như vậy có quá đáng lắm không? Dù gì thì ông ấy vẫn là em trai của tôi mà?
– Anh yên tâm, em sẽ chỉ làm ở mức độ vừa đủ thôi, đảm bảo mọi thứ sau này sẽ không còn khiến anh bận tâm lo nghĩ đâu ạ. – Lão Phương chắc chắn.
– Cũng đành vậy thôi, đến nước này cũng chỉ còn cách đó mới bảo vệ được báo Hy vọng trước những biến động sắp tới.
19h30 cùng ngày…
Ông Sinh xuống xe taxi rồi trả tiền cho tài xế. Vừa xuống xe đập thẳng vào mắt ông là một không gian hết sức sang trọng. Đây chính là nhà hàng Hoàng Gia – nhà hàng cao cấp bậc nhất Thành phố thời điểm đó. Ông Sinh không hiểu vì sao anh trai mình lại hẹn mình đến đây ăn cơm tối, khi ông hỏi thì anh trai lại bảo hôm nay cho ông biết đến một nơi sang trọng bậc nhất Thành phố, thì ra là nhà hàng này. Nhìn thấy ông Sinh, một nhân viên nữ nhanh chóng chỉ dẫn ông đến phòng ăn. Ông Sinh đi đến đâu cũng phải choáng ngợp tới đó, nơi này chỗ nào cũng là đồ đắt tiền mà với đồng lương nhà báo của ông có làm cả năm cũng không dám vào đây một lần. Phòng ăn nơi ông Khôi đặt nằm ở phía trong cùng tầng 3 của nhà hàng, là tầng chuyên phục vụ các vị khách quý. Vừa bước vào trong ông Sinh đã ngỡ ngàng vì ngồi trong phòng không chỉ có anh trai mình mà còn có một vị khách khác, ông Chủ tịch Thành phố Hữu Thành. Như nhìn thấy khuôn mặt khó hiểu của em trai, ông Khôi vội giải thích:
– Anh cũng vừa đến thôi, lúc đang đi vào phòng thì gặp Chủ tịch Thành phố cũng đến đây nên anh mới mời Chủ tịch vào dùng bữa chung. Xin giới thiệu với ngài Chủ tịch, đây là nhà báo Trần Sinh, nhà báo rất nổi tiếng của báo Hy vọng, cậu ấy là tác giả của loạt phóng sự điều tra đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bạn đọc đấy ạ. Còn đây là chủ tịch Thành phố, anh Thành, anh ấy rất quan tâm tới báo chúng ta trong thời gian vừa qua.
– Cậu cứ nói quá lên thế chứ tôi bận trăm công nghìn việc, lúc nào rảnh tôi mới đọc báo để biết thêm tin tức thôi. Haha… – Ông Thành cười nhạt.
Thấy ông Sinh cứ đứng đó không nói gì, ông Khôi liền ra hiệu. Ông Sinh biết mình không thể rời khỏi đây được nên miễn cưỡng:
– Xin chào chủ tịch, tôi là Trần Sinh đang làm việc tại báo Hy vọng.
Thấy không khí có vẻ hơi gượng gạo, ông Khôi liền bảo nhân viên tới rồi gọi món. Trong thời gian chờ đợi, ông Khôi thì thầm vào tai ông Sinh nhắc:
– Đây là chuyện hệ trọng, cậu liệu mà hành xử cho tốt, đừng để ông ta phật ý.
Ông Sinh đành gật đầu, đến nước này ông cũng chẳng còn đường lui rồi. 10 phút sau, nhân viên mang các món ăn lên, một bàn đầy thức ăn hảo hạng, các món mà ông Sinh mới chỉ nghe đến tên thôi cũng xuất hiện ở đây, vi cá mập, bào ngư các thứ. Nhiều món ngon là vậy nhưng ông Sinh chẳng muốn ăn chút nào, ông đang rơi vào tình thế khó xử, rõ ràng mọi chuyện đều là do ông Khôi bày ra mục đích cũng chỉ là nịnh nọt ông Chủ tịch Thành phố để ông ta bỏ qua chuyện bài báo. Với lại, bao năm nay ông Sinh cũng chỉ biết ăn mấy món bình thường do vợ nấu chứ ông đã có lần nào nếm mấy thứ sơn hào hải vị xa xỉ này chứ. Ông Thành khui chai rượu vang Pháp ra rồi nói:
– Hôm nay là một dịp rất quý giá để tôi gặp những con người tài năng đang đóng góp cho công cuộc phát triển của Thành phố nên hai cậu phải uống với tôi hết mình đấy nhé, cứ yên tâm là nếu hai người say tôi sẽ cho người đưa về tận nhà. Ok chứ?
– Dạ được như thế thì quý hóa cho chúng em quá ạ. Dạ em kính anh ly này ạ. – Ông Khôi cười rồi khom người cụng ly với ông Thành.
“Này”
Thấy em trai mình cứ ngồi yên như tượng làm ông Khôi không hài lòng. Ông Sinh như bừng tỉnh khỏi những dòng suy nghĩ đành miễn cưỡng nâng ly. Có ly thứ nhất thì cũng có ly thứ hai rồi ly thứ ba, ông Sinh dù cố gắng từ chối nhưng dưới sự nhắc nhở của anh trai cũng chỉ đành làm theo. Chai rượu cạn sạch cũng là lúc ông Sinh nằm gục xuống bàn ăn không còn nhớ gì nữa.
9h00 sáng ngày 24 tháng 6 năm 2014…
Ông Sinh tỉnh dậy trong trạng thái mệt mỏi, đầu vẫn còn choáng váng vì uống quá nhiều rượu vào tối hôm qua. Ông hướng mắt ra bên ngoài thì thấy khung cảnh này có gì đó không đúng lắm, đáng nhẽ ra ông Khôi phải đưa ông về nhà và giờ này ông phải nằm với vợ mình chứ nhỉ. Ông Sinh khó hiểu quay ra định mặc lại quần áo chuẩn bị đi làm thì không nói nên lời với điều mình vừa thấy:
– Ai… Sao… lại có trong căn phòng này vậy?
Cô gái xinh đẹp mơn mởn trông như nữ sinh cấp ba nghe thấy tiếng ông Sinh thì xoay người lại mệt mỏi nói:
– Để em ngủ thêm chút nữa đi!
– NÀY! Tôi đang hỏi cô là ai? Tại sao cô lại xuất hiện trong phòng tôi? Đêm qua chuyện gì đã xảy ra?
– Anh còn hỏi đêm qua làm gì ư? Đêm qua anh say rồi làm em… sướng muốn chết? – Cô gái kia ra vẻ nũng nịu.
– CÁI GÌ? CÔ ĐIÊN RỒI! – Nghe những lời lẳng lơ của đứa con gái còn kém cả tuổi con mình mà ông Sinh tức phát điên, ông nhanh chóng mặc lại quần áo rồi ra ngoài mặc kệ những lời níu kéo của cô gái kia.
Ông Sinh gọi một chiếc taxi đang đỗ bên lề đường. Trên đường đi ông liên tục gọi cho anh trai mình nhưng không hề nhận được sự hồi đáp. Lúc này trong lòng ông Sinh vẫn không thể nào tin được chuyện vừa rồi, rốt cuộc là sau khi ông say mèm ở nhà hàng đã xảy ra chuyện gì chứ? Đây chẳng lẽ là kế hoạch của tên Chủ tịch Thành phố kia để đưa ông vào tròng. Ông Sinh đề nghị tài xế taxi chạy nhanh hơn, giờ chỉ có đến nhà một người mới có thể cho ông câu trả lời chính xác nhất.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mặt nạ |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Vợ chồng |
Ngày cập nhật | 05/09/2023 11:45 (GMT+7) |