Phía bè phái tỉnh uỷ thì có Diệp Thạch Sinh và Tiền Cẩm Tùng có quan hệ mật thiết hơn. Thôi Hướng mà Mã Tiêu lẫn Bí thư Ban chính trị Lý Bỉnh Văn có quan hệ cũng tốt, đang có xu hướng kết lại thành bè với nhau. Và có cả Chính ủy quân khu Trương Kiến Quốc, người không mấy khi lên tiếng cũng được coi là cùng phái với Thôi Hướng. Chủ nhiệm Ủy ban kỷ luật Hình Đoan Đài tuy có xếp hạng cao một chút nhưng từ khi Cao Thành Tùng bị lật đổ thì luôn sống rất trầm lặng, Hạ Tưởng đoán có khả năng ông ta muốn gây ấn tượng tốt với Bắc Kinh, đợi có cơ hội thăng tiến. Nhưng trước sự việc lớn, Hình Đoan Đài sẽ vẫn đứng về phía Tống Triều Độ.
Về phần Trần Phong và Mai Thái Bình, hai người ấy có điểm giống giống nhau là đều độc lập, hầu như quan hệ với ai cũng tốt cả, nhưng lại không thân thiết với bất kỳ ai. Trần Phong còn dễ nói, có tài diễn và khoa trương. Hạ Tưởng biết rõ ông ta và Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Trương Xán Dương hay lui tới, và cũng có xu thế xích lại gần Tiền Cẩm Tùng, có lẽ là bố trí thế cục trong bóng tối, hình thành nên một đồng minh không được thân thiết lắm. Mai Thái Bình lại đúng là kiểu trước sau đều độc lập một mình, thân là Trưởng ban tổ chức cán bộ, thanh cao một chút cũng không có gì ghê gớm nhưng kiểu như thế lại càng thể hiện rõ hơn sự trong sạch và liêm khiết. Điểm mà Mai Thái Bình muốn đặt chân không nằm ở tỉnh Yến, ông ta chỉ coi tỉnh Yến là cái bàn đạp nên không thèm quan tâm đến cuộc tranh đấu trong nội bộ tỉnh Yến.
Phân tích tỉ mỉ một chút, mối quan hệ trong tỉnh Yến thật đúng là kiểu tự ta làm chính trị, cực kỳ rời rạc. Nếu bàn luận sự bền chắc trong mối quan hệ giữa các đồng minh thì Thôi Hướng là một kiểu. Đương nhiên, Thôi Hướng cũng là mượn thế từ gia tộc họ Phó, chứ nếu chỉ dựa vào sức của mình hắn thì cũng chẳng kết nổi bè phái với Mã Tiêu và Trương Kiến Quốc.
Nếu Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng bắt tay thật, chắc chắn có thể hoàn toàn khống chế toàn cục diện. Nhưng tính cách Diệp Thạch Sinh mềm yếu, gốc rễ không cứng, ông ta nghiêng về ý kiến bảo thủ nhiều hơn, vả lại ông ta cũng có ý đề phòng Phạm Duệ Hằng. Còn Phạm Duệ Hằng trẻ hơn ông ta không ít, giữa hai người có bất đồng khá lớn về quan niệm chấp chính, khả năng bắt tay giữa hai người là cực thấp song cũng không thể là không xảy ra.
Không thể không nói rằng, thế cục tỉnh Yến quả là phức tạp. Thiếu hẳn một Bí thư tỉnh ủy mạnh mẽ, cứng rắn, thế cục thì không ổn định, đến cả Mã Tiêu cũng dám thừa cơ hội làm loạn. Cho dù sau lưng được Thôi Hướng ủng hộ và được Mã Vạn Chính tỏ thái độ cho phép, y cũng là đang ức hiếp Diệp Thạch Sinh mềm yếu, cho rằng ông ta không làm gì được y.
Hạ Tưởng thôi không suy nghĩ nữa, lại tiếp tục bàn về trọng điểm của công việc tiếp theo, nhờ Tống Triều Độ chỉ dẫn.
Tống Triều Độ chưa vội nhắc đến việc lãnh đạo tổ nhỏ mà là hỏi thẳng về vấn đề tuyên chến:
– Cậu và Cốc Nho cùng một lúc viết bài phản bác Trình Hi Học, bước tiếp theo Trình Hi Học chắc chắn sẽ trả đòn lại. Ước chừng y còn tổ hợp thêm lực lượng khác liên hợp xuất thủ, cậu phải chuẩn bị tâm lý trước. Trong giới học thuật, Trình Hi Học có tiếng là chưa chết thì còn chưa buông tay, cậu chọc vào y rồi, y sẽ chửi lại đến khi cậu không thể ngóc đầu nữa mới thôi.
Hạ Tưởng cười:
– Không sao ạ, da mặt tôi dày lắm nên chống đỡ được. Tôi còn muốn thử coi, xem đến cuối cùng là ai sẽ thất bại trước. Dù sao viết luận chiến núp dưới danh nghĩa học thuật, chỉ tranh luận về quan điểm, không can thiệp công kích cá nhân và những cái khác.
– Cậu cứ coi như là một lần viết luận chiến học thuật là được rồi, còn suy tính về chính trị cũng không cần lo lắng. Nếu như có người muốn thông qua chính trị bức ép tỉnh Yến thì có tôi đỡ. Tôi không tin, bọn họ dày mặt đến nỗi chửi không được thì đưa tay qua đánh tiếp? Ha…ha… Đánh thì đánh, chúng ta đây cũng không phải là quả hồng nhũn.
Tống Triệu Độ nói, vẻ mặt kiên định.
Ha Tưởng thích nhất Tống Triệu Độ ở điểm, trong lúc then chốt có thể thể hiện sự trấn tĩnh, và thong dong, và ông ta cũng dám gánh vác trách nhiệm, ngầm chịu đựng, bình tĩnh chứ không phải tinh thần lùi bước. Đây cũng là lòng tin lớn nhất của Hạ Tưởng khi bằng lòng đi theo Tống Triều Độ. Một người mà từ đầu chí cuối đều có lòng tin, có quyết tâm, ý chí kiên định thì chắc chắn sẽ làm nên đại sự.
Trong con người Tống Triệu Độ mang phẩm chất mà Hạ Tưởng yêu thích nhất.
– Còn nữa, phỏng đoán đám báo chí trong tỉnh, cậu cũng góp mặt tham chiến đi. Tôi nghĩ đợi sau khi Bí thư Diệp quay về chắc chắn sẽ triệu mở Hội nghị thường vụ thảo luận về vấn đề tuyên truyền, đến lúc đó sẽ chẳng thiếu đâu được tranh luận. Cái nhìn của tôi là, cho phép các tiếng nói khác nhau phát biểu, không nên sợ biện luận, càng biện luận càng chứng minh được tính chuẩn xác của tất cả những gì chúng ta đã làm.
Tống Triều Độ bước tới trước mặt Hạ Tưởng, vỗ vỗ vai hắn.
– Cậu không nên sợ cái gánh trên vai nặng, tất cả các gánh nặng đều là thử thách với cậu. Bước qua được nó cậu mới phát hiện ra, khó khăn lớn đến mấy chỉ cần cắn răng chịu đựng thì đều có thể vượt qua. Mỗi lần chiến thắng được khó khăn thì cậu sẽ có được nhiều kinh nghiệm quý báu hơn và thu hoạch được nhiều hơn.
Hạ Tưởng kính cẩn đáp:
– Vâng, Phó Chủ tịch tỉnh Tống, tôi nhớ kỹ rồi.
– Trọng điểm trong bước tiếp theo của việc lãnh đạo tổ nhỏ vẫn nên thực hiện tại thành phố Đan Thành và thành phố Bảo, công việc phía sau còn nhiều, tiếp tục đi sâu vào triển khai điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, tiếp tục đào sâu các dự án nổi bật ở hai thành phố, ví dụ như ngành may mặc ở thành phố Đan Thành, dự án bình ắc-quy ở thành phố Bảo..v..v… Tôi đoán Bí thư Diệp sẽ ủng hộ vấn đề lãnh đạo tổ nhỏ, nhưng đối nặt với áp lực mới, tình thế mới này cũng sẽ bị lay động. Khả năng lớn nhất chính là tạm dừng đăng ký thành phố thí điểm đợt hai, tạm ngừng việc bổ sung phòng Tổng hợp 3, sẽ đình chỉ toàn diện một loạt tuyên truyền liên quan đến điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.
Trên mặt Tống Triều Độ ánh hiện lên sự tự tin.
– Không nên để những thứ đó trở thành vật cản, mà phải biến chúng thành động lực và cơ hội, không bổ sung thêm phòng Tổng hợp 3 càng thể hiện rõ năng lực xuất sắc của các cậu. Không tuyên truyền thì càng yên tâm vùi đầu làm hết sức, lập thành tích lớn. Việc ngừng đăng ký thành phố thí điểm lần hai, đối với thành phố Đan Thành và thành phố Bảo thì lại được lợi lớn, có thể để hai thành phố được tiếp tục hưởng thụ chính sách chuyên nghiệp và nguồn vốn của tỉnh, tranh thủ trong thời gian ngắn lại lập ra thành tích mới.
Rời khỏi văn phòng của Tống Triều Độ rồi, nhưng cảm giác trong lòng Hạ Tưởng vẫn chưa bình lặng được.
Tống Triều Độ cực ít khi biểu lộ cảm xúc, cũng chưa từng thấy ông ta bộc phát trước mặt hắn. Những lời động viên vừa rồi thì càng chưa bao giờ có, khiến hắn cũng cảm nhận được tình nghĩa chứa chan vừa là sự phó thác cho hắn, vừa là sự dạy dỗ ân cần. Có thể thấy được Tống Triều Độ cũng có tình cảm, có cảm xúc mà bộc phát ra.
Hạ Tưởng cũng cảm nhận và hiểu được tình cảm của Tống Triều Độ. Thái độ của Mã Vạn Chính làm cho ông ta hiểu, mối quan hệ giữa Hạ Tưởng và Mã Vạn Chính giờ đã xa cách, trên thực tế là vì chọn ông ta mà mối quan hệ đó mới rạn nứt. Đương nhiên là Tống Triều Độ tường tận mọi chuyện, ông ta nhìn thấy trong mắt, ghi nhớ trong lòng tấm chân tình mà Hạ Tưởng giành cho mình.
Trở lại phòng làm việc đã thấy Phương Cách, Chung Nghĩa Bình và Cổ Ngọc đều ở đó, không thể thiếu hàn huyên một hồi, Phương Cách và Trung Nghĩa Bình vây quanh Hạ Tưởng nói không ngừng, còn Cổ Ngọc thì lại ngồi một bên hờn dỗi.
Hạ Tưởng cười thầm, cũng không rảnh để đi khuyên giải Cổ Ngọc, cũng may một lúc sau Phương Cách và Chung Nghĩa Bình đều ra ngoài có việc, khi trong phòng chỉ còn lại hắn và Cổ Ngọc, hắn làm hắng giọng, nói:
– Cổ Ngọc, cám ơn ngọc của em nhé, đúng là ngọc quý rất đáng để sở hữu một miếng như vậy.
Cổ Ngọc tức giận, bất bình nói:
– Em hối hận rồi, trả lại em đi? Lấy ngọc so đức quân tử, anh không phải quân tử, không xứng với ngọc của em.
– Được rồi, đừng nhỏ nhen vậy chứ, về tuổi tác anh lớn hơn em, về chức vụ anh là lãnh đạo của em. Luận công, tư em đều phải tôn trọng anh ba phần. Anh mời em ăn cơm nhé, thế nào? Còn nữa, anh muốn thay mặt Bí thư Trần cảm ơn em.
Hạ Tưởng cũng biết Cổ Ngọc giận là giận, nhưng cũng dễ tan, dỗ vài câu là hết giận, dễ dỗ.
Quả nhiên nói ngọt vài câu, Cổ Ngọc liền mở mày mở mặt cười:
– Được thôi, em nhường anh một lần nữa, không thèm chấp kẻ tầm thường như anh.
Cô ấy vui lên là quên ngay chuyện hờn dỗi lúc nãy, đứng dậy đến trước mặt Hạ Tưởng, cười tủm tỉm nói:
– Em tết dây tết đó có đẹp không? Em mất hai tiếng cẩn thận từng li từng tí mới tết được đấy. Anh phải cám ơn em tử tế vào, người bình thường không đáng được em tự tay tết đâu.
Hạ Tưởng thấy cô cười một cách vô tư, trong sáng nên không tự chủ được cười, Cổ Ngọc đúng là rất dễ nói chuyện, dễ dỗ hơn cả dỗ Liên Nhược Hạm, hắn liền nói câu cảm ơn liên tiếp. Sau khi nói vài câu phiếm xong, thì lại cuốn vào chuyện ô tô Vạn Lý.
Cổ Ngọc có một thói quen là, khi nói chuyện với Hạ Tưởng thì thích đứng trước mặt Hạ Tưởng để nói chuyện. Bàn làm việc của cô cách Hạ Tưởng không xa là mấy, trừ những lúc cô không vui, còn đâu thì chỉ cần nói chuyện là đều chạy tới đứng bên cạnh Hạ Tưởng, hai tay đưa ra đằng sau, dán chặt mình vào một bên bàn, cách Hạ Tưởng không quá một mét, dịu dàng nhỏ nhẹ nói chuyện với hắn.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |