Nghĩ xong xuôi, Khoa chỉ vào đuôi xe oto, chiếc xe dừng nhưng vẫn nổ máy, tiếng máy rú ầm ầm thổi hơi phù phù ra đằng sau:
– Đằng ấy, đ… ở đây đi.
Không còn thời gian mà nghĩ ngợi nhiều, giờ G đã điểm, đến nước này có tuột quần đái giữa sân vận động Hàng Đẫy nàng cũng làm nữa là, nhưng vẫn không quên:
– Đằng ấy che đằng sau hộ nhé, cấm được nhìn đâu đấy.
Khoa nhe nanh, à quên, nhe răng tỏ vẻ đếch cần:
– Không thèm!
Nhưng lại giơ luôn cái máy ảnh Canon đang treo lủng lẳng trước ngực lên như có ý muốn nói “đây không nhìn nhưng chụp ảnh lại được không?”
Không thể nhịn thêm được nữa, nàng từ từ ngồi thụp xuống đuôi xe, chiếc váy xòe ra che kín đến tận gót chân chạm hẳn xuống đất, đầu nàng ngó lại phía sau xem Khoa có nhìn lén mình đái không thì thấy anh chàng cũng ngồi xuống giống mình nhưng quay lưng lại, hai tay giơ máy ảnh giả vờ chụp ảnh xe oto từ dưới xuôi đi lên. Yên tâm về kẻ mới quen, nàng luồn tay vào trong váy lên hai bên quai quần lót và tế nhị kéo xuống đến ngang đầu gối, sau đó hơi nhấc một ít chân váy rời khỏi mặt đất để tránh cho nước đái chảy vào. Và thế là…
Xen lẫn tiếng “tách tách tách” phát ra từ chiếc máy ảnh mà Khoa đang đưa lên mặt là tiếng “Tồ tồ tồ tồ, xè xè xè xè” từ dưới bướm nàng vang lên, đoạn đầu thì liên tùng tục vì nàng xả van, thôi gồng cơ bụng, nhả cơ bướm cho nước đái tự do tự tại ung dung phọt ra ngoài, sau là tiếng “xè xè” nhát ngừng nhát nghỉ từng đoạn gấp khúc vì nàng rặn cho nước đái ra bằng kiệt.
Ôi cuộc đời, có lúc nào mà người ta gọi là “khoảnh khắc hạnh phúc” thì nó chính là đây, cái cảm giác nhịn đái bấy lâu mà được xả một phát chả gọi là hạnh phúc thì là gì nữa. Cô nàng váy trắng của chúng ta đúng là đang ở hoàn cảnh này, khuôn mặt nàng giãn ra kèm với một nụ cười mỉm vô cùng hạnh phúc. Nếu một ngày đi đái khoảng 20 lần, 22 năm sống trên đời đã đái được bao nhiêu lần rồi nhỉ, nhiều lắm chẳng nhân nổi. Nhưng có lẽ lần đái này mang lại nhiều cảm xúc nhất, nhiều điều thú vị nhất trong cuộc đời nàng tính đến giờ. Giữa đường, sau đuôi xe, cạnh một anh chàng mới quen, cạnh tiếng gầm rú của động cơ, giữa tiếng gió máy thổi phù phù. Có cái nhà vệ sinh nào trên đời có đầy đủ yếu tố đó không?
Giọt nước cuối cùng cũng đã rời khỏi bể chứa chui ra bên ngoài. Cô nàng bí ẩn chưa có tên ấy nhấp nhổm mông, giật giật mông để cho những giọt nước thần kỳ còn sót lại bên ngoài đám da bướm mỏng manh rơi xuống mặt đường nhựa, đó là thói quen mỗi lần đi đái của phụ nữ nói chung và của cô nàng chưa có tên nói riêng.
Giây phút linh thiêng này, nàng mới chợt phát hiện ra một tình huống oái oăm vô cùng, chả là theo thói quen, mỗi lần đi đái, khi đái xong thì nàng đều phải dùng giấy thấm thấm vào bím, để cho bím khô, chỉ có như vậy mới không bị ngứa bím về sau. Vừa nãy lúc lên xe, 2 cái vali trong đó có cả vật dụng con gái của mình đều bị anh lơ xe cất vào cốp. Giờ phải làm sao ta?
Lại thêm một tình huống khó xử nữa, đã trót thì trét, nàng lấy hết can đảm ngoảnh cầu cứu người đàn ông bên cạnh mình:
– Đằng ấy… có mang giấy không?
Khoa nghĩ mông lung một hồi mới nghĩ ra là sao cô nàng lại hỏi xin giấy, mỉm cười bí hiểm:
– Không, đàn ông mang giấy theo làm gì.
– “Thế… Thế… thế có mang khăn không?”, Mặt đỏ dừ nhưng nàng vẫn cố vớt vát.
Quả thực Khoa luôn mang trong mình một chiếc khăn mùi xoa, cái này cũng là do nghề nghiệp mà ra. Chả là, làm thợ ảnh, hay phải ngắm vào ống kính, trong trường hợp có mồ hôi trên trán hay trên mặt thì phải lau không mồ hôi sẽ thấm xuống mắt làm nhòe đường ngắm. Chiếc khăn mùi xoa ấy màu nâu gụ. Theo phản xạ, Khoa rút khăn ở túi áo ngực ra rồi chìa ra cho cô nàng:
– Đây!
Rồi khi đưa xong mới hớ người ra là mình vừa phạm phải một sai lầm chết người của một thằng đàn ông. Ai đời khăn để lau mặt mình lại đưa cho cô ta lau bướm. Nếu là vợ, là người yêu, hay là mẹ, là dì thì lại đi một nhẽ, đằng này cô nàng lại là người lạ hoắc, mới quen vài ba tiếng đồng hồ. Nghĩ vậy nhưng cũng chẳng rút lại được vì trong lúc Khoa nghĩ về điều đó thì chiếc khăn mùi xoa thân yêu đã có được một vinh dự mà có lẽ cả đời nó mới có một lần, đó là được chạm vào da lồn của một cô gái trinh nguyên. Chiếc khăn mùi xoa màu nâu gụ đó cong mình sung sướng, phấp phới tung bay trước bướm hưởng thụ mùi thơm nồng nàn của nước đái pha lẫn mùi đặc trưng con gái. Đôi khi, cả cuộc đời chỉ cần có 1 lần như vậy là mãn nguyện lắm rồi.
Lau bướm xong, nàng khéo léo kéo quần lót lên, tất cả hành động đái từ nãy đến giờ nàng làm khéo léo đến nỗi một phân mông, một ly bướm cũng không lộ ra ngoài, tất cả đều được chiếc váy kia đậy hết. Nói khéo thì là khéo thôi, chẳng qua nàng mặc váy, chứ nếu mặc quần thì đến mẹ nàng cũng chẳng che nổi mông mỗi lần đái. Phải không nào.
Đứng dậy, nàng cười tít mắt, tay vẫn cầm chiếc khăn mùi xoa bị ướt một đúm khá to ở chính giữa, ướt là do nước đái:
– Hí hí hí hí hí!!! Cảm ơn nha!
Nha với chả nhiếc, Khoa nghĩ vậy vì còn đang tiếc rẻ chiếc khăn, không lẽ lại đòi lại luôn, nếu là cô ta dùng để lau mặt thì mình đòi lại cũng chẳng sao, giặt phát xong luôn, đằng này cô ta lại dùng để lau bướm, thôi coi như là cho cô ta.
– Không có gì!
Nói xong Khoa bước đi thẳng về phía cửa xe, để lại sau lưng nụ cười bí hiểm của nàng tiên đái đường, nàng giấu chiếc khăn mùi xoa ở đằng sau lưng rồi theo bước Khoa lên xe.
Chiếc xe tiếp tục lăn bánh sau quãng nghỉ độ 3 phút đồng hồ.
…
Đến trạm nghỉ trên đường cao tốc, xe dừng lại khoảng 15 phút để hành khách đi vệ sinh, ăn uống cái gì đó rồi lại tiếp tục lên đường.
Hết cao tốc, xe rẽ trái theo quốc lộ 279 là đến địa phận tỉnh Lai Châu. Bắt đầu từ đoạn này, cảnh đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc bắt đầu hiện ra trong tầm mắt của hành khách.
Qua ô kính cửa sổ oto, Khoa liên tục dí mắt vào ống ngắm để tìm những khuôn hình đẹp nhất, chụp kiểu này có khi cả trăm kiểu mới lấy được một kiểu. Đồi đồi, núi núi, rừng rừng, bản bản, ruộng ruộng, nương nương san sát, núi này gối đầu lên núi kia, thung lũng này nối với thung lung kia, xen giữa là các ruộng bậc thang trồng lúa trồng hoa màu. Thi thoảng là những xóm làng độ đôi ba chục hộ tụ tập thành một chòm lại với nhau. Lại có những chòi canh trơ trọi giữa một mỏm đồi trống, là của người dân địa phương làm nhà tạm để canh ruộng canh nương khỏi thú hoang.
Không khí cũng trở lên trong lành, mát mẻ, hơn hẳn miền xuôi, giữa giờ buổi sáng, nhưng mỗi khi xe đi chậm để vượt một con đèo, những làn sương mỏng chập chờn ôm chầm lấy chiếc xe, bám vào cửa kính như đùa như bỡn. Xa xa, thi thoảng mùi khói rừng len lỏi lùa vào bên trong, rõ là mùi đốt rơm đốt rạ, đốt củi khô của thôn dân hai bên đường. Mùi này đến lạ, nó vừa nồng nhưng lại vừa thơm, lúc đầu thấy khó chịu, sau lại thấy thích, muốn ngửi mãi không thôi.
Hành khách trong xe đa số đã tỉnh hẳn nhìn cảnh vật ven đường, chỉ có một số ít là dân buôn đã quá quen với cung đường này nên vẫn thiu thiu thiu ngủ. Hai bên đường, người dân tộc chúi đầu về phía trước để quốc bộ leo lên dốc hoặc hơi ngửa người ra đằng sau khi xuống dốc. Sau này Khoa mới hiểu tại sao họ lại đi như vậy, là để lấy thăng bằng.
Khoa háo hức lắm, cô gái ngồi cạnh Khoa cũng không dửng dưng, chăm chú nhìn mọi thứ trong tầm mắt. Thấy Khoa hay chụp ảnh nên cô cũng ngại không xin đổi chỗ như dự định ban đầu. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên nàng đặt chân đến với vùng Tây Bắc diệu kỳ này.
…
Đúng như dự đoán ban đầu, khoảng 12 giờ trưa thì xe về đến bến xe Lai Châu, vào thành phố rồi thì không khí trong lành cũng không còn nữa, thay vào đó là cảnh đô thị tấp nập người xe giống như ở miền xuôi.
Ai ai cũng vội trong cái bến xe này, người hành lý, người í ới gọi nhau không biết đâu mà lần.
Cũng vì đông người quá, khi xuống đến nơi, hay tay hai ba lô hành lý, Khoa đã lạc mất cô nàng mà mình mới quen.
Đảo mắt nhìn khắp nơi nhưng tuyệt không thấy bóng dáng nàng ấy đâu. Quái lạ, đi đâu mà nhanh thế nhỉ, đến nhanh một cơn gió mà đi cũng nhanh như một con chó.
Khoa mỉm một nụ cười tỏa nắng trưa, thầm nghĩ trong lòng về một cô gái kỳ lạ mà mình gặp trên xe, rồi có duyên trong một số chuyện tế nhị:
– Kỳ lạ thật, mình còn chưa biết tên cô nàng!
Đặt chân lên được thành phố Lai Châu, mới chỉ được một nửa đoạn đường đến với mẹ, Khoa biết như vậy từ trước rồi. Chỉ là không thể xác định được phải mất bao lâu nữa mới tới nơi, đường rừng, đường núi, đường đồi không thể tính toán thời gian giống như đường nhựa được.
Từ bến xe, sau khi lót dạ qua loa mấy ống cơm lam chấm muối vừng bày bán ở cổng bến xe. Khoa hỏi một cán bộ bến xe đi về trung tâm huyện Sìn Hồ. Cũng may có xe luôn, chỉ phải đợi khoảng 20 phút là xe lăn bánh. Không giống như chuyến xe vừa rồi, chiếc xe này cũ hơn, nhỏ hơn. Trên xe lại đa phần là người dân tộc, nhìn quần áo họ mặc trên người Khoa cũng phần nào đoán được họ thuộc dân tộc nào, đa phần là người Mông, người Thái, còn lại có một số ít người Tày, Dao, Lự, Khơ Mú, Lào, Giáy, Kháng, Nùng và một số dân tộc ít người khác. Nhưng có một điểm chung, hầu như người nào cũng có một cái gùi trên lưng, ngồi trên xe họ để cái gùi bên cạnh, hoặc ôm vào trong lòng. Có lẽ họ mang những sản vật nhà mình trồng được, hoặc mình hái lượm, săn bắn được về thành phố bán cho được giá.
Khoảng cách từ bến xe Lai Châu đến trung tâm huyện Sìn Hồ chỉ khoảng 50km nhưng để đi được quãng đường này cũng ngót nghét 4 tiếng đồng hồ. Chiếc xe ì ạch leo từng con dốc cao chót vót tưởng như vượt qua cả tầng mây, rồi đôi khi còn lội nước ì ạch qua một đoạn đường bị nước rừng băng ngang. Hầu như chẳng khi nào xe vượt quá được tốc độ 20km/giờ.
Cuối cùng chiếc xe cũng ì ạch tới được trung tâm huyện Sìn Hồ, nói là trung tâm huyện nhưng cũng chỉ lác đác vài ngôi nhà tầng, là nhà do người miền xuôi lên đây xây dựng để làm các quán ăn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà trọ cho khách du lịch Ta và Tây. Còn lại phần nhiều vẫn là nhà sàn, nhà gỗ của người dân tộc bản địa. Mỗi dân tộc lại có một kiểu nhà đặc trưng riêng, làm cho cả cái huyện lị nhỏ bé núp bên hai dãy núi cao này nhiều màu sắc đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Quả thực, trước khi cất bước chân lên đường, Khoa không thể hình dung được quãng đường lên với bản cao, lên tìm mẹ lại xa xôi, hiểm trở và khó khăn đến thế. Chưa kể thời gian di chuyển nhiều, xe lăn bánh tại Hà Nội lúc 4 giờ sáng, giờ đã chập tối rồi mà mới đến được trung tâm của huyện. Mà theo như tìm hiểu của Khoa từ các diễn đàn phượt thì từ trung tâm huyện tới được các bản xa xôi mới thực sự là quãng đường đi thử thách lòng người. Chưa kể Khoa còn không cả biết đường đi, hoàn toàn dựa vào bản đồ Google và hỏi người dân địa phương. Đứng trước cái bến xe nhỏ như một bến cóc ở thủ đô, Khoa còn chưa biết mình phải về Điểm trường của mẹ bằng phương án gì nữa vì người và xe quá thưa thớt, lác đác lắm mới có một vài người dân tộc đeo gùi, đi bộ ngang qua đây.
May thay, đúng lúc đó, Khoa nhìn thấy một anh chàng dân tộc, mặc một bộ quần áo vải màu đen, đầu đội mũ nồi, đoán ra là dân tộc H’Mông vừa đỗ chiếc xe Win màu đen bên kia đường, chàng ta dựng chân chống chính lên rồi đang buộc lại cái bu gà đằng sau xe.
Chẳng biết trông vào đâu, Khoa mạnh dạn bước sang đường, balo quần áo đeo sau lưng còn ba lô máy ảnh đeo lủng lẳng đằng trước. Đến gần bên anh chàng dân tộc rồi nhưng anh ta hình như không quan tâm lắm, vẫn quấn quấn buộc buộc lại cái bu gà như chàng trai người Kinh là người vô hình vậy:
– Anh gì ơi, cho em hỏi cái này.
Nghe thấy tiếng hỏi, anh chàng dân tộc mới hơi dừng tay, ngó xung quanh thì không thấy ai, chỉ thấy mình và anh người Kinh, đoán là người đó hỏi mình. Anh chàng dân tộc nói giọng lơ lớ tiếng Kinh:
– Ơ cái người Kinh! Mày hỏi tao à?
Khoa xuýt chút nữa thì bật cười vì lối đối đáp không bình thường của anh chàng dân tộc, cũng may là đã từng xem trên phim về người dân tộc rồi, chứ không lại tưởng anh ta bị làm sao:
– Vâng, em hỏi nhờ anh cái này.
Buông hẳn cái dây thun buộc bu ga ra làm nó bật tung ra, phí công chằng từ nãy đến giờ, giờ muốn buộc lại phải làm từ đầu:
– Mày hỏi nhanh lên, cái mặt trời sắp xuống núi rồi, con gà rừng cũng sắp đi ngủ rồi. Tao phải về bản không mế tao mong.
Giọng nói thì có vẻ gấp gáp lắm nhưng thái độ của anh chàng dân tộc thì ngược lại, rất tửng tưng. Khoa bình tĩnh, nói thật chậm để anh chàng dân tộc hiểu rõ:
– Em muốn hỏi đường về bản Pu Sam Dề, điểm trường tiểu học Pa Thăm.
Nghe địa danh mà Khoa vừa mới nói, anh dân tộc có vẻ quan tâm lắm, đôi mắt sáng hẳn lên, một tay nhấc cái mũ nồi đen ra rồi gãi gãi vào mớ tóc bùng nhùng khô quắt của mình rồi lại đội lại mũ:
– Nhà tao ở Pu Sam Dề, thế mày lên nhà tao làm gì? Nhà tao không có nhiều thóc cho mày ăn đâu, chỉ có cái măng rừng tao hong trên bếp lửa là còn nhiều thôi.
Sau này, khi tiếp xúc nhiều với người dân tộc, Khoa mới học được tính kiên nhẫn khi nói chuyện với họ. Bởi, trong suy nghĩ của người dân tộc, mọi thứ đều thơ ngây, trong sáng và thánh thiện đến không thể ngờ, người ta không hiểu được ẩn ý, ẩn dụ như cách người Kinh hay nói:
– Không, em không đến nhà anh. Em lên bản tìm mẹ em. Mẹ em đang là giáo viên của điểm trường Pa Thăm.
– Mày đừng gọi tao là Anh, tên tao không phải là Anh. Mày phải gọi tao là A Dếnh, đó là tên cha mế tao đặt cho tao lúc tao mới sinh ra. Tao không cho mày đổi tên tao đâu. Sau này tao lấy vợ, cha mế vợ tao mới được đổi tên cho tao. Mày không phải cha mế vợ tao, mày không được đổi tên của tao. Nếu không tao bị con ma rừng nó bắt đi đấy.
Tên là một điều cực kỳ thiêng liêng với đối với người dân tộc H’Mông, dân tộc của anh chàng đang nói chuyện với Khoa. Tục đặt tên của người Mông cũng phức tạp, lúc đứa trẻ sinh ra độ 1 tháng thì gia đình phải làm một cái lễ đặt tên, chủ lễ gọi là ông Lùng, có thể là người họ hàng hoặc phải là ông nội của đứa trẻ, lễ được diễn ra từ sáng sớm bắt đầu bằng việc cúng trình báo các ma nhà (ông bà tổ tiên – theo cách hiểu của người Kinh), ông chủ lễ lấy gà sống và quả trứng gà sống đặt lên trên bát rồi đốt 2 nén hương đặt trước cửa nhà chính.
Tay ông Lùng cầm 2 mảnh sừng trâu, vừa khấn vừa nhìn ra cửa. Trong bài cúng, ông trình báo cho các ma nhà về sự ra đời của một đứa trẻ, cầu các ma cho nó được khỏe mạnh, khôn lớn, biết đi rừng, săn bắt, trồng trọt. Sau bài cúng ma nhà là đến các bài cúng ma rừng, các thần linh thiêng trong tôn giáo của người Mông. Cuối buổi lễ là phần mời họ hàng, bà con làng xóm liên hoan, thông thường, một lễ đặt tên cho đứa trẻ thường mổ một con lợn tạ, hoặc một con ngựa con mới đủ. Đứa trẻ mới đặt tên thì tên thường gồm 3 phần chính, đó là họ, cái này không đổi trong suốt cuộc đời, sau đó là tên đệm, thường có chữ “A”, và cuối cùng là tên. Như anh chàng dân tộc đang nói chuyện với Khoa tên đầy đủ là Giàng A Dếnh.
Thế chưa phải là hết. Đến tuổi trưởng thành, sau khi lấy vợ, thanh niên người Mông được cha mế vợ đổi tên đệm “A” thành một cái tên nào đó khác, đó là một cách ngầm thông báo tới dân bản rằng chàng thanh niên này đã hoàn toàn là một người trưởng thành, chín chắn. Việc đổi tên đệm của cha mế vợ hoàn toàn tùy ý nguyện của cha mế vợ, nếu con rể ngoan, con rể tốt, đối xử với con gái mình tốt thì cha mế vợ mới làm lễ cho. Còn nếu hư, ốm yếu thì cha mế chẳng bao giờ đổi tên. Nên có thanh niên Mông đến khi già vẫn phải mang tên đệm là “A”. Phong tục đặt tên của Mông là vậy.
Trở lại với câu chuyện bên lề đường đối diện bến xe nhỏ ở trung tâm huyện, thị trấn Sìn Hồ.
Khoa nói:
– A Dếnh, vậy em gọi là A Dếnh. A Dếnh cho em hỏi đường về bản của A Dếnh được không? Em lên gặp mẹ em.
A Dếnh nghe thấy người Kinh gọi tên mình theo đúng phong tục thì mừng lắm, cười nhe cả hàm răng đen vì nhựa rau rừng:
– Thế mẹ người Kinh là ai?
– Là cô giáo Thương.
A Dếnh kêu lên một tiếng như thân quen lắm, có lẽ cô giáo Thương là cái gì đó hết sức thân thuộc:
– A, cô giáo Thương, tao biết cô giáo Thương, cô giáo Thương còn dạy tao cái chữ, dạy tao biết cái tiếng Kinh của người miền xuôi, dậy tao biết cộng con bò con dê để không bị thiếu lúc dắt về. Cả bản tao ai cũng quý cô giáo Thương. Thế mày là thế nào với cô giáo Thương?
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong đời Khoa cảm thấy thấy tự hào về mẹ, về nghề nghiệp của mẹ, tất nhiên nho nhỏ thôi nhưng Khoa cảm thấy ấm áp lắm, ở giữa nơi xa lạ này, được nghe người khác kể về mẹ với một niềm hào hứng, một niềm vui, âu cũng là điều đáng nhớ.
– Em là con của cô giáo Thương. Thế A Dếnh cho em về bản cùng với A Dếnh có được không?
A Dếnh vô tư tự tay cầm cái balo đeo sau lưng và ba lô máy ảnh trước ngực của Khoa rồi bỏ tọt vào trong bu gà, thoăn thoắt như thạo việc lắm, vừa làm vừa nói:
– Được chứ, mày là con cô giáo Thương mà. Nếu mày là con cô giáo Thương thì mày cũng sống được 22 mùa rẫy giống tao rồi đấy.
Khoa luận một lúc mới hiểu, 22 mùa rẫy, ồ, là 22 tuổi giống mình, A Dếnh bằng tuổi mình mà sao nhìn già quá vậy, có lẽ người dân tộc vất vả lam lũ hơn nên trông già hơn chăng.
– Sao A Dếnh biết tôi được 22 mùa rẫy?
– Lên xe đi, nhanh không cái mặt trời nó lặn sau cái núi đằng kia là tao với mày không về bản được đâu.
A Dếnh vỗ đồm độp lên phần yên xe trống phía sau lưng mình, xe Win nên yên rất dài, vậy là Khoa ngồi giữa, phía trước là A Dếnh, phía sau là cái bu gà trống có 2 cái balo của mình.
A Dếnh rỉn ga cho xe chạy, phóng rất nhanh có lẽ là để đuổi theo ông mặt trời, vừa đi A Dếnh vừa ngoảnh lại phía sau làm Khoa lo lắng:
– Vì cô giáo Thương vẫn kể cho dân bản tao nghe là cô giáo có một đứa con trai bằng mùa rẫy với tao, cô giáo không nuôi được con vì còn bận dậy cho dân bản tao cái chữ.
Nước mắt ở đâu ra ấy nhỉ? Vì gió vù vù khi chiếc xe Win vun vút leo đèo lội suối, hay từ trong khóe mắt của Khoa chảy ra, gió làm nước mắt chia thành nhiều giọt nhỏ hơn bay vèo ra phía sau, hòa với khói xe để tan biến vào thiên nhiên bạt ngàn.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tà áo nơi biên cương |
Tác giả | Cu Zũng |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện người lớn, Truyện sex cô giáo, Truyện sex hay, Truyện sex phá trinh |
Ngày cập nhật | 19/12/2022 06:38 (GMT+7) |