Nhiều tỉnh lớn phía nam, đừng nói đến bị báo quốc gia chỉ tên phê bình, dù là bị lãnh đạo nhà nước không nặng không nhẹ nói vài câu cũng chưa chắc nghiêm chỉnh chấp hành.
Mệnh danh đại quan Bí thư tỉnh ủy không phải là không có nguồn gốc. Đúng là trong một tỉnh, Bí thư có quyền tự chủ và quyền quyết định rất lớn. Trên cơ bản chỉ cần không làm trái với chính sách, phương châm nhà nước đề ra, trừ những việc trọng đại thì thường những chính sách mà tỉnh tự quyết định, trung ương sẽ không can thiệp vào. Sau khi Diệp Thạch Sinh suy nghĩ thông suốt, lại có Hải Đức Trường cổ vũ nên an tâm lên nhiều, cũng kiên định, quyết tâm tiếp tục tiến hành điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.
– Đã có người chỉ chọn đăng bài trên Nhật báo quốc gia phát biểu hoài nghi việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, chứng minh lực lượng bọn họ còn chưa đủ để khiêu động chiến lược kinh tế trước mắt. Có điều là, muốn nghe, nhìn lẫn lộn cũng được, nhưng cũng phải quan sát các tỉnh trong nước có bao nhiêu thế lực bảo thủ. Thạch Sinh, nghe tôi khuyên một câu, hiện tỉnh Yến đang ở tình thế mà trước nay chưa bao giờ tốt được như vậy, tiếp tục vùi đầu chịu khó làm, chắc chắn sẽ có thành tích lớn.
Sau khi Diệp Thạch Sinh kết thúc chuyến thăm tỉnh Lĩnh Nam quay về tỉnh Yến, trước đêm về đến tỉnh lại thấy bài báo phản bác lại Trình Hi Học của Hạ Tưởng và Cốc Nho phân biệt đăng trên tờ Thanh Niên và tờ Kinh Tế, chưa kịp đọc kỹ lại nghe được một tin khác, Nhật báo tỉnh Yến cũng đăng bài phát biểu của chuyên gia, đề ra hoài nghi việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.
Tin tức liên hoàn bay đến khiến cho y phút chốc đáp ứng không xuể.
Nếu Nhật báo quốc gia đăng bài của Trình Hi Học là chỉ ra ẩn ý của nhà nước thì chuyên gia phát biểu trên Nhật báo tỉnh Yến rõ ràng là ám chỉ thế cục tỉnh Yến rồi, Diệp Thạch Sinh nổi trận lôi đình.
Cái tên Mã Tiêu này được, cái tên Thôi Hướng cũng được lắm, dám trong thời gia y đi công tác tự tiện làm chủ tuyên chiến ngay tại tỉnh Yến, trắng trợn phản đối việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp. Cho dù là mời chuyên gia lấy quan điểm của học thuật phát biểu thì cũng là công khai khiêu khích Diệp Thạch Sinh.
Diệp Thạch Sinh vốn khó chịu vì Hạ Tưởng chưa được cho phép đã đăng bài trên báo Thanh Niên rồi, còn đang định sau khi về sẽ mắng vài câu. Ai ngờ mấy người Mã Tiêu càng đáng ghét hơn, dám đứng trong địa bàn của y mà dám làm trái với ý của nhân vật số một này, là mối nhẫn nhục không thể nhẫn nhịn được.
Ban đầu Diệp Thạch Sinh muốn vùi đầu chịu khổ để làm, không lớn tiếng, không khoa trương, chỉ nghĩ là làm ra thành tích rồi nói. Giờ nhìn thấy tay người khác đã vươn ra hẳn ngoài địa bàn của y, còn muốn đặt cờ trong địa bàn đó, thân là Bí thư tỉnh ủy mà không thể hiện thái độ gì thì quá là kém cỏi.
Trên đường đi, Diệp Thạch Sinh để thư ký thông báo đến Phạm Duệ Hằng, Mai Thái Bình mấy người, đợi khi nào y về đến tỉnh Yến thì lập tức mở cuộc họp hội ý.
Ma Thu nghĩ rằng Diệp Thạch Sinh quên mất Thôi Hướng nên cố ý hỏi một câu:
– Có thông báo đến Phó bí thư Thôi Hướng không ạ?
– Phó bí thư Thôi? Vừa rồi cậu nói là thời gian họp hội ý và sắp xếp của Phó bí thư Thôi có xung đột….
Diệp Thạch Sinh nói được nửa câu thì im lặng không nói nữa.
Ma Thu rất thông minh liền lập tức ngậm miệng lại.
Về đến tỉnh Yến, Diệp Thạch Sinh khẩn trương mở cuộc họp hội ý.
Khi Hạ Tưởng biết được tin Diệp Thạch Sinh về rồi là do lúc đó đang ở văn phòng báo cáo với Tống Triều Độ, trong lúc nói chuyện thì phong thanh nghe được, chỉ một tiếng gõ ở cửa vang lên, người gõ cửa không cần mời mà tự bước vào luôn, nói một câu:
– Triều Độ, tôi đi dự cuộc họp hội ý, liên quan về việc thành phố Bảo xin chính phủ một chính sách chuyên nghiệp, cụ thể thì anh và Vạn Chính (Phó chủ tịch thường trực tỉnh Mã Vạn Chính) bàn bạc với nhau tiếp.
Là Phạm Duệ Hằng.
Phạm Duệ Hằng nói xong một câu mới để ý Hạ Tưởng cũng ở đó, nên hơi hơi gật đầu nói:
– Tiểu Hạ cũng ở đây à? Vừa đúng lúc có chuyện muốn nói với cậu, tuần tới là sinh nhật của Phạm Tranh, nó muốn mở bữa tiệc sinh nhật nhỏ, đến lúc đó cậu cũng đến nhé, nó hay nhắc đến cậu lắm. Đúng rồi, nếu Triều Độ cũng không bận thì cũng đến cho thêm vui. Chúng nó thanh niên có chuyện để kể, chúng ta cũng có lời để nói.
– Được, tôi nhất định sẽ tới.
Tống Triều Độ cười tủm tỉm trả lời.
Hạ Tưởng vội đứng lên cung kính cười:
– Cháu biết rồi ạ thưa Chủ tịch tỉnh Phạm, đàn anh khóa trên tổ chức sinh nhật, cháu là đàn em khóa sau mà không đến thì không được rồi.
Sinh nhật Phạm Tranh thì không cần phải Phạm Duệ Hằng đứng ra mời, và mời ngay trước mặt Tống Triều Độ nữa. Hạ Tưởng và Tống Triều Độ cùng nhau tiễn Phạm Duệ Hằng đi xong, Tống Triều Độ nói:
– Đến cả Chủ tịch tỉnh Phạm cũng đề cao cậu ngay trước mặt tôi, thể diện của cậu cũng đáng gờm ghê.
Hạ Tưởng vội xua tay, khiêm tốn nói:
– Chủ tịch tỉnh Phạm là vì cháu giúp chú ấy lập được thành tích, còn ra mặt giúp chú ấy chặn áp lực nên chú ấy đương nhiên cổ vũ cháu một chút thôi, hi vọng cháu không ngừng cố gắng, tiếp tục ra mặt tranh luận với Trình Hi Học. Cháu đoán việc phản bác các chuyên gia tỉnh Yến sắp tới, Chủ tịch tỉnh Phạm sẽ lại để cháu ra mặt.
– Không phải cậu đã nghĩ ra đối sách rồi sao?
Tống Triều Độ rất vừa ý với câu trả lời của Hạ Tưởng.
– Vâng, cháu đã sắp xếp An Dật Hưng và Bành Mộng Phàm viết bài rồi. Có điều lời văn phản bác của họ chưa đủ sắc bén, hơi mềm một chút, cháu không vừa ý lắm. Tạm thời thì chưa có người nào phù hợp hơn cả.
– Cậu cũng có thể ra mặt, còn một người nữa mà cậu đừng quên, đó là Phạm Tranh.
Ánh mắt Hạ Tưởng bừng sáng, lập tức lắc đầu:
– Chỉ sợ là Chủ tịch tỉnh Phạm không cho Phạm Tranh ra mặt ạ,
– Chưa chắc.
Tống Triều Độ nói rất chắc chắn.
– Chủ tịch tỉnh Phạm đã nhìn thấy triển vọng của việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, tiền đồ chính trị của ông ta cũng sẽ gửi thác vào đó. Luận chiến lần này là một cơ hội, nếu biết vận dụng thích hợp thì Phạm Tranh có thể nhân cơ hội một bước thành danh. Tiểu Hạ ạ.
Lời Tống Triều Độ nói cũng không phải vô lý, Hạ Tưởng quay về văn phòng, vẫn đang cân nhắc tính khả thi khi mời Phạm Tranh ra mặt tham gia luận chiến. Nếu hắn và Phạm Tranh cùng nhau ra mặt, làm đệ tử của Cốc Nho cùng lúc ra ứng chiến cũng có thể thu hút được sự chú ý lớn của giới học thuật trong nước.
Đang trong lúc suy nghĩ, thì nghe thấy một tiếng cười khẽ truyền đến, nghe tiếng cười thật thân quen, có điều Hạ Tưởng đang suy nghĩ, nên phút chốc không nghĩ ra là ai được.
Đợi người ta đi vào phòng làm việc rồi hắn mới không kìm nổi cười, không ngờ đến tiếng cười của Tiểu Thì cũng không nghe ra, đúng là thất bại.
Tuy nhiên khiến cho hắn phải kinh ngạc chính là, Nghiêm Tiểu Thì đang cười duyên dáng đi cùng Cổ Ngọc, hai người người nói người cười như kiểu những người bạn đã quen biết từ rất lâu rồi.
Hạ Tưởng kinh ngạc hỏi:
– Hai người quen nhau?
Cổ Ngọc thản nhiên cười:
– Quen nhau, vừa mới quen nhau. Sao vậy, không cho chúng tôi mới quen đã thân sao?
Hạ Tưởng đứng dậy, không tiếp lời Cổ Ngọc mà nói với Nghiêm Tiểu Thì:
– Hoan nghênh Tổng giám đốc Nghiêm.
Nghiêm Tiểu Thì cũng nghiêm trang nói:
– Xin chào Trưởng phòng Hạ. Hôm nay tôi đến tổ lãnh đạo là có việc muốn nhờ, xin Trưởng phòng Hạ giúp cho.
Cổ Ngọc đứng một bên nhìn Hạ Tưởng, rồi lại dò đoán Nghiêm Tiểu Thì, thử xem có phát hiện ra cái gì không, kết quả khiến cô phải thất vọng là: Bộ dạng của Hạ Tưởng và Nghiêm Tiểu Thì đều rất nghiêm túc, không có gì kỳ lạ cả.
Nghiêm Tiểu Thì không đến tay không, trong tay cầm một giỏ hoa quả, nhiệt tình mời mọi người. Chung Nghĩa Bình còn khách sáo thoái thác vài câu, Phương Cách thì không từ chối mà cầm lên ăn luôn, vừa ăn vừa nói:
– Có lãnh đạo tốt là may mắn, có lãnh đạo có duyên với người đẹp thì đúng là có phúc.
Cổ Ngọc tức giận nói một câu:
– Nếu anh là người đẹp, gặp phải một lãnh đạo háo sắc thì xem anh còn coi là có phúc nữa hay không?
Phương Cách cười ha ha:
– Người đẹp mà gặp phải lãnh đạo háo sắc, với được đến lãnh đạo thì đó gọi là thần rồi.
Cổ Ngọc tức quá rồi:
– Hứ, logic gì chứ. Cũng may anh không phải con gái, nếu không thì làm mất mặt giới phụ nữ.
Phương Cách cứ kêu oan:
– Tôi thấy tôi mà là phụ nữ thì cũng là nguyên tắc lắm. Nguyên tắc của tôi là, chỉ bám vào lãnh đạo trẻ tuổi, đẹp trai. Còn với những ông dê già thì không cần biết ông ta làm quan to thế nào đều tuyệt đối giữ khoảng cách xa.
Càng nói càng không ra gì, Hạ Tưởng trừng mắt nhìn Phương Cách, rồi cùng Nghiêm Tiểu Thì ra khỏi phòng làm việc, đi ra bên ngoài.
Văn phòng Ủy ban nhân dân là nhà mới xây, hai đầu hành lang mỗi nơi đều có ban công lộ thiên có thể nghỉ ngơi một chút. Hai người đi đến ban công lộ thiên, Hạ Tưởng liền hỏi:
– Tiểu Thì, em có chuyện gì cứ nói đi.
– Cũng không chuyện gì cả.
Nghiêm Tiểu Thì chần chừ một lát, như là ngại ngùng không nói ra được. Nghĩ ngợi một lúc, vẫn nói thật lòng:
– Dượng bất công, căn bản không nhắc chuyện em bái Cốc lão làm thầy. Bây giờ anh là đệ tử đắc ý của ông ấy rồi, em thì sao đây? Em là thật lòng muốn học hỏi, cũng không phải vì bằng cấp, vì bình chức danh, thực sự là một lòng khiêm tốn hiếu học, muốn có nhiều kiến thức lý luận hơn, cũng muốn vận dụng vào thực tiễn nữa.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |