Mai Ngọc và Ánh Tuyết ở bên cạnh thấy chủ tịch bật dậy thì sốt sắng đỡ lấy lưng, vừa rồi Thụy Kha đã ngất ở cửa phòng phẫu thuật, hai người đã cho chủ tịch nhập viện luôn, trên tay Thụy Kha vẫn đang gắn ống truyền nước. Từ đêm hôm đến giờ, được tận mắt chứng kiến sự quan tâm và lo lắng của chủ tịch dành cho anh Thìn, Mai Ngọc và Ánh Tuyết biết chắc chắn rằng chủ tịch đã thực lòng yêu anh Thìn. Chuyện anh Thìn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để cứu chủ tịch cũng chứng tỏ một điều anh ấy yêu chủ tịch.
Nhưng lúc này đây, cả hai người không hề có một chút ghen tuông nhỏ mọn trong lòng. Ánh Tuyết thì đương nhiên rồi, quý Thìn đơn giản chỉ là vấn đề hấp dẫn tình dục tôi. Còn Mai Ngọc thì có yêu anh Thìn thật nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương, tình yêu xuất phát từ một phía do những rung cảm của tự con tim mình, chưa thể tính là tình yêu đích thực được. Nhưng có một điểm chung, cả hai đều lo lắng cho anh Thìn, tính mạng của anh ấy chưa mất nhưng chắc cũng mong manh như chiếc là mùa thu chờ một cơn gió là rụng thôi.
– “Chủ tịch! Chủ tịch”, Mai Ngọc xoa xoa vào lưng Thụy Kha để giảm cơn ho.
Thụy Kha dần dần tỉnh hẳn, cô thấy mình đang nằm trong một phòng điều trị, trên tay gắn ống truyền nước. Nhìn thấy Mai Ngọc và Ánh Tuyết đang mỗi đứa một bên giường, Thụy Kha hỏi han tin tức trong nét mặt buồn bã, ủ rũ:
– Đã có tin mới gì của anh Thìn chưa?
Thụy Kha đã không giấu giếm gì nữa mà gọi hẳn là “anh Thìn” cho nó sang miệng và cũng là cho đúng với tâm trạng và suy nghĩ của cô về anh. Gọi người mình yêu là “anh” thì có gì là sai chứ?
Ánh Tuyết là người vừa đi gặp bác sĩ về:
– Thưa chủ tịch, em vừa đi gặp bác sĩ về, anh Thìn đã được chuyển sang phòng hậu phẫu chăm sóc đặc biệt, anh ấy vẫn chưa tỉnh. Người nhà vẫn chưa được vào thăm ạ.
Mai Ngọc nói thêm:
– Cơ quan công an cũng vừa vào đây hỏi về sự việc đã xảy ra, nhưng lúc đó chủ tịch chưa tỉnh nên em báo các anh ấy đến sau rồi ạ.
Thụy Kha hỏi thêm:
– Giờ là mấy giờ rồi, tôi nằm ở đây lâu chưa?
– “Giờ đã là 7 giờ tối rồi, chủ tịch ngất đi được hơn 3 tiếng rồi ạ. Em đi mua đồ ăn cho chủ tịch nhé?”, Ánh Tuyết lo lắng khi nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt của chủ tịch, đã được truyền nước, truyền đạm và các chất bổ dưỡng vào người nhưng không làm khuôn mặt Thụy Kha hồng hào hơn chút nào.
Thụy Kha lần nữa hồi tưởng lại sự việc, giờ đây cô bình tĩnh hơn sau sự việc kinh hoàng vừa xảy ra, tự cô thấy mình giờ đây chính là người phải mạnh mẽ, bởi trước mắt còn rất nhiều việc cần cô, đặc biệt là anh Thìn. Thụy Kha hít một hơi thở thật mạnh lấy dũng khí:
– Uh, em đi mua cháo trắng cho tôi. Mà hôm nay là 29 tết rồi, sao các em còn ở đây?
Nói đến Tết cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều trùng xuống, Ánh Tuyết quê ở Tuyên Quang, Mai Ngọc quê ở Quảng Ninh, những người con xa xứ về Hà Nội lập nghiệp. Theo lịch giờ này họ phải ở nhà rồi, giờ này phải đang quây quần bên mâm cơm gia đình rồi. Nhưng bỏ chủ tịch làm sao được, không phải vì công việc đâu, chỉ là tình người trong lúc hoạn nạn có nhau mà thôi. Thế nên cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều đã điện thoại về gia đình xin phép ăn Tết ở Hà Nội.
– “Em ăn Tết ở đây cùng chủ tịch”, Mai Ngọc nói nhỏ.
– “Em cũng thế”, Ánh Tuyết nói theo.
Nhìn hai người đồng nghiệp và là cấp dưới của mình, Thụy Kha biết rằng mình không có quyền bắt họ ở lại đây khi Tết đến Xuân về, nhưng họ đã tự nguyện làm như thế, Thụy Kha cảm kích lắm, có hai người họ cô cũng bớt lo đi nhiều việc, Thụy Kha cầm lấy tay cả hai đứa:
– Chị cảm ơn hai đứa. Những lúc khó khăn như thế này đúng là chị chẳng biết bấu víu vào đâu. Nếu hai đứa ở lại cùng chị thì giúp chị một số công việc nhé.
Hai đứa mừng lắm, mừng vì chủ tịch đổi xưng hô từ “tôi” sang “chị”.
– “Vâng ạ, có việc gì chủ tịch cứ sai chúng em” Mai Ngọc nói còn Ánh Tuyết thì gật đầu.
Thụy Kha phân công:
– Việc quan trọng nhất và vất vả nhất chính là chuyện gia đình anh Thìn, bố mẹ anh ấy hiện giờ chắc là chưa biết chuyện. Chúng ta không được phép giấu khi tình trạng của anh ấy hiện giờ chưa biết sẽ thế nào. Chuyện này chị nhờ Mai Ngọc. Em ngay lập tức về Quảng Bình, khéo léo nói chuyện với bố mẹ anh Thìn và đón ông bà lên Hà Nội ngay lập tức. Em đi được không?
Mai Ngọc đứng thẳng người dậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ quan trọng nhất rồi:
– Vâng, em sẽ lên đường ngay bây giờ. Nếu nhanh nhất thì chiều mai mới có thể quay về đây được, phương tiện nhanh nhất là đi oto ạ.
– Vậy em lên đường đi. Em gọi anh lái xe của công ty đưa đi nhé.
Mai Ngọc “vâng” rồi khẩn trương rời khỏi phòng bệnh.
Thụy Kha quay sang Ánh Tuyết:
– Ánh Tuyết, giờ em liên hệ với bên công an, chị có thể làm việc với họ được rồi. Cần phải khẩn trương làm gấp việc này để điều tra hung thủ thực sự là ai. Chị muốn họ phải trả giá vì việc đã gây ra cho anh Thìn.
– “Vâng, em đi mua đồ ăn cho chị rồi liên hệ với công an ngay”, Ánh Tuyết cũng khẩn trương vào việc.
Thụy Kha nhìn xuống tay mình thấy còn ống truyền:
– Em gọi luôn bác sĩ vào rút cho chị ống truyền ra. Chị cần đi gặp bác sĩ để nắm được tình hình cụ thể của anh Thìn để có phương án xử lý.
– Vâng ạ.
…
Tại phòng bác sĩ Thông giám đốc bệnh viện, năm nay ông đã hơn 60 tuổi, chính xác hơn là một bác sĩ đã về hưu, nhưng với năng lực trình độ có thể nói là đầu ngành y hiện nay, sau khi nghỉ hưu ở bệnh viện nhà nước, bác sỹ Thông nhận lời làm giám đốc cho bệnh viện tư nhân này. Nói là bệnh viện tư thôi nhưng trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ đến chất lượng phục vụ là ở đẳng cấp 5*.
Bác sĩ Thông chính là vị bác sĩ trưởng kíp phẫu thuật và thông báo tình hình cho Thụy Kha lúc ở cửa phòng phẫu thuật. Thấy Thụy Kha đã hồi tỉnh và đến gặp trực tiếp. Bác sĩ Thông sau khi phẫu thuật cũng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân dẫn đến việc Thìn phải vào bệnh viện, rồi cô gái lo lắng cho bệnh nhân ông gặp sau ca phẫu thuật là ai:
– Cháu đã khỏe hẳn chưa?
Thụy Kha khuôn mặt vẫn chưa bình thường hẳn, nhưng tâm lý cô đã vững vàng hơn nhiều so với lúc mới trải qua cú sốc, cô nhìn vị bác sĩ có khuôn mặt hiền từ:
– Thưa bác sĩ, cháu đỡ hơn nhiều rồi ạ. Cháu lo cho anh Thìn lắm. Bác sĩ cho cháu biết tình hình của anh ấy đi ạ.
Bác sĩ Thông đặt ảnh chụp citi cắt lớp sọ não của Thìn lên tấm bảng có đèn chiếu đằng sau lưng mình, ông dùng một cái que bằng inox nhỏ chỉ cho Thụy Kha xem:
– Cháu nhìn thấy chỗ này không? Đây là vị trí viên đạn nằm trong đầu bệnh nhân. Thực sự là may mắn, nếu viên đạn chỉ cần lệch về bên trái khoảng 5 milimet nữa thôi thì không có cơ hội sống sót đến giờ này.
Thụy Kha chăm chú lắng nghe và nhìn lên tấm ảnh chụp đầu Thìn. Bác sĩ nói tiếp:
– Bệnh nhân ngay lập tức đã được phẫu thuật mở hộp sọ và đã gắp viên đạn ra thành công, đây là một loại phẫu thuật cực khó đòi hỏi các chuyên gia hàng đầu ngành y của Việt Nam thực hiện liên hoàn rất nhiều thủ thuật. Hôm qua bệnh viện đã phải dùng đến lệnh đỏ để huy động lực lượng từ các bệnh viện khác về.
Có tất cả 18 bác sĩ đầu ngành trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật, hỗ trợ là đội ngũ hơn 60 điều dưỡng, y tá, gây mê, hồi sức tích cực…
Chúng tôi tưởng chừng như đã mất cậu ấy lúc vừa gắp được viên đạn ra. Lúc đó chúng tôi đã phải hội chẩn ngay tại phòng mổ và cuối cùng đã phải dùng đến một phương pháp kích thích sự sống mà ngành y thế giới cũng chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện nghiên cứu, chưa cho áp dụng vào thực tiễn.
Nhưng một điều mà cả đội ngũ y bác sĩ chúng tôi phải thừa nhận sau khi kết thúc ca phẫu thuật, đó chính là bệnh nhân có một ý chí kiên cường, một khát khao sống mãnh liệt cộng với thể trạng cực tốt. Đã có lúc, tim cậu ấy ngừng đập trong hơn 2 phút đồng đồ. Chính chúng tôi cũng phải nể phục bệnh nhân, và chính bệnh nhân ngay tại giường mổ đã truyền cảm hứng cho đội ngũ y bác sĩ chúng tôi, bệnh nhân như nói với chúng tôi rằng: Đừng bao giờ từ bỏ, dù chỉ còn một tia hy vọng mong manh.
Nghe bác sĩ nói đến đây, Thụy Kha không cầm được nước. Ở với anh chưa đầy năm, nhưng chính anh đã dạy cô một triết lý sống, triết lý bình tĩnh, kiên cường đối mặt với mọi khó khăn, trở ngại mà ta gặp phải trên đường đời. Đã biết bao nhiêu lần, trong những giờ phút khó khăn anh chỉ nói với cô rằng: “Thụy Kha ơi, đừng sợ”
Cố lau khô dòng nước mắt, Thụy Kha nói với bác sĩ:
– Thưa bác sĩ, cháu hiểu con người anh ấy, chính anh ấy thường bảo cháu phải luôn luôn bình tĩnh và không được sợ hãi đối mặt với khó khăn. Cháu tin tưởng rằng anh ấy sẽ trở lại là một người bình thường.
Nhưng bác sĩ thở dài, một cái thở dài của sự bất lực, trình độ y học, tiến bộ khoa học của loài người là không có giới hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng cần thời gian. Ông muốn nói rõ với người nhà bệnh nhân để cùng với bệnh viện có được phương án điều trị tốt nhất:
– Trường hợp bệnh nhân còn sống sót sau khi bị một viên đạn vào đầu trên thế giới không phải là hiếm, ngay tại Việt Nam, còn rất nhiều cựu chiến binh thời chiến tranh hiện nay vẫn đang chung sống với viên đạn, mảnh bom trong đầu. Nhưng sống như thế nào mới là điều chúng ta cần quan tâm. Có người sống trong trạng thái thần kinh không bình thường, có người sống trong tình trạng mất trí nhớ, có người sống trong trạng thái thực vật, nhưng cũng có không ít người sống trong trạng thái bình thường.
Thụy Kha nuốt lời vị bác sĩ:
– Vậy anh Thìn nhà cháu có khả năng như thế nào ạ?
Bác sĩ xoa hai tay vào nhau:
– Thời điểm này thì chưa thể kết luận được bất cứ điều gì. Theo dự đoán, nếu vượt qua khoảng 1 tuần nữa thì mới có thể kết luận được là bệnh nhân có sống không? Sau đó mới tiến hành các thủ thuật y tế chuyên sâu để chuẩn đoán tương lai bệnh nhân ra sao, phương hướng điều trị như thế nào. Còn giờ đây, quan trọng nhất vẫn là sự sống.
Thụy Kha nhìn bác sĩ với ánh mắt khẩn cầu:
– Thưa bác sĩ, ngàn lần mong bác sĩ và bệnh viện hãy nỗ lực hết sức, dù chỉ còn một tia hy vọng thôi chúng ta cũng không từ bỏ. Các bác sĩ hãy dùng loại thuốc tốt nhất, phương pháp trị liệu tốt nhất… Hix hix hix, chính anh ấy đã dùng tính mạng mình để cứu cháu. Người nhận viên đạn ấy đáng ra là cháu…
Thấy Thụy Kha khóc, bác sĩ già an ủi:
– Cháu yên tâm, bệnh nhân kiên cường, chúng ta cũng phải kiên cường theo cậu ấy. Tôi đã chỉ đạo đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, sẽ dùng mọi khả năng, mọi phương pháp tốt nhất.
– Vâng, cháu cảm ơn ạ. Bác sĩ ơi, có thể cho cháu gặp anh ấy không? Cháu…
Lại trực khóc tiếp, bác sĩ linh động:
– Cháu chỉ có thể nhìn thấy cậu ấy qua ô cửa kính thôi. Phòng bệnh nhân đang điều trị là phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng.
– “Vâng, vậy cũng được ạ”, Thụy Kha quyệt nước mắt nhem nhuốc, đôi mắt cô đã trũng sâu vào trong hốc mắt, những gợn đỏ từ hôm qua đến giờ vẫn chưa lặn.
Bác sĩ đang định đứng dậy đưa Thụy Kha đi thăm Thìn thì có một cô y ta hớt ha hớt hải chạy vào, phòng mở nên không cần gõ cửa:
– Thưa giám đốc, khoa sản cần sự có mặt của giám đốc ngay ạ.
– “Có chuyện gì thế?”, Bác sĩ Thông hỏi y tá.
Y tá trong đồng phục màu hồng, có chiếc nơ xanh ở cổ áo:
– Thưa bác sĩ, người nhà sản phụ yêu cầu đích danh bác sĩ giám sát ca sinh ạ. Sản phụ là con dâu của tập đoàn Kim Ngân.
Ở bệnh viện tư này, những chuyện như vậy không hiếm, bệnh nhân có thể yêu cầu đích danh một ai đó mà mình muốn trực tiếp thăm khám và điều trị. Bác sĩ Thông hỏi qua về tình hình:
– Được tôi sẽ tới đó ngay, sản phụ có gì bất thường không?
– Không thưa bác sĩ, siêu âm thấy thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, nước ối tốt, sinh thường, đã chuyển vào phòng sinh rồi ạ.
Thế rồi bác sĩ Thông dặn dò cô y tá dẫn Thụy Kha đi gặp Thìn, đây là trường hợp đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt mà bệnh viện hết sức quan tâm. Trường hợp của Thìn nếu cứu sống được sẽ tạo một tiếng vang không chỉ trong nước mà còn là quốc tế, điều đó góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện lên rất nhiều.
Trên đường đi tới khoa sản để giám sát trường hợp sinh của sản phụ Trâm Anh, bác sĩ Thông nghĩ đến cuộc đời này kể cũng lạ, người ta nói “phú quý sinh lễ nghĩa” là vì vậy, chỉ là sinh bình thường thôi còn phải mời ông đến giám sát đề phòng những sự cố xảy ra, có tiền thật là mua tiên cũng được.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Người bảo vệ |
Tác giả | Cu Zũng |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ lỗ đít, Đụ mẹ vợ, Đụ thư ký, Làm tình với đồng nghiệp, Sextoy, Thuốc kích dục, Truyện bóp vú, Truyện bú lồn, Truyện liếm đít, Truyện liếm lồn, Truyện loạn luân, Truyện người lớn, Truyện sex ngoại tình, Truyện xã hội |
Ngày cập nhật | 21/09/2018 15:39 (GMT+7) |