Quan Trường – Quyển 4

Phần 77

Ấn tượng của Vương Tiếu Mẫn về Hạ Tưởng khi còn ở huyện Bá là khá tốt. Lúc đó ông ta đưa ra ý kiến muốn điều Hạ Tưởng quay trở lại thành phố Yến, mục đích là để ông ta theo dõi được nhất cử nhất động của Hạ Tưởng. Sau này huyện Bá được khai thông mở đường, du lịch phát triển, nền kinh tế chuyển sang một bước ngoặt mới, bề nổi thì là công lao của Lý Đinh Sơn nhưng người có mắt đều biết đằng sau chính là mưu kế của Hạ Tưởng, huyện có được phồn vinh như ngày hôm nay không thể không có công lao của Hạ Tưởng

Hạ Tưởng sau này bị điều về thành phố Yến, ông ta cũng cắt đứt liên lạc với Trần Phong, có nghe được chút thông tin về Hạ Tưởng. Mặc dù không nhiều và cũng không mấy chú ý đến hắn ta nhưng cứ nghe được tin gì liên quan đến Hạ Tưởng là ông ta lại để ý trong lòng. Lần này ông ta được điều tới thành phố Đan Thành đảm nhiệm Phó bí thư Thành ủy, quyền Thị trưởng, là một cơ hội quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông ta. Trên cương vị thị trưởng của thành phố Đan Thành, nếu làm nên chiến tích, cộng thêm số tuổi của ông, đảm nhiệm Bí thư Thành ủy một kỳ, có thể trước khi nghỉ hưu, dựa trên chiếc ghế cấp phó tỉnh để làm bàn đạp leo lên chiếc ghế trong Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc dưỡng lão.

Trước khi đặt chân đến thành phố Đan Thành, Vương Tiếu Mẫn đã nghiên cứu kỹ lịch sử và hiện trạng của thành phố Đan Thành và so sánh cẩn thận, tỉ mỉ thành phố Đan Thành với thành phố Yến. Ông ta phát hiện về mặt phát triển nền kinh tế những năm gần đây của thành phố Đan Thành chậm chạp và lạc hậu hơn rất nhiều so với các thành phố anh em khác.

Sau khi thành lập ra tỉnh Yến không lâu, sắp xếp số thứ tự biển số xe là dựa trên thứ tự quy mô của nền kinh tế đương thời của các thành phố. Thành phố Yến xếp thứ nhất, thứ hai là thành phố Tần Đường, thứ ba là thành phố Đan Thành. Mấy chục năm sau, biển số xe của thành phố Đan Thành vẫn là đứng sau thành phố Yến thế nhưng nền kinh tế của thành phố Đan Thành lại không được liệt vào bộ tam nữa, năm ngoái xếp hạng 5, năm nay đứng thứ 6, sang năm không biết có thể trụ lại ở con số thứ 6 không còn chưa biết thế nào, Vương Tiếu Mẫn vẫn chưa nhậm chức mà đã cảm thấy rất áp lực.

Kết cấu sản xuất của thành phố Đan Thành ngày một lạc hậu, ngành bông vải, công nghiệp nhẹ cũng từng có một thời hưng thịnh nhưng bây giờ tất cả đều rất điêu linh, đang đứng bên bờ phá sản. Đương nhiên cũng không thể nhận xét là hoàn toàn không phát triển được. Tổng công ty gang thép thành phố Đan Thành được mệnh danh là một trong ba cơ sở gang thép lớn nhất cả nước, tổng tài sản lên đến hơn 500 trăm triệu nhân dân tệ. Công nhân viên chức hai mươi ngàn người được trang bị năng lực sản xuất 5 triệu tấn một năm. Tuy là thép Đan Thành phát triển thì phát triển thế nhưng vẫn là doanh nghiệp nhà nước, hiệu suất kém, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, gánh nặng nhân công, áp lực quá lớn. Vì vậy, ngành công nghiệp nặng cũng không phải là hy vọng và lý tưởng trong mắt Vương Tiếu Mẫn.

Phải nói là thành phố Đan Thành trừ nhà máy thép Đan Thành ra thì dường như không có nền tảng công nghiệp nặng nào khác. Lại so sánh với một số xí nghiệp còn lại như như nhà máy rượu và nhà máy áo lông, có thể nói, kết cấu sản xuất công nghiệp của thành phố Đan Thành rất không hợp lý. Sản xuất công nghiệp phụ gia là ngành mới và có tiềm lực thì lại không có, về cơ bản kết cấu sản xuất công nghiệp vẫn chỉ là của mười mấy năm trước. Sau khi các tỉnh phát triển phía Nam hoàn thành xong giai đoạn chuyển đổi mô hình thì thành phố Đan Thành và đại đa số các thành phố khác của tỉnh Yến vẫn còn chìm trong giấc ngủ!

Những việc làm của Hạ Tưởng ở thành phố Yến trong việc cải tạo thôn nội đô rồi việc hắn đảm nhiệm chức Phó chủ tịch huyện An, làm cho huyện An trở thành một nơi thu hút đầu tư, mở rộng thêm khuôn viên, khu du lịch, khai thông đường … đã cho thấy vốn hiểu biết về chính trị và đầu óc thương mại nhạy bén của hắn xuất sắc như thế nào. Thậm chí sau khi Vương Tiếu Mẫn nghiên cứu cẩn thận về tất cả các công việc kinh doanh được Hạ Tưởng thông qua cũng phải giật mình kinh ngạc. Tất cả các dự án, hạng mục mà Hạ Tưởng nhìn trúng đều đi đến thắng lợi và đạt được mục tiêu như đã dự tính ban đầu.

Vấn đề thu hút đầu tư cũng không khó, cái khó là làm thế nào để sau khi có tài chính rồi có thể duy duy trì được

Hôm nay Vương Tiếu Mẫn quả thực rất muốn gặp Hạ Tưởng, thực chất ông ta có nghe nói y là người thành phố Đan Thành nên sinh ý nghĩ vì là người Đan Thành nên hắn có thể nói cho ông biết một số thông tin về phương hướng phát triển nay mai của thành phố Đan Thành.

Lúc đầu ba người chỉ nói chuyện phiếm. Dần dần Vương Tiếu Mẫn mới đi vào đề tài chính, nói ra ý đồ của ông.

Hạ Tưởng nghe xong, cúi đầu không nói gì.

Tình hình của thành phố Đan Thành thế nào, quả thực trong bụng hắn đều biết cả rồi. Mà không chỉ có riêng thành phố Đan Thành, ngay cả toàn bộ tỉnh Yến cũng giống như vậy, kết cấu sản xuất lạc hậu, tâm lý người dân chỉ mong ổn định, không đủ sức vươn lên, hậu quả là tỉnh Yến cứ mỗi năm lại tụt hạng trong số các tỉnh có tiếng trong cả nước. Nguyên nhân chính ở đây là nền kinh tế càng về sau càng kém lại thêm đứng trước cảnh đầu tư vào tỉnh Lĩnh Nam nên càng không thể ngóc dậy được.

Quả thật ánh mắt của Khâu gia rất độc đáo, hy sinh nhiều lợi ích lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, rốt cục mục đích là để nâng đỡ cho Hải Đức Trường nắm lấy tỉnh Lĩnh Nam. Hải Đức Trường vốn dĩ đang nuôi hy vọng đảm nhiệm vị trí bộ trưởng một bộ quan trọng ở Bắc Kinh, nhưng sau khi được cụ ông Khâu gia trực tiếp giảng giải, ông ta liền dứt khoát quyết định đến tỉnh Lĩnh Nam. Nhiều gia tộc khác vẫn chưa hoàn toàn ý thức được việc kinh tế đang dần dần trở thành lực lượng mang tính thay đổi vận mệnh chính trị, Khâu gia đã bước trước một bước. Chính vì vậy, Hải Đức Trường nhậm chức chưa được bao lâu thì tình cờ gặp phải chuyện của Khâu Tự Phong, chỉ cần ra tay là đã coi như quyết định được thắng bại.

Nếu như Hải Đức Trường đến tỉnh Lĩnh Nam từ hai năm trước thì Khâu Tự Phong đã có thể mượn cơn gió đông từ sự phát triển kinh tế tỉnh Lĩnh Nam, từ đó có thể làm nên những thành tích đáng tự hào ở huyện An. Mặc dù Hải Đức Trường trở thành bí thư tỉnh ủy tỉnh Lĩnh Nam và đợi hơn một năm trong Bắc Kinh, thế nhưng bây giờ nhìn lại vẫn là việc đem lại rất nhiều lợi ích. Hải Đức Trường làm bí thư tỉnh ủy chưa được bao lâu đã ra tay, lợi dụng thế mạnh về kinh tế, thay Khâu gia lật chuyển được không ít tình thế xấu.

Có thể tiên đoán được việc sau khi Khâu Tự Phong đến thành phố Bảo, có thể có cơ hội tận dụng thế mạnh của tỉnh Lĩnh Nam hơn. Thu hút đầu tư và tài chính, cải cách những khó khăn chưa giải quyết được ở huyện An. Khi sức mạnh chính trị không làm thế nào để đạt được tầm ảnh hưởng đến hết các khu vực khác thì sức mạnh kinh tế lại có thể làm được điều đó. Ngày hôm trước, Hạ Tưởng đã tạo điều kiện cho Khâu Tự Phong gặp mặt Tào Vĩnh Quốc, đồng thời hắn cũng nói riêng với Tào Vĩnh Quốc rằng Khâu Tự Phong có thể đem nguồn đầu tư đến thành phố Bảo, thậm chí khi phân công mảng quản lý cho các lãnh đạo thành phố, có thể để Khâu Tự Phong quản lý kinh tế.

Lại nói đến trình hình trước đây giống như nhà máy thép và nhà máy dược phẩm của thành phố Yến, trên lý thuyết là vượt qua cả những doanh nghiệp quy mô lớn của cả nước, nhưng trên thực tế là bị lỗ nặng. Vì do lo duy trì hình ảnh doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc gia, vì kế sinh nhai của vài vạn công nhân mà mỗi năm nhà nước phải đền bù một khối lượng tiền khổng lồ và sử dụng tiền vay lãi của ngân hàng để hạn chế lỗ ở mức thấp nhất mới không bị phá sản. Nếu như cái gì cũng căn cứ vào quy luật thị trường thì doanh nghiệp thép và dược phẩm của thành phố Yến đã bị đóng cửa từ lâu rồi.

Nhưng tình hình trong nước vẫn chỉ là tình hình trong nước, bắt buộc phải chú trọng những doanh nghiệp lớn, nếu không chẳng bao lâu dẫn đến náo loạn xã hội. Điều này Hạ Tưởng cũng có thể hiểu được nhưng cái mà hắn không thể hiểu được là những tỉnh phát triển có thể chuyển đổi thành công được, tại sao doanh nghiệp lâu đời tại tỉnh Yến phải dựa vào số vốn ban đầu, phải dựa vào trợ giúp của ngân hàng, hay chỉ còn có một con đường là phá sản?

Lẽ nào không thể đường đường chính chính để đối diện với thị trường, để đọ sức với cuộc chiến này một phen?

Rõ ràng là không phải là không thể mà là không dám, là trách nhiệm không rõ ràng.

Là một tỉnh có truyền thống tư tưởng khá bảo thủ cho nên người nhậm chức lãnh đạo ở doanh nghiệp lớn không phải là doanh nghiệp kinh doanh mà lại là làm quan chức. Quy đến cùng vẫn là vấn đề họ không muốn trở thành một người lãnh đạo doanh nghiệp mà là trở thành một trong số những viên quan làm cho chính phủ, mục tiêu lớn của các vị lãnh đạo lại là thăng quan, bước lên đài cao hơn chứ chẳng phải là vắt óc suy nghĩ làm sao để đưa doanh nghiệp làm mưa làm bão trên thị trường.

Doanh nghiệp có mang lại hiệu quả hay không cũng chả có mối quan hệ bắt buộc nào với việc các ông có thể thăng chứ được hay không, vậy thì ai còn lòng dạ nào mà mất công đi làm kinh doanh nữa? Nhưng dù sao đi nữa, bỏ công sức mấy năm làm việc, lại đổi một chỗ đứng tốt rồi lại được trèo lên được thêm một bậc nữa là có thể tạm thời an tâm về việc tăng lương, chế độ đãi ngộ, thậm chí sau khi hắn đi rồi thì sự sống còn của doanh nghệp đó cũng chả còn liên quan gì đến hắn nữa.

Năm đó tỉnh Yến không phải là không ra được thành phẩm tốt của các doanh nghiệp xịn. Thời kỳ những năm 90, đã từng có một nhà máy đồng hồ đeo tay nổi tiếng cả nước, khi đó doanh nghiệp này cho ra một đoạn quảng cáo, quay cảnh người ta ném chiếc đồng hồ từ máy bay trực thăng và độ cao mười mấy mét xuống đất, vậy mà chiếc đồng hồ không hề hấn gì, vẫn chạy giờ như bình thường. Đoạn quảng cáo đó đã làm chấn động một thời và tạo nên thương hiệu nổi tiếng cả nước.

Cũng thời kỳ đó còn có thương hiệu ti vi Vũ Hoàn làm cả nước xao động cũng là thương hiệu số một trong nước. Nguồn cung không đủ cầu, rất nhiều người phải dựa vào mối quen biết để lấy số thứ tự xếp hàng mua được một chiếc ti vi màu, có thể thấy được cảnh mua bán náo nhiệt lúc bấy giờ.

Nhưng đáng tiếc là, thời đó đã trở thành dĩ vãng, thương hiệu đồng hồ nổi tiếng những năm 90 thì nay ngay cả xí nghiệp cũng bị người ta bán đi. Còn ti vi hãng Vũ Hoàn nổi tiếng cả nước ngày ấy, giờ bị đánh đồng với nhà máy linh phụ kiện, trở nên bị phụ thuộc vào một thương hiệu mới nổi.

Ngẫm nghĩ mà làm người ta đau lòng.

Hạ Tưởng còn biết được một sự thật là, trước khi thị trường bước vào thời kỳ thịnh vượng, báo chí và tạp chí tỉnh Yến chính là ngành dẫn đầu cả nước, có một quyển tạp chí Tuổi trẻ đã từng có số lượng phát hành lên đến hàng tốp trong số các tạp chí cùng loại! Còn có một loại báo loại Thời Chính (chính trị ngày nay), lượng phát hành theo kỳ cũng đạt được con số 200 ngàn bản, cùng lúc được cả hiệu quả về kinh tế lẫn chính trị cũng đáng làm người ta phải khâm phục.

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Phần 61
Phần 62
Phần 63
Phần 64
Phần 65
Phần 66
Phần 67
Phần 68
Phần 69
Phần 70
Phần 71
Phần 72
Phần 73
Phần 74
Phần 75
Phần 76
Phần 77
Phần 78
Phần 79
Phần 80
Phần 81
Phần 82
Phần 83
Phần 84
Phần 85
Phần 86
Phần 87
Phần 88
Phần 89
Phần 90
Phần 91
Phần 92
Phần 93
Phần 94
Phần 95
Phần 96
Phần 97
Phần 98
Phần 99
Phần 100
Phần 101
Phần 102
Phần 103
Phần 104
Phần 105
Phần 106
Phần 107
Phần 108
Phần 109
Phần 110
Phần 111
Phần 112
Phần 113
Phần 114
Phần 115
Phần 116
Phần 117
Phần 118
Phần 119
Phần 120
Phần 121
Phần 122
Phần 123
Phần 124
Phần 125
Phần 126
Phần 127
Phần 128
Phần 129
Phần 130
Phần 131
Phần 132
Phần 133
Phần 134
Phần 135
Phần 136
Phần 137
Phần 138
Phần 139
Phần 140
Phần 141
Phần 142
Phần 143
Phần 144
Phần 145
Phần 146
Phần 147
Phần 148
Phần 149
Phần 150
Phần 151
Phần 152
Phần 153
Phần 154
Phần 155
Phần 156
Phần 157
Phần 158
Phần 159
Phần 160
Phần 161
Phần 162
Phần 163
Phần 164
Phần 165
Phần 166
Phần 167
Phần 168
Phần 169
Phần 170
Phần 171
Phần 172
Phần 173
Phần 174
Phần 175
Phần 176
Phần 177
Phần 178
Phần 179
Phần 180
Phần 181
Phần 182
Phần 183
Phần 184
Phần 185
Phần 186
Phần 187
Phần 188
Phần 189
Phần 190
Phần 191
Phần 192
Phần 193
Phần 194
Phần 195
Phần 196
Phần 197
Phần 198
Phần 199
Phần 200
Phần 201
Phần 202
Phần 203
Phần 204
Phần 205
Phần 206
Phần 207
Thông tin truyện
Tên truyện Quan Trường – Quyển 4
Tác giả Chưa xác định
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện chưa được phân loại
Ngày cập nhật 13/09/2017 12:36 (GMT+7)

Một số truyện liên quan

Lục Thiếu Du – Quyển 44
Phần 77 Mạnh mẽ vậy sao? Lục Thiếu Du nhịn không được kinh hãi, mộc thuộc tính sau khi hòa tan vào một thể, từ đó về sau lĩnh ngộ đối với mộc thuộc tính áo nghĩa thuận buồm xuôi gió, hoàn toàn không có trở ngại, đột phá đến Đại viên mãn Hóa Hồng dễ dàng, đột phá Hư Vô cũng có được mấy thành nắm chắc, tác dụng như thế, đích thật là so với thập đại Bán Thánh khí Tử Lôi Huyền Đỉnh cũng chỉ mạnh hơn chứ không yếu, là bảo vật cấp chí bảo. Lần này đi Côn Vân thế giới đại phát rồi. Đối với bảo vật bình thường, Lục Thiếu Du...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Lục Thiếu Du
Lăng Tiếu – Quyển 8
Phần 77 Phong Ảnh sớm đã tiêu hao hết tất cả linh lực, bị đại vĩ của lam sắc Giao Long quét ngang, tại chỗ liền khí tuyệt bỏ mình. Tiếp theo Lăng Tiếu không chút khahcs khí ở trên người Phong Ảnh thu thập một phen. Lăng Tiếu thấy Phong Ngoa bất phàm như vậy của Phong Ảnh trong lòng vui mừng vô cùng, nghĩ thầm người này có lẽ còn có trân tàng hiếm thấy khác. Cho nên Lăng Tiếu cơ hồ đem y phục của Phong Ảnh lột cái sạch sẽ, ngó nhìn có hay không còn đồ đặc biệt tốt. Đáng tiếc trừ đôi Phong Ngoa này cùng không gian giới ra đã không còn gì...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Lăng Tiếu
Quan Trường – Quyển 7
Phần 77 Triệu tổng, nói thật, lợi nhuận hai mươi phần trăm , năm mươi phần...
Phân loại: Truyện nonSEX Tuyển tập Quan Trường

Danh sách truyện sex được đọc nhiều nhất

TOP truyện sex ngắn hay nhất!

TOP tác giả tài năng