Hồ Tăng Chu cùng Hạ Tưởng vào văn phòng nói chuyện. Ông ta ngồi một bên Hạ Tưởng, vừa hút thuốc vừa khẽ lắc đầu.
– Tôi nghe nói thành phố Đan Thành và thành phố Bảo còn ẩn dấu một nhân vật chính trị nào đó.
Hạ Tưởng liền cười :
– Tôi cũng ra một chút sức lực, nói linh tinh một chút, miêu tả các triển vọng tươi đẹp, còn các chủ ý khác thì là do các lãnh đạo quyết định.
– Ha ha.
Hồ Tăng Chu lắc đầu cười cười.
– Tôi nghe Bí thư Trần nói thì cậu đâu phải chỉ ra một chút sức lực ? Chính thật ra cậu là người đứng phía sau bức màn thúc đẩy việc này. Cậu nói cho tôi biết các suy nghĩ cụ thể của cậu là như thế nào đi ?
– Thị trưởng Hồ, tôi thực ra cảm thấy việc cải cách kết cấu sản xuất là ở vào tình thế bắt buộc phải làm, không có cách nào thay đổi, nếu không chỉ có một con đường chết mà thôi. Mà thành phố Đan Thành là quê hương của tôi, thành phố Bảo thì lại có bố vợ của tôi làm ở đó. Hai thành phố này đều có quan hệ lớn với tôi, tôi cũng hy vọng mượn cơ hội này làm cho bọn họ đi trước một bước, chiếm được thời cơ trước. Cho dù dòng nước phía sau có thay đổi như thế nào thì cũng luôn đứng ở thế bất bại.
Hạ Tưởng đối với Hồ Tăng Chu thì cũng không giấu diếm, nói rõ các ý tưởng trong lòng của hắn ra.
Hồ Tăng Chu quan tâm đến việc này thì chắc hẳn y cũng có những con đường riêng của y để biết được một ít các nội tình.
– Tôi cũng vậy, rất đồng ý với việc này. Đáng tiếc thành phố Yến là thành phố trung tâm của tỉnh, không được phép trở thành thành phố được thực hiện thí điểm.
Hồ Tăng Chu bất đắc dĩ lắc đầu, tiếp theo như đùa giỡn nói thêm.
– Chờ thành phố Đan Thành và thành phố Bảo thực hiện việc thí điểm thành công, lúc đó tôi và Bí thư Trần sẽ giao lưu ý kiến một chút, tiếp đó sẽ nói chuyện với tỉnh. Nếu thành phố Yến cũng bắt đầu ra thực hiện việc điều chỉnh kết cấu sản xuất thì tiểu Hạ à, cậu mà không tới xuất lực giúp tôi là không được đâu.
Hạ Tưởng cũng biết đây là Hồ Tăng Chu thuận miệng mà nói thôi.
Hắn cũng thuận tiện đáp ứng :
– Đồng ý, nếu lúc đó mà có cơ hội thích hợp, có dịp ra sức vì sự phát triển của thành phố Yến thì cũng là một vinh hạnh của tôi.
Tiếp theo đó hắn liền chuyển sang đề tài khác :
– Sau khi có Phó Bí thư Phó tới nhậm chức thì chắc công việc của ngài cũng trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều nhỉ ?
Nhắc tới Phó Tiên Phong, vẻ mặt tươi cười trên mặt Hồ Tăng Chu biến mất, y cầm lấy tàn thuốc lá gạt mấy cái vào cái gạt tàn rồi nói có vẻ hơi bất mãn :
– Phó Bí thư Phó tuổi trẻ đầy hứa hẹn, làm việc đầy hăng hái, công tác cũng thực hiện rất tốt, chỉ có điều tính tình có hơi chút cố chấp, trong quá trình làm việc cũng không tiếp thu ý kiến của người khác.
Việc Hồ Tăng Chu bất mãn thì Hạ Tưởng cũng có thể lý giải được.
Hắn có thể đoán được việc Phó Tiên Phong có thủ đoạn, có trí tuệ chính trị và cũng có ý tưởng về kinh tế. Y lại còn có bối cảnh gia tộc đầy cứng rắn làm hậu trường.
Việc y đến thành phố Yến chính là muốn làm việc một cách thực sự, hơn nữa y còn là Phó Bí thư thành phố, mới 36 tuổi mà đã cấp Giám đốc Sở thì khó tránh khỏi có chút ngạo nghễ và tự đắc. Cho dù y giấu diếm điều này thì trong quá trình nói chuyện trao đổi và làm việc cũng vô tình toát ra.
Đối với người xuất thân bình thường như Hồ Tăng Chu thì điều này vô cùng mẫn cảm, tâm lý thấy có chút bất mãn thì tất nhiên cũng là việc bình thường.
Hạ Tưởng cũng nảy sinh sự lo lắng mơ hồ, Hồ Tăng Chu không cần có sự xung đột với Phó Tiên Phong thì mới tốt. Với thủ đoạn của Hồ Tăng Chu thì chưa chắc chơi lại được Phó Tiên Phong, hơn nữa Phó Tiên Phong lại có thế lực gia tộc để dựa vào, trên tỉnh lại còn có Thôi Hướng, lại còn có Trưởng ban Tuyên giáo Mã Tiêu sắp tới nhậm chức.
Nhưng Hạ Tưởng cũng không tốt để có ý kiến việc đối nhân xử thế của Phó Tiên Phong, chỉ có thể nói một cách hàm súc.
– Công tác trọng điểm của Phó Bí thư Phó là ở trong lĩnh vực Đảng, không có nhiều việc xung đột với ngài. Chỉ cần trên mặt mọi người hòa hoãn là không có trở ngại gì, tất cả mọi người đều trở nên vô sự.
Một tuần sau, trên tỉnh chính thức truyền ra một tin tức.
Việc Thành phố Đan Thành và thành phố Bảo chủ động xin trở thành thành phố thí điểm đã được toàn thể ủy viên thường vụ Tỉnh ủy nhất trí thông qua.
Tiếp theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Diệp Thạch Sinh tổ chức thêm một cuộc họp Bí thư, mời mọi người tới tham dự. Thành phần tham dự gồm có Chủ tịch tỉnh Phạm Duệ Hằng, Phó Chủ tịch tỉnh Mã Vạn Chính, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Mai Thái Bình và Phó Chủ tịch tỉnh Tống Triêu Độ. Trong cuộc họp này chủ yếu thảo luận nghiên cứu việc thành lập một Tổ lãnh đạo điều hành việc điều chỉnh kết cấu sản xuất của tỉnh Yến.
Diệp Thạch Sinh phát biểu, ông ta ngồi ngay ngắn ở vị trí chính giữa, đầu tiên là nhìn thoáng qua Tống Triêu Độ ngồi ở một bên rồi nói :
– Triêu Độ dũng cảm gánh vác trọng trách, chịu gian khổ thay Tỉnh ủy, đúng là cán bộ tốt. Đầu tiên, tôi phải biểu dương khen ngợi đồng chí Tống Triêu Độ.
Sau đó ông ta bất chợt dừng lại, nhìn quanh một lượt, biểu hiện ra đủ quyền lực của nhân vật số một rồi nói thêm :
– Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập tổ lãnh đạo việc điều chỉnh kết cấu sản xuất do một đồng chí ủy viên thường vụ Tỉnh ủy tự mình nắm giữ ấn soái, đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng. Tiếp theo đó, các Sở Tài chính, Sở Khoa học công nghệ, Sở Đối ngoại, Sở Kinh tế, Văn phòng Tỉnh ủy, văn phòng Ủy ban nhân dân điều động các nhân viên đóng tại hai thành phố Đan Thành và thành phố Yến để trực tiếp điều hành phụ trách các Ban ngành phù hợp, chỉ đạo dẫn dắt hai thành phố làm thí điểm cải cách, phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh, đúc rút ra các kinh nghiệm quý giá, từ ít đến nhiều, từng bước tiến dần tới việc mở rộng việc điều chỉnh kết cấu sản xuất ra toàn tỉnh. Việc thành lập ra tổ để thực hiện việc điều chỉnh kết cấu sản xuất xuất phát từ sự cần thiết này.
Không ngoài dự đoán của mọi người, ý đồ thành lập ra tổ điều hành cũng là không có gì quan trọng, cái chính là việc Diệp Thạch Sinh phát biểu rất dõng dạc.
Dường như ông ta đã cải biến hẳn suy nghĩ, giống như rất hăng hái phải triển khai việc này.
Tống Triêu Độ rất quen thuộc tính tình của Diệp Thạch Sinh, trong lòng ông ta rất rõ ràng. Thật ra Diệp Thạch Sinh không nhìn tới hiệu quả của việc điều chỉnh kết cấu sản xuất của thành phố Đan Thành và thành phố Bảo, mà đối với vấn đề thí điểm các thay đổi các chế độ chính trị, xã hội giống như một vấn đề chính trị, đã được thỏa hiệp trên chính đàn, bất đắc dĩ mà phải thực hiện. Diệp Thạch Sinh cũng không phải thực sự có ý thức rằng việc thí điểm thay đổi chế độ xã hội là một hướng đi tất yếu trong chính trị.
Phó Thủ tướng Hà thị sát tỉnh Yến cũng không phải là có sự bất mãn đối với tỉnh Yến, mà là chứa đựng nhiều sự bất mãn với rất nhiều tỉnh đang đầy sự bảo thủ trong cả nước.
Tất nhiên tỉnh Yến gần Bắc Kinh nhất, lại vì Dịch Hướng Sư cố tình đưa đẩy thêm vào nên tỉnh Yến mới lọt vào trong tầm mắt của Phó Thủ tướng Hà.
Dưới sự thúc đẩy của Dịch Hướng Sư nên Phó Thủ tướng Hà mới lấy tỉnh Yến làm tỉnh đầu tiên khai đao.
Mà một loạt sự kiện dẫn phát tiếp theo lại là một nhân tố ngẫu nhiên, không ngờ bởi vì việc Bộ Ngoại thương muốn điều động công tác của Hạ Tưởng đến Bộ để công tác, đây vốn là một việc vô cùng nhỏ trong chính trị, một sự kiện nhìn như bình thường không có quan hệ tới sự tình khẩn thiết của tỉnh Yến, không ngờ dẫn thành một loạt phản ứng dây chuyền, tạo thành sự chú ý chặt chẽ của Phó Thủ tướng Hà như ngày hôm nay.
Hạ Tưởng chính là người đứng đằng sau bức màn để dẫn phát các sự kiện này.
Thực sự đương đầu với thí điểm cải cách cũng mang đến cho sự nghiệp chính trị của Diệp Thạch Sinh một thử thách hoàn toàn mới, đứng trên một khía cạnh khác mà nói, thì cũng là một cơ hội không dễ gì mà có được.
Chỉ có điều là có thể ngay bản thân Diệp Thạch Sinh cũng không ý thức được rằng, biết đâu sự thành công của thành phố Đan Thành và thành phố Bảo sẽ thêm điểm danh dự và chính trị cho ông ta như thế nào.
Sau khi so sánh, hiển nhiên Phạm Duệ Hằng nhanh chóng phát hiện ra thời cơ trước mắt, vì thế thái độ của Phạm Duệ Hằng tích cực hơn nhiều so với Diệp Thạch Sinh.
Diệp Thạch Sinh lớn tuổi hơn Phạm Duệ Hằng, điều này càng thúc đẩy ý nghĩ muốn tiến thêm một bước.
Diệp Thạch Sinh đã nhiều tuổi, đoán chừng tự nhận cũng không bước được vào Bộ Chính trị, nên yên ổn ở lại thành phố Yến đến khi về hưu, thế cũng xem như để lại tiếng tốt.
Hắn lo lắng chính là nếu chẳng may cải cách chế độ thất bại, cho dù không ảnh hưởng đến việc đãi ngộ sau khi hắn lui về phía sau cũng dễ làm không đến nơi đến chốn, trở thành đối tượng bị công kích.
Bài học thất bại của Cao Thanh Tùng, sau khi mất chức còn bị người đời chửi mắng, cũng khiến cho y lo lắng do dự, không dám tuỳ tiện thay đổi chế độ xã hội.
Với các cán bộ đã lên tới chức cao cấp tỉnh, trong tình thế không còn khả năng tiến xa hơn, thì danh dự chính là mục đích lớn nhất.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |