– Bí thư Diệp, đoàn khảo sát tỉnh Lĩnh Nam cuối cùng xảy ra nguyên do gì mà đột nhiên lại dời lịch phỏng vấn lại?
Diệp Thạch Sinh tức giận nói:
– Từ trước tới giờ, vấn đề kinh tế luôn quan hệ mật thiết không thể tách rời khỏi chính trị. Phó bí thư Thôi, chính tay đồng chí đã làm nên bao nhiêu việc tốt rồi lẽ nào còn không rõ nguyên do? Hả?
Ông uy nghiêm đảo mắt nhìn tất cả mọi người đang ngồi một lượt.
– Sau này ai làm việc gì, đều cần suy nghĩ kỹ hậu quả, tính toán kỹ các nhân tố bất lợi trong đó rồi hãy quyết định. Tỉnh Yến không phải là một tỉnh kinh tế lớn. Để nhận được sự ủng hộ của các tỉnh anh em là cơ hội tốt và không dễ gì có được, không được vì những nhận định sai của một số người hoặc là vì năng lực chính trị không đủ mà gây nên tổn thất về kinh tế nặng nề cho tỉnh Yến. Tôi cho rằng một vài đồng chí nên tự kiểm điểm nghiêm túc một chút.
Sắc mặt Thôi Hướng đột nhiên đang tái chuyển hồng trở lại, trống ngực đánh thình thịch:
– Tôi, Bí thư Diệp, ý đồng chí là gì?
– Chẳng lẽ đồng chí không nhận ra đoàn khảo sát Lĩnh Nam chính là do ông cản trở sự đề bạt chính trực của đồng chí Khâu Tự Phong, nên mới hoãn lại lịch phỏng vấn. Nếu không phải đồng chí Thái Bình đã tinh mắt nhận ra năng lực của Khâu Tự Phong, cố gắng giúp tôi đề cử đồng chí Khâu Tự Phong đảm nhận vị trí Phó thị trưởng thành phố Bảo, thì chúng ta không những bỏ sót một cán bộ ưu tú, một nhân tài tốt mà còn làm mất chuyến thăm và cơ hội đầu tư vào tỉnh Yến của đoàn khảo sát tỉnh Lĩnh Nam.
Cuối cùng thì Diệp Thạch Sinh cũng nói ra được những điều bất mãn trong lòng bấy lâu về Thôi Hướng, cơn giận vẫn chưa nguôi, ông vẫy tay ra hiệu:
– Tan họp.
Diệp Thạch Sinh vung tay áo bỏ đi, để lại đám đông ngơ ngác nhìn nhau. Mỗi người một suy nghĩ, nhưng có một điều mà mọi người đều cảm thấy được là Diệp Thạch Sinh rốt cục vẫn là Bí thư Tỉnh uỷ quyền lực nhất, là nhân vật số một, một khi đã thể hiện quyền uy là có sức uy hiếp lớn vô cùng.
Sắc mặt Thôi Hướng liên tục biến đổi, mặc dù trong lòng hận đến căm hờn, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra bình tĩnh. Không thể thất lễ trước mọi người. Tuy vậy trong lòng hắn đang rối bời hoảng loạn. Khâu gia làm sao có được sức mạnh như thế được. Nếu có sức ảnh hưởng lớn đến thế ở tỉnh Lĩnh Nam thì tại sao Khâu Tự Phong lại phải ở lại tỉnh Yến?
Không hiểu được thì kệ, điều mà Thôi Hướng càng lo lắng hơn là thái độ cương quyết của Diệp Thạch Sinh. Hắn lo rằng Diệp Thạch Sinh và Khâu gia đã tiến đến gần? Có thể Diệp Thạch Sinh và Khâu gia không có quan hệ nhưng ông ta đột nhiên tỏ thái độ làm Thôi Hướng khá bất ngờ. Không phải Diệp Thạch Sinh vốn nhút nhát và ôn hoà sao? Lẽ nào vì giờ có một chút quyền lực mà dần trở nên mạnh dạn như thế sao?
Thái độ cương quyết và mọi quyền lực trong tay Diệp Thạch Sinh là cái kết mà Thôi Hướng không hy vọng nhất. Hắn ngồi lại một mình trong phòng họp rất lâu, cuối cùng hắn bỗng hạ quyết tâm, đời còn dài, thất bại nhất thời không phải sợ, qua năm nay đến Bắc Kinh vận động một phen và đàm phán tốt với Phó gia, lại tiếp cận với chỗ dựa ở Bắc Kiinh, thương lượng cách ứng phó từng bước tiếp theo.
Còn về phần Khâu Tự Phong thì không bàn tới nữa, chức Phó thị trưởng thành phố Bảo, cho dù đã bước chân vào được thường vụ Thành ủy, cũng không đủ sức ảnh hưởng đến đại cục được. Chỉ có một việc làm Thôi Hướng lo lắng là Hạ Tưởng gần đây vô cùng bình tĩnh, không hề có động tĩnh gì. Chắc hẳn hắn cũng đã biết chuyện bộ Ngoại thương, chẳng có nhẽ hắn không mưu đồ gì?
Đối với sự chỉ trích của Diệp Thạch Sinh trước mặt mọi người hôm nay, Thôi Hướng mặc dù khá mất mặt, nhưng dẫu gì cũng ở chốn quan trường bao năm, có ai là không bị nhân vật số một khiển trách chứ? Chuyện bình thường thôi, y vẫn còn có ngày chuyển bại thành thắng. Nhưng quả thật Hạ Tưởng chả có mưu đồ gì cả vì hắn đang bận rộn lên kế hoạch cho công việc năm tới, bởi vì hắn được biết năm tới, trước tết Hạ An sẽ cưới, qua năm lại là đám cưới Khâu Tự Phong. Hạ An ở Thành phố Yến là phía nam, Bắc Kinh lại ở phía bắc. Sang năm hắn có vẻ không được ổn cho lắm, liên tục đi nam rồi lại về bắc.
Sau khi xác định việc mình được điều làm thường vụ Thành ủy, Phó thị trưởng thành phố Bảo, Khâu Tự Phong gọi điện cho Hạ Tưởng, một là bày tỏ lòng cảm kích với Hạ Tưởng, một mực mời hắn đến Bắc Kinh tham dự tiệc cưới vào năm sau, hai là muốn tìm cơ hội, gặp Tào Vĩnh Quốc trước tết, hi vọng Hạ Tưởng có thể sắp xếp giúp hắn.
Hạ Tưởng nghĩ, mặc dù năm vừa rồi hắn rất bận, công việc quá nhiều, có nhiều khi không kham hết được, nhưng hắn vẫn đồng ý đáp ứng yêu cầu của Khâu Tự Phong. Phen này Khâu gia thể hiện được thế lực lớn, ảnh hưởng đến tận kết cấu chính trị tỉnh Yến, đồng thời còn ảnh hưởng sâu sắc đến Diệp Thạch Sinh. Sau khi Hạ Tưởng biết được mặt sau Hội nghị thường uỷ tỉnh uỷ, hắn mới nhìn Khâu gia bằng con mắt hoàn toàn khác.
Khâu gia không thiếu người tài, biết tận dụng thế lực kinh tế, lấy kinh tế để làm cầu nối với chính trị, thủ đoạn cực kỳ thông minh, so với những đối kháng chính trị đơn thuần ngày trước thì cao diệu hơn nhiều. Lợi ích chính trị, là phải đặt kinh tế lên đầu vì vậy lợi ích kinh tế ngày càng được coi trọng. Một bí thư tỉnh ủy tỉnh Lĩnh Nam có thể có sức ảnh hướng đến mấy tỉnh vùng xa xôi phía Tây Bắc.
Nhưng chả có cách nào cả, ai bảo trong tay người ta có khoản đầu tư lớn như vậy chứ!
Thăng tiến chính trị thì cũng đến một giai đoạn nhất định. Đến lúc chỉ có thể dựa vào tài nguyên chính trị, thì chả ai làm được gì được ai cả, cái chốt phân thắng bại là ai trong tay có tiềm lực kinh tế nhiều hơn.
Nói thẳng ra là những kẻ có nhiều tiền.
Chính trị trong nước cũng như chính trị thế giới, đại ca luôn là các nước giàu nhất. Vũ lực không phải là cái quyết định, nước giàu vũ khí hạt nhân thì cũng cần thức ăn cho vào mồm, bên ngoài thì cứ tỏ ra uy hiếp người ta, nhưng chỉ là to mồm thế thôi chứ thực ra chả có gì. Vác cây gậy lớn để đi xin ăn kỳ thật cũng chẳng khác gì so với việc khúm núm đi xin ăn, chẳng có tý danh dự nào cả.
Nhưng hình như tự nhiên Bộ Ngoại thương và Tỉnh uỷ tỉnh Yến đột nhiên không còn khúc mắc nữa. Bộ Ngoại thương không nhắc việc điều chỉnh kinh tế nữa, tỉnh Yến cũng không đưa ra chính sách mới hẳn nào về vấn đề cải cách kết cấu sản xuất. Hình như sau sự nổi sóng dữ dội lại đến sóng yên bể lặng vậy. Tuy nhiên Hạ Tưởng lại không được lạc quan như vậy, hắn có linh cảm đây chính là dấu hiệu của cơn bão sắp ập đến, rằng đằng sau còn tiềm ẩn nguy cơ gì đó.
Bởi hắn đã hỏi Liên Nhược Hạm, Ngô Tài Giang có phải là rút về không. Liên Nhược Hạm lại nói, Ngô Tài Giang đã đứng ngoài thế sự rồi, nhưng Dịch Hướng Sư có lẽ là nhận được ý đồ của cấp trên, không những không rút về mà còn tiếp tục đề xuất ý kiến về kết cấu sản xuất tỉnh Yến. Vấn đề bây giờ không phải là điều chỉnh hay không điều Hạ Tưởng mà là có người ở trên không bằng lòng với chính sách của tỉnh Yến, hoặc là bất mãn với Diệp Thạch Sinh hoặc Phạm Duệ Hằng.
Hạ Tưởng không nói gì, một lần nữa hắn lại trở thành mồi lửa châm ngòi cho sự việc. Nhưng việc này, bề ngoài có vẻ là một trận chiến nhưng để ý kỹ thì chính là thời cơ đến.
Chức vụ bản thân Ngô Tài Giang không cao, hiện vừa lên chức Thứ trưởng bộ Giáo dục nhưng trước mắt ông ta chỉ là phát ngôn viên nhà họ Ngô, chủ yếu là ông ta cố gắng đợi để đến lúc được nối nghiệp nhà họ Ngô, lời nói của ông ta khi ấy sẽ có trọng lượng tương đương. Hạ Tưởng cũng có lý do để tin tưởng, Liên Nhược Hạm lúc đầu tìm Ngô Tài Giang với ý định điều hắn đến Bắc Kinh, cho dù Ngô Tài Giang suy nghĩ thế nào thì cũng có thể khẳng định là khi ấy ông ta chả trao đổi với tỉnh Yến gì cả. Sau này Dịch Hướng Sư cố ý phát ra công hàm đều người vào ngày làm việc đầu tiên, cũng là muốn làm khó dễ Diệp Thạch Sinh một chút, có lẽ cũng là đùa, có lẽ cũng là trùng hợp, nhưng tóm lại là Diệp Thạch Sinh chẳng mảy may nể mặt tý nào, ngược lại còn khơi gợi lên oán cũ giữa Dịch Thôi Hướng và Diệp Thạch Sinh
Còn về việc Bộ Ngoại thương đưa ra phê bình khéo léo về kết cấu sản nghiệp đối với tỉnh Yến, thêm nữa còn báo cáo Phó Thủ tướng phân công quản lý, sợ rằng không những là thù cá nhân, hẳn là thái độ của Diệp Thạch Sinh đã kích thích Dịch Hướng Sư làm ông ta bất mãn với tỉnh Yến và cũng không hài lòng với Diệp Thạch Sinh, đồng thời ông cũng biết có những người cấp trên đã lâu không hài lòng đối với sự trì trệ và bảo thủ của tỉnh Yến, viện cớ như vậy để đưa ra luôn, tiếp theo là chuyện Phó Thủ tướng Hà ra mặt.
Phó Thủ tướng Hà ra mặt, không nhất định phải là thái độ của Thủ tướng hoặc Quốc Vụ Viện, rất nhiều khả năng là thái độ của một mình ông ta. Đương nhiên nguyên nhân sâu xa hơn thì Hạ Tưởng cũng không thể đoán được, hắn cũng chỉ phân tích qua loa như ở trên, nếu không phải liên quan đến lợi ích cá nhân hắn thì hắn cũng không thèm bỏ công bỏ sức ra để tìm hình ảnh thực tế của tầng lớp trên ở tỉnh Yến. Cũng không biết năm sau sẽ xảy ra chuyện gì nữa. Hạ Tưởng đành phải cười trừ, thôi được, không nghĩ nữa, làm tốt việc trước mắt đã rồi tính sau.
Quay đi quay lại vậy mà đã đến tết.
Vừa được nghỉ, Hạ Tưởng cùng Tào Thù Tuệ đến Đan Thành, hắn muốn về nhà trước để nhà bàn chuyện cưới xin cho Hạ An. Lúc đầu hắn định ra tết thì đưa cha mẹ lên thì không ngờ cưới Hạ An đột nhiên lại đổi lại cưới vào trước tết. Hạ Tưởng cũng có thể thông cảm cho tâm tình của Hứa Ninh nên cũng không nói gì nhiều.
Liên Nhược Hạm cũng muốn về cùng Hạ Tưởng, nhưng hắn nhất quyết không cho. Hiện tại cơ thể Liên Nhược Hạm không tiện, có thể coi là một loại động vât được bảo vệ cấp một cho nên không được đi lung tinh. Hắn đưa hai bảo mẫu về chăm giữ Liên Nhược Hạm. Vệ Tân cũng ở bên Liên Nhược Hạm, nói sang năm sẽ không quay về, vì cũng muốn chăm sóc cô. Hạ Tưởng cũng phần nào cảm thấy yên tâm hơn nhiều.
Trở lại Đan Thành, nhà và toàn bộ đồ dùng cũng đã được mua về, Hạ Tưởng giúp Trương Lan giải quyết một số việc vặt. Tào Thù Lê cũng không một phút ngơi tay. Trương Lan cứ đòi phụ một tay nhưng cô ấy không nghe.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |