Lúc đang nói chuyện, Tống Triêu Độ và Tiền Cẩm Tùng cùng nhau đến văn phòng tổ lãnh đạo, đi theo sau hai người là một người đàn ông trung tuổi, béo.
Người đàn ông trung tuổi này béo, không cao, đôi mắt nhỏ, vẻ mặt cười, gặp mọi người thì đều cười, vừa nhìn đã thấy là người này đến sẽ có chuyện. Tuy nhiên việc gã tươi cười làm Hạ Tưởng lại thấy có phần giả tạo. Hạ Tưởng liền lập tức gán cho gã một biệt hiệu: kẻ nham hiểm.
Trước tiên Tiền Cẩm Tùng ra mặt giới thiệu với mọi người gã nham hiểm sắp nhậm chức phó tổ trưởng này tên là Cát Sơn. Sau đó Tống Triêu Độ cũng theo lẽ thường nói vài câu, cuối cùng thì Cát Sơn lên tiếng.
Ban đầu Cát Sơn khi bổ nhiệm chỉ được thông qua bởi cuộc họp hội ý của bí thư, vẫn còn cần trình lên hội nghị thường vụ thảo luận, khi thông qua mới được chính thức bổ nhiệm. Nhưng bình thường những việc đã được xác định khi họi hội ý, thì sợ chẳng may ở trên hội nghị thường vụ lại phủ quyết nên Diệp Thạch Sinh vội vàng không đợi hội nghị thường vụ thông qua đã để Cát Sơn được đi nhậm chức trước đã. Cũng là bởi vì Nhật báo quốc gia và Nhật báo tỉnh Yến lại có bài viết hoài nghi về việc điểu chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp đã mang đến áp lực rất lớn.
Nhật báo quốc gia còn đỡ, vì có Cốc Nho liên hợp mọi người phản kích lại. Chỉ có Nhật báo tỉnh Yến cho tới bây giờ vẫn chưa bị phản kích lại. Diệp Thạch Sinh không vội mới là lạ.
Cát Sơn nói ngắn gọn, mạnh mẽ chỉ nói có ba câu:
– Tôi đến là muốn vì mọi người mà phục vụ, không phải là lãnh đạo phụ trách hành chính, chỉ phụ trách tuyên truyền đối ngoại.
Tiền Cẩm Tùng và Tống Triêu Độ vừa đi, Cát Sơn vẫn tươi cười rồi đóng cửa lại, cùng họp kín với Hạ Tưởng, An Dật Hưng, Bành Mộng Phàm.
Cát Sơn là người thông minh, biết rõ vị trí của mình ở trong tổ lãnh đạo, cũng không giả bộ mà nói thẳng vào vấn đề:
– Tôi chịu sự nhờ vả của Trưởng ban thư ký Tiền đến tổ lãnh đạo. Bề ngoài là phụ trách tuyên truyền đối ngoại, nhưng trên thực tế là đến làm việc gì thì mọi người trong lòng đều biết rõ, tôi cũng không tiện nói nhiều. Trưởng phòng Hạ, nghe nói cậu đã có sẵn bản thảo trong tay rồi, lấy đến đây cho tôi xem.
Hạ Tưởng đem bản thảo đưa cho Cát Sơn nói:
– Một bản là của Phó tổ trưởng An, một là của trưởng phòng Bành, còn có một bản là bài viết của Tổng giám đốc Nghiêm, Nghiêm Tiểu Thì, nhà đầu tư vào du lịch văn hóa của thành phố Đan Thành. Mời Phó tổ trưởng Cát xem qua.
Cát Sơn khoát tay chặn lại, tiếp nhận bản thảo cúi đầu xem, liên tục xem hơn mười phút đồng hồ, không nói một câu nào.
Hạ Tưởng hết sức tán thưởng sự nhanh gọn, dứt khoát, tác phong quyết đoán của Cát Sơn. Nhìn qua thì tưởng là người tính tình mềm yếu, đến lúc bắt tay vào việc lại tuyệt đối không dài dòng dây dưa. Quả thật có phần thú vị.
Lại qua vài phút đồng hồ nữa, Cát Sơn đưa ra hai bản thảo nói:
– Quan điểm trong hai bài viết này quá mềm yếu rồi, luận điểm cũng chưa đủ sắc bén, nên còn phải sửa một chút. Còn bản này cũng không tệ lắm, hành văn như người chuyên nghiệp, đánh trúng vào điểm quan trọng, rất có năng lực.
Hạ Tưởng vừa thấy bản thảo được Cát Sơn khen ngợi chính là của Nghiêm Tiểu Thì, không khỏi âm thầm gật đầu. Cát Sơn không hổ danh là xuất thân từ Trưởng ban Tuyên giáo, thật là tinh mắt.
An Dật Hưng và Bành Mộng Phàm không nói lời nào, nhận thấy ánh mắt của Hạ Tưởng, liền xin phép rời đi. Hai người vừa đi, văn phòng chỉ còn lại có Cát Sơn và Hạ Tưởng, Cát Sơn liền khôi phục bản chất nham hiểm, cười tủm tỉm nói:
– Trưởng phòng Hạ, giờ không có người ngoài, tôi muốn nói một chút về việc phân công công việc của chúng ta. Mặt ngoài là tôi phụ trách tuyên truyền đối ngoại, nhưng thực tế ý của Trưởng ban thư ký Tiền là muốn cậu sẽ phụ trách tìm người viết bài, sau khi viết tốt rồi thì nên đăng ở tòa soạn báo nào, khi nào đăng sẽ do tôi và tòa soạn báo đàm phán. Cậu tự nghĩ cũng có thể thấy rõ ràng là thật ra cậu mới là mấu chốt của vấn đề, bài viết thì tốt rồi, nhưng đăng ra được độ mạnh hay yếu mới là quan trọng, có đúng không?
Hạ Tưởng cũng không khiêm tốn nói hai câu:
– Tôi tổ chức việc soạn bản thảo thì không có vấn đề, nhưng trước khi đăng bài thì cần có Phó tổ trưởng Cát kiểm định, dù sao ngài cũng có chuyên môn và kinh nghiệm phong phú.
Cát Sơn rất vừa lòng với thái độ của Hạ Tưởng. Sau khi y nghe nói chuyện ầm ĩ giữa Hạ Tưởng và Phong Lợi thì nghĩ rằng Hạ Tưởng vẫn còn trẻ nên sẽ có tính ngạo mạn. Dù sao trong Tỉnh ủy có không ít ủy viên thường vụ đối với hắn khoanh tay ngồi nhìn, nên cũng có vốn liếng để mà cao ngạo. Không nghĩ tới cậu thanh niên này tươi cười nhã nhặn, nói chuyện hòa khí, so với lời đồn về sự kiêu ngạo thì đây là hai người khác nhau.
Xem ra lời đồn không thể tin được. Cát Sơn gật gật đầu, ấn tượng với Hạ Tưởng có vài phần tốt hơn hẳn:
– Được, vậy cứ quyết định như thế. Vậy cậu giao ba bản thảo cho tôi trước, sẽ làm cuộc phản kích lại đầu tiên. Cậu cố gắng tổ chức nhóm thứ hai viết bản thảo có trình tự và chất lượng hơn, phải cao hơn nhóm đầu tiên. Thế nào có vấn đề gì không?
– Không có vấn đề gì.
Hạ Tưởng thấy đối phương dễ chịu, cũng đồng ý.
– Việc đã được phân công, chắc chắn sẽ không khiến lãnh đạo thất vọng.
Trên mặt Cát Sơn toát ra sự vừa lòng và tươi cười. Ai nói Hạ Tưởng được ưu ái nên ngang ngược? Rõ ràng là một người còn trẻ tuổi nhưng có thể nói là hiểu biết và rất có chừng mực.
Trở lại văn phòng, Hạ Tưởng bước đi thong thả, ngẫm lại tỉ mỉ và phân tích lại một lượt. Bước tiếp theo là bài viết sẽ do hắn và Phạm Tranh tự mình viết, viết bài phản kích thứ hai lại chính là muốn mình và đối phương sẽ hình thành thế giằng co, khiến đối phương cảm thấy thực lực của bên mình cũng thường thôi, tiếp theo sẽ đạt được mục đích là khiến đối phương lơ là. Sau đó đồng thời với quá trình tranh luận, cố gắng đẩy mạnh việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp, sẽ cùng thành phố Đan Thành và thành phố Bảo dấy lên một phong trào mới, lấy sự thành công tạo thế lực cho đợt phản kích thứ ba.
Đợt phản kích sẽ do Cao Tấn Chu tự mình ra mặt, lại liên hệ với một vài chuyên gia giáo sư tại Bắc Kinh, thậm chí có thể mời Cốc Nho tự mình chấp bút, phát biểu cái nhìn về sự thành công trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh Yến, lấy sự thật để chiến thắng, công kích vào chỗ đau của đối phương, không thể tranh cãi được gì nữa, tranh thủ đánh một trận thắng lợi.
Tuyên chiến chẳng qua chỉ là bề ngoài, làm trưởng phòng của phòng Tổng hợp 1 trong tổ lãnh đạo, Hạ Tưởng biết rõ trách nhiệm của bản thân mình rất quan trọng. Hắn chẳng những phải tổ chức bài viết tiến hành phản kích với đối phương, bước tiếp theo còn phải tham mưu đưa ra kế sách để làm cho thành phố Đan Thành và thành phố Bảo thay đổi chế độ xã hội, tạo ra những thành tích khiến người ta phải tin phục.
Hiện tại nếu Thành phố Đan Thành có thể khởi công được tuyến đường sắt nối ra biển thì sẽ là một dấu hiệu của sự thành công.
Nhưng tuyến đường sắt nối ra biển liên quan đến nhiều lợi ích, trong khoảng thời gian ngắn mà muốn khởi công thì gần như không có khả năng. Dự án du lịch văn hóa coi như cũng là một thành tích không nhỏ. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có một số dự án cũ rích, cũng không có sức thuyết phục quá lớn. Nếu Bành Mộng Phàm có thể thực hiện được ý tưởng làm cho các nhà máy thay đổi chế độ xã hội thì thành tích của thành phố Đan Thành cũng khá đầy đủ.
Hạ Tưởng luôn không thích gửi gắm hy vọng ở người khác. Thực ra hắn đã nhìn thấy được triển vọng thị trường của nhà máy rượu ở thành phố Đan Thành, cho rằng nếu được vận hành một cách hợp lý, khẳng định có thể tha hồ phát huy tài năng.
Rượu Tương Đài của Thành phố Đan Thành những năm trước đã từng đứng vị trí số một. Bởi vì lúc ấy có một vị lãnh đạo nhà nước cực kỳ có uy vọng sau khi nhấm nháp rượu Tương Đài đã đề một câu: “Nam có Mao Đài, bắc có Tương Đài “. Từ đó, rượu Tương Đài rất nổi tiếng, lượng tiêu thụ đứng thứ ba trong toàn quốc, từng là nhà máy ngôi sao, có nhiều lợi nhuận và đóng góp thuế rất lớn cho thành phố Đan Thành.
Chỉ có điều không lâu sau đó, nhà máy rượu Tương Đài vẫn là nhà máy quốc doanh, không xác định được hướng đi và dần dần đi xuống dốc. Lãnh đạo Nhà máy rượu không có chí tiến thủ, chỉ nghĩ làm thế nào để thăng quan, không nghĩ làm thế nào để đưa rượu Tương Đài ra tiêu thụ trên toàn quốc, không nghĩ làm thế nào phát triển thị trường có lợi ích và hiệu quả. Mà đấy lại là căn bệnh giống nhau của tất cả các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh của tỉnh Yến. Họ tìm mọi cách khai thông các quan hệ với các cơ quan chính phủ, để rượu Tương Đài trở thành rượu chuyên dùng của chính phủ, các cơ quan chiêu đãi chỉ dùng rượu này, đó chỉ là hướng đi nhằm tới các cơ quan hành chính, không phải là hướng đi nhằm tới thị trường.
Quả thật là đều xuất phát từ việc gìn giữ thương hiệu mà suy xét. Thành phố Đan Thành quả thật đã có quy định hễ là các cơ quan, nhà khách của Ủy ban nhân dân thành phố dùng tiền công quỹ, rượu cũng phải dùng rượu Tương Đài, nếu không thì không thanh toán. Chỉ dựa vào các khoản tiêu phí công quỹ hàng năm đã là một thị trường khổng lồ. Hơn nữa rượu Tương Đài tại thành phố Đan Thành cũng có lực ảnh hưởng nhất định ở một số thành phố và vùng phụ cận, đủ để bảo đảm nhà máy rượu Tương Đài không đến mức đóng cửa. Nhưng đó chỉ đủ để thỏa mãn sự ấm no mà thôi, hiệu quả và lợi ích nửa vời, đồng tiền lớn thì không thấy đâu mà mấy mảnh tiền trinh thì liên tục, tư tưởng làm ăn nhỏ tràn lan, rượu Tương Đài từng danh chấn nhất một thời cũng dần dần rời khỏi tầm mắt của công chúng. Từ đó nhà máy rượu nổi tiếng nhất cả nước lại dần dần tụt hậu trở thành nhà máy rượu cấp địa phương.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 5 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Ngày cập nhật | 29/09/2017 12:39 (GMT+7) |