Quan Trường – Quyển 4

Phần 66

Hồ Tăng Chu vỗ mạnh vào vai Hạ Tưởng:

– Tiểu Hạ, cậu đã rất có thành ý. Trong tết này, tôi đến đây để góp thêm phần náo nhiệt, đừng ghét bỏ tôi tới gây thêm phiền toái nhé.

– Không thể nào, không thể nào, thị trưởng Hồ đến, tôi vui còn không kịp.

Tảng đá đang đè nặng trong lòng Hạ Tưởng rơi xuống, hắn bèn nhân cơ hội tăng thêm chút lửa

– Tôi vẫn luôn có một cảm giác thân thiết khó diễn tả với thị trưởng Hồ, trước đây không nói được nguyên nhân là gì, cho đến khi nhận được lễ vật của ngài, mới biết được rằng một thư pháp gia mà tôi đã biết từ lâu ngờ đâu chính là thị trưởng Hồ, đúng là làm cho tôi vừa kinh ngạc vừa vui mừng. Một trong những thư pháp gia mà tôi yêu thích nhất, chữ của thị trưởng Hồ vẫn luôn khắc sâu trong tim tôi, tôi đã từng tỉ mỉ mò mẫm một thời gian. Chỉ tiếc rằng thư pháp của tôi chẳng có lấy một chút tài năng thiên bẩm, nếu không có cơ hội tôi cũng muốn học ở ngài cách viết thư pháp.

Hồ Tăng Chu lập tức vui vẻ ra mặt.

Nói tới tình yêu đối với thư pháp, Hồ Tăng Chu gần như đã đạt đến trình độ si mê. Hạ Tưởng hầu như là người đầu tiên tán thưởng thư pháp của ông ta, cũng là người đầu tiên mà ông ta đích thân kí tặng. Lời khen của Hạ Tưởng làm cho ông ta rất vui mừng, liên tục nói:

– Tiểu Hạ, không cần tự ti, trong đạo của thư pháp, tài năng là một chuyện, phấn đấu cần cù cũng là một phần rất quan trọng. Tôi lại cảm thấy cậu rất tài năng, trong dịp lễ lộc như thế này, khi có thời gian chúng ta cùng nhau trau dồi giao lưu đạo thư pháp, cậu thấy thế nào ? Còn có Chủ tịch Trương ở tỉnh ủy cũng rất thích thư pháp, hay là đến dịp tết này, tôi cũng sẽ mời ông ấy đến, cả ba chúng ta cùng ngồi luận đạo ?

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Tỉnh ủy Trương Xán Dương ? Hạ Tưởng nghĩ thầm, thị trưởng Hồ đúng là rất lợi hại, Hạ Tưởng giờ mới biết được kẻ hậu thuẫn sau lưng của ông ta trong tỉnh chính là Trương Xán Dương.

Đối với nhân cách của Trương Xán Dương, Hạ Tưởng càng không hiểu rõ. Nhưng Hồ Tăng Chu đã mở miệng đề nghị, hắn ta cũng nhanh miệng đáp lại:

– Thế thật là tốt, Chủ tịch Trương có thể đến, viện an dưỡng đúng là vinh hạnh cực kì. Tôi vẫn còn có một yêu cầu hơi quá, nếu lúc đó thị trưởng Hồ và Chủ tịch Trương có ngẫu hứng, có thể viết ra những bức thư pháp tuyệt vời, cũng xin được treo trong viện an dưỡng, để làm tăng thêm mấy phần hơi thở văn hóa cho viện an dưỡng.

Hồ Tăng Chu cười lớn và nhận lời, tuy nhiên đưa ra một điều kiện:

– Không kí tên, không thu tiền nhuận bút danh nghĩa

Sau đó ông ta lại nhìn đầy thâm ý Hạ Tưởng

– Còn nữa Tiểu Hạ, việc tôi tặng chữ cho cậu là chuyện bí mật của chúng ta, không được tùy tiện lan truyền ra ngoài.

Hạ Tưởng mỉm cười hiểu ý.

Thị trưởng Hồ nói không được tùy tiện lan truyền ra ngoài, không phải thật lòng không tiết lộ ra bên ngoài mà là làm cho Hạ Tưởng xem xét thời thế, nói ra một cách khéo léo. Người có lợi có thể biết, người thưởng thức có thể biết, người không biết thưởng thức hoặc không có lợi đương nhiên không cần phải biết.

Cùng một lý lẽ, đối với những bức thư pháp sau này được treo trong viện an dưỡng, cũng cùng một cách nhận định như vậy. Nếu có vị lãnh đạo tỉnh nào thích chữ của thị trưởng Hồ, chữ đó sẽ trở thành một tác phẩm thư pháp của thị trưởng Hồ. Nếu như bị một vị lãnh đạo tỉnh nào đó phê bình, chữ đó sẽ chỉ là chữ của một kẻ vô danh tiểu tốt, chẳng phải là một tác phẩm thư pháp nào cả.

Giữa trưa, Hạ Tưởng mời Hồ Tăng Chu ở Sâm Lâm Cư ăn cơm, Sở Tử Cao tự mình ra đón. Hồ Tăng Chu rất cao hứng không ra ám hiệu bảo Sở Tử Cao tránh ra, mà còn nói cười vui vẻ, cùng Hạ Tưởng và Sở Tử Cao nói chuyện trên trời dưới đất.

Sở Tử Cao sao có thể không biết tân Thị trưởng của thành phố Yến. Mặc dù có chỗ còn kinh sợ, tuy nhiên bởi vì cơ duyên của Hạ Tưởng, hắn hiện tại cũng gặp nhiều quan lớn thị thành, vẫn có thể thản nhiên ứng đối, để lại cho Hồ Tăng Chu một ấn tượng không tồi.

Ngày đầu tuần, mới vừa đến nơi làm việc, Hạ Tưởng đã nghe thấy một việc làm cho người ta kinh ngạc. Bộ ngoại thương trước đó đã triển khai một hội nghị nội bộ, chính là báo cáo tình hình kinh tế của cả nước. Trong hội nghị, Bộ trưởng Dịch đích thân nói: Trong việc nhận định cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất công nghiệp của các tỉnh, đối với sự phát triển của các tỉnh ở Tây Nam và Tây Bắc rất đáng được tuyên dương, đồng thời, đối với nguồn lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế của tỉnh Yến không đủ, cơ cấu sản xuất công nghiệp không hợp lý thì đưa ra ý phê bình một cách khéo léo.

Đương nhiên bộ ngoại thương không có quyền quản lý đối với tỉnh Yến. Đề ra kiến nghị cũng là chỉ đạo của cấp trên, và đề xuất phê bình cũng chính là do những hệ lụy do sản xuất công nghiệp lạc hậu của tỉnh Yến, có thể nói là điểm trúng mấu chốt. Hội nghị nội bộ của bộ ngoại giao cũng không có bất kì ảnh hưởng nào đối với những quyết sách của tỉnh Yến, nhưng thường phải báo cáo với quốc vụ viện, mời Phó thủ tướng chủ quản xem qua.

Vốn dĩ bình thường các bộ ngành chủ quản đều có thể kiến nghị và phê bình các tỉnh, nhưng mà bộ ngoại giao đã chọn phải một thời cơ rất nhạy cảm, sau khi biết được tin này Diệp Thạch Sinh giận tím mặt, cho rằng Dịch Hướng Sư cố ý thị uy với mình, lúc này gọi điện thoại cho Dịch Hướng Sư, cùng ông ta tranh luận một phen. Kết quả đương nhiên là ai cũng cũng không thể thuyết phục ai.

Ngay sau đó Diệp Thạch Sinh liền nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng Hà Đông Thần phân công quản bộ ngoại thương. Giọng Hà Đông Thần nói tiếng phổ thông rất sỏi, cách nói chuyện chậm rãi, hơn nữa không có gì uy nghiêm, có vẻ giống như đang kể chuyện nhà hơn là đang bàn chuyện chính sự:

– Thạch Sinh, Dịch Hướng Sư báo cáo cho tôi, tôi đã xem qua. Đối với kiến nghị về việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp ở tỉnh Yến, ông ta có một cách giải thích khác, ông có thể tham khảo một chút, xem coi có thể từ đó vận dụng kinh nghiệm giải quyết thực tế khác hay không.

Hà Đông Thần là người được xếp hạng rất cao trong những phó thủ tướng, hơn thế nữa ông ta là người trẻ nhất trong số đó, là lực lượng trung kiên chủ chốt của nhóm bè phái trẻ trong quốc vụ viện, nghe đồn rằng chỉ một nhiệm kỳ nữa sẽ nắm quốc vụ viện. Tuy giọng của ông ta không được uy nghiêm, nhưng những kẻ quen biết ông ta đều biết rằng, những chuyện mà Phó thủ tướng Hà đã quyết định thì nhất định phải làm đến cùng. Bởi vì ông ta có nhiều thủ đoạn và hiện đang nắm giữ một lớp trí thức anh tài chính trị.

Diệp Thạch Sinh ngây người ra hồi lâu cũng không ngồi xuống. Đến khi trong điện thoại chỉ còn những tiếng bip bip do máy bận thì ông mới tỉnh ngộ ra, lẽ nào Dịch Hướng Sư đã đánh động đến Phó thủ tướng Hà gây áp lực đến tỉnh Yến rồi hay sao? Không thể nào, trong cuộc tranh luận của Dịch Hướng Sư và ông, vừa tranh luận gay gắt nhưng cũng có những lý luận giải quyết những ý kiến bất đồng, nhưng nhìn chung, chẳng thể nào tạo thành ân oán cá nhân được. Hơn thế nữa, theo như những điều ông biết về Dịch Hướng Sư, cũng đủ để hiểu rõ về con người ông ta, không thể có khả năng vì một chuyện nhỏ nhặt của Hạ Tưởng mà gây hấn lên tới quốc vụ viện.

Dịch Hướng Sư không phải người không có đầu óc chính trị. Như vậy việc Phó thủ tướng Hà gọi điện cho ông ta chỉ có một cách lí giải, bản thân Phó thủ tướng Hà nhất định có điều gì đó bất mãn với bộ máy thủ cựu ở tỉnh Yến.

Hơn nữa Phó thủ tướng Hà đích thân gọi điện cho mình, phải chăng đã gửi cho mình một thông điệp? Chính là nếu trong nhiệm kì của mình có thể làm cho cơ cấu sản xuất công nghiệp của thành phố Yến được điều chỉnh một cách hợp lý, như vậy khi Phó thủ tướng Hà nắm giữ quốc vụ viện, chẳng còn nghi ngờ gì nữa sự nghiệp chính trị của mình có thể tiến thêm một bước ?

Ý nghĩ của Diệp Thạch Sinh đã thay đổi không biết bao nhiêu lần chỉ trong nháy mắt, cuối cùng ông ta cũng bình tĩnh trở lại, quyết định tổ chức một hội nghị nhỏ, thăm dò ý kiến của mọi người. Suy cho cùng tỉnh Yến đã quen thói bảo thủ rồi, ông ta chỉ có một mình, chỉ mình ông ta có muốn thúc đẩy cải cách, cũng chỉ là một cây cột không chống vững nhà.

Hạ Tưởng vẫn còn chưa biết cuộc chiến đấu lần thứ hai đã bắt đầu, Dịch Hướng Sư đã tìm được một cái cớ, mượn cơ hội này làm khó dễ Diệp Thạch Sinh. Cũng chẳng phải do ông ta có ân oán riêng tư với Diệp Thạch Sinh, cũng chẳng phải là do Dịch Hướng Sư bất mãn đối với sự lạc hậu và ảo thủ của chính quyền tỉnh Yến, ông ta cảm thấy tỉnh Yến chỉ như một con thuyền lớn cũ kĩ đã mục nát, loang lổ không kham nổi, lại thêm chẳng ai tu sửa, chỉ miễn cưỡng lắc lư cầu may hướng về phía trước.

Thực ra tỉnh Yến có rất nhiều ưu thế có thể tận dụng, nhưng mỗi một bí thư và Chủ tịch tỉnh ở đây đều bảo thủ. Ngoại trừ việc xây dựng rầm rộ thì việc phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp dường như từ trước tới nay vẫn chưa có được một thành tựu nào có thể gọi là thành công. Bất kì thành công nào được nhắc tới, hầu như chỉ là ra vẻ mà thôi.

Nhân cơ hội này, Dịch Hướng Sư muốn mỉa mai Diệp Thạch Sinh, xem coi ông ta có dám thúc đẩy một cuộc cải cách lớn ở tỉnh Yến hay không. Trong cuộc tranh luận năm đó, Diệp Thạch Sinh rất khẳng khái, hùng hồn, ai nấy đều biết, nhưng sau khi đến làm Chủ tịch tỉnh mấy năm, ngược lại bặt tăm bặt tích.

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Thông tin truyện
Tên truyện Quan Trường – Quyển 4
Tác giả Chưa xác định
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện chưa được phân loại
Ngày cập nhật 13/09/2017 12:36 (GMT+7)

Một số truyện liên quan

Hẹn hò trong rừng - Tác giả The Kid
Sen và Cu Lì là cặp đôi yêu nhau đã lâu, cả hai đều làm việc cho một gia đình giàu. Sen làm người giúp việc còn Cu Lì làm tài xế. Sen còn rất trẻ đẹp, cô chấp nhận yêu Cu Lì, người lớn hơn cô đến 20 tuổi. Một hôm gia đình giàu có việc phải lên Đà Lạt. Cu Lì lái xe chở chủ đi, Sen cũng được cho đi theo. Họ ở trong một khách sạn. Chờ lúc gia đình chủ không để ý, Sen và Cu Lì lén bỏ đi ra ngoài hẹn hò. Địa điểm họ chọn là một khu rừng vắng. Đó là lúc buổi tối, Cu Lì lấy xe hơi của chủ...
Phân loại: Truyện nonSEX
Lâm Vãn Vinh – Quyển 8
Phần 66 Nhị tiểu thư ngây thơ hoạt bát, nghĩ cái gì là làm cái đó, nắm tay phu nhân đưa tới bàn tay Lâm Tam, làm phu nhân giật nẩy lên. Quỷ nha đầu, nói năng linh tinh. Tiêu phu nhân lắc đầu cười khẽ, mặt đờ ra, rụt tay lại: Đợi tới khi Ngọc Nhược trở về, làm lễ bù vào là được rồi, cần thay thế làm gì? Lâm Tam, ngươi nói đúng không? A, đúng, đúng... Lâm Vãn Vinh vội gật đầu, nghiêm mặt: Nắm nhầm tay là một vấn đề rất nghiêm trọng, ta tạm thời không định phạm vào loại sai lầm này. Huống chi, với vẻ quốc sắc thiên...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Lâm Vãn Vinh
Quan Trường – Quyển 12
Phần 66 Buổi chiều hôm đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban kỷ luật Tỉnh Phó Nghĩa Nhất dẫn tổ điều tra xuống điều tra ở Tần Đường, bắt đầu tiến hành điều tra sự việc giữa Lương Thu Duệ và Nam Hân Vũ, chính thức mở ra đợt sóng phản kích đầu tiên của Chương Quốc Vĩ. Sau khi Phó Nghĩa Nhất đến Tần Đường, Chương Quốc Vĩ và Thường Công Trị đã trực tiếp ra đón, Hạ Tưởng không ra mặt. Không phải do Hạ Tưởng có ý thoái thác, bản thân là Ủy viên thường vụ, vốn chức cao hơn Phó Nghĩa Nhất, nói cách khác, Phó Nghĩa Nhất không đủ tư cách để Hạ Tưởng ra đón...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Quan Trường

Danh sách truyện sex được đọc nhiều nhất

TOP truyện sex ngắn hay nhất!

TOP tác giả tài năng