Quê mẹ tôi là miền trung, hai năm rồi đấy. Không về tự dưng thấy nhớ. Tôi nhớ ngày mình còn đi học ở đây, nhớ những ngày nghỉ học vì gió bão, nhớ cả khi căn nhà, lớp mái tôn bị tốc bay vì gió lớn, nhớ cả những câu chuyện mà bà ngoại vẫn hay kể rằng ngày ấy bão lớn, làm hư hỏng hết mùa màng lúa má, người dân chỉ biết trông chờ vào chính phủ viện trợ mong chờ từng ngày để nhận những gói mì trợ cấp, gạo tình thương. Câu chuyện ngày hôm đó giờ cũng hơn mười năm trời, tôi vẫn không khỏi rùng mình khi nhận ra bà mình đã mất cách đây rất lâu. Lần trở về này, tôi chỉ có lủi thủi một mình. Trong lòng bồi hồi những cảm xúc khó tả.
Nhà của dì tôi ở trước kia là nhà cũ của mẹ, nhưng sau này tôi theo bố mẹ vào nam sinh sống nên căn nhà cũng bỏ trống, giờ để lại cho vợ chồng dì sinh sống tiện thể gần trường học của con mình.
– Trời ơi thằng Dương? Là cháu hả? – Nhà mày đi đâu mà suốt hơn hai năm nay không về thăm vậy.
– Dạ! Bố mẹ cháu bận…
Lý do hai năm không về, bận cỡ mấy mà cũng không thể kiếm được một ngày phép, nói dối mà cũng không biết cách. Tôi tưởng dì sẽ trách, nhưng đâu có, dì hoa mừng bật cười…
– Thôi! Về là tốt rồi, dì nhớ con lắm đấy – nhưng! Chỉ mình con về thôi à?
– Dạ…
Nét mặt dì thoáng buồn.
Hai đưa con của dì hoa, đứa lớn là thằng minh, còn đứa út là bé quỳnh. Tôi cảm động khi bất ngờ nhận được cái ôm bất ngờ từ con bé quỳnh. Nó khóc thút thít.
– Anh Dương! Sao giờ anh mới về, anh không nhớ quỳnh à? Hức.
– Anh xin lỗi bé, anh có chuyện nên không thể về thăm hai đứa.
– Hè này khi nào anh đi?
Thằng minh hỏi tôi.
– À… anh… sẽ ở lại đây rất lâu.
– Hả rất lâu, hì vậy…
Tôi cắt ngang.
– Chuyện này chỉ ba anh em mình biết thôi nhé.
– Vậy ngày mai đi chơi nha anh hì.
– Hè này em không phải học hả?
– Dạ có, hè này trường có mở lớp dạy hè cho học sinh có đủ căn bản để bước vào năm học mới á anh.
– Ừ! Ngoan lắm, hai đứa năm nay lớp mấy nhỉ…
Bé quỳnh xụ mặt, nó trách…
– Anh lâu không về, là quên rồi, năm sau em học 8 đó ghê chưa hì hì.
Tới đây thì tôi cũng biết là thằng minh cũng sắp bước vào lớp 9.
Ngày hè cũng chẳng có gì, tôi được giao trách nhiệm đi họp phụ huynh thay cho thằng minh.
– Anh Dương ơi?
– Sao vậy em?
– Mẹ em nói anh đi họp phụ huynh hộ em. Anh chở em nhé.
Nó chống xe đạp ra trước mắt tôi. Nghĩ đến đoạn đến trường khá xa, cộng thêm ngày xưa khi tôi còn đi học, lần nào đạp xe cũng đổ rã cả mồ hôi vì gió biển hất cản lại. Càng nghĩ tôi ngần ngại.
– Giờ đi thật hả?
– Dạ, đi đi anh.
– Nhưng mà mày theo anh làm gì?
– Hôm nay toàn trường lao động tổng vệ sinh mà anh.
– Ừ vậy thì đi.
Thằng minh năm nay là cuối cấp hai, dĩ nhiên tiền học sẽ nhiều hơn, và bố mẹ nó cũng sẽ cực hơn, nội cái chuyện học hè học phí cũng thấm, tôi đóng luôn cho nó.
Tính thằng minh ham chơi, tôi vừa chở nó đến nơi thì cu cậu đã nhảy tót xuống xe, nhập bọn với đám đông. Trước khi đi nó cũng không quên dặn.
– Họp phòng 9. 4 nha, em chào anh.
Biết là nó đã dặn, nhưng tôi đã không trở lại trường cách đây nhiêu năm rồi, lạ quá! Cái gì cũng mới duy chỉ có bác bảo vệ, ngày trước là một ông già, bây giờ cũng là một ông già.
Nội thất trường thay đổi, lòng vòng mãi mà tôi vẫn không tìm ra phòng, thầm lo vì sắp đến giờ, bên ngoài là tiếng chổi quét xào xạc ồn ào, còn bên trong là tiếng nói rôm rả của người lớn, chắc tôi là người phụ huynh trẻ tuổi nhất ở đây.
Bước vào mà ai cũng nhìn, chắc tôi trẻ quá, tôi cúi chào cô giáo rồi bước xuống bàn cuối. Đúng giờ, cô chủ nhiệm bắt đầu điểm danh, ai cũng đủ duy chỉ co một người, cái tên rất ấn tượng.
– Phụ huynh của em Hoàng Thu Trang.
Cô giáo nhắc hai lần mà cũng không ai hô, vắng.
Học hè từ thời tôi học thì không có, không hiểu sao năm nay lại có, học sinh được nghỉ cũng không yên.
Tôi sẽ quên ngay cái tên ban nãy nếu không gặp phải một người.
Đúng giờ, tôi đang đi ngoài hành lang, đi ngang qua là một vài nữ sinh, trắng trẻo và xinh lắm, tôi không dám nhìn lâu, chỉ lướt một chút rồi dán mắt về phía trước.
Xung quanh là tiếng thì thầm to nhỏ.
– Giáo viên mới hả mày, sao tao không biết.
– Trẻ ghê, cũng đẹp trai hì hì…
– Thầy ơi! Thầy đẹp trai ơi…
Quái! Mới lớp 9 mà lũ con gái sao bạo thế, chẳng bù cho con gái ngày xưa, e thẹn và ít nói, tôi đỏ cả mặt làm ngơ trước trò đùa của chúng. Bèn bối rối tìm đoạn nào vắng hơn. Đã tự bao giờ mà tôi cũng biết thế nào là nhát gái.
Đối diện tôi lúc này tự dưng một bóng trắng lướt qua tôi rất nhanh, là một cô bé, tóc xõa che hết mặt với tốc độ rất nhanh, no va phải tôi rồi ngã hẳn ra nền gạch, tôi thì không sao, chỉ có tay áo bị ướt vì cuộc va chạm vừa rồi.
– Có sao không?
Tôi tiến lại đỡ nó dậy, phát hiện ra áo con bé ướt đẫm, mắt đỏ hoe, tự dưng thấy thương quá trời.
– Sao khóc vậy?
– Em đau ở đâu hả?
Nó không nói gì…
– Sao trông em ướt nhem vậy?
Tôi bắt đầu vừa giận vừa ngượng vì nó không thèm trả lời lấy tôi một lời.
Không hiểu là tại sao hay là do bản năng, tôi vuốt cao mái tóc cô bé để nhìn nó rõ hơn một chút, nói thật là lúc đó không có rung động gì cả, con bé bất ngờ gạt tay tôi ra.
– Nó cắn môi.
– Dép em đâu, sao lại đi chân đất?
Ngu quá, tự dưng hỏi vô duyên quá thể.
Và trả lời lại tôi là ánh nhìn chớp nhoáng, nó bỏ chạy, chắc nó nghĩ tôi giận nó thì phải. Một cô gái kỳ quái.
– Anh Dương!
– Hả quỳnh?
– Hì! Anh đang nghĩ gì đó?
– Anh có nghĩ gì đâu (tôi chối)
– Hừ anh nói xạo, anh đang nghĩ đến chị nào trường em có đúng không?
Thấy quỳnh nhăn mặt, tôi bật cười thành tiếng, tôi bẹo má con bé là nó la oai oái.
– Đau quá anh Dương ơi… bỏ em ra.
– Em đoán đúng rồi đấy, anh đang nghĩ đến em nè hì hì…
Lúc về, tôi chở bé quỳnh về, còn thằng em nghịch ngợm kia đã tót đi chơi…
Tối đó thằng minh đi về muộn, nó bị dì phạt, ngay cạnh tôi là chú nam. Chú nói…
– Cháu về đợt này, giúp chú dạy kèm hai đứa nhé, bọn trẻ còn ham chơi không chịu học…
Tôi cười gật đầu dạ lễ phép. Dạy học à?
…
“Dương! Chị muốn đi thật xa, đừng giận chị! Sẽ có một ngày gia đình mình sớm đoàn tụ”
– Không chị ơi đừng đi… chị…
– Anh Dương… anh dậy đi.
Tôi bất ngờ tỉnh dậy giật mình trong đêm, phát hiện ra thằng minh đang ngồi cạnh tôi, nó hỏi…
– Anh nằm mơ thấy ma hả?
– Không? Sao em lại hỏi vậy?
– Ừ! Ban nãy em thấy anh cứ nói mớ, rồi lại nói linh tinh gì đó, ghê lắm…
Mặt thằng minh tái nhợt. Tôi lau mồ hôi nhễ nhại trên trán. Nóng quá! Tôi mắt nhắm mắt mở ra hiệu cho thằng em mở quạt…
– Anh có như thế hả?
– Dạ! [Nó gật đầu]
– Sao vậy hai đứa, nửa đêm mà lại la om sòm vậy?
Tiếng của dì hoa vọng qua từ phòng bên cạnh, giọng vẫn còn ngái ngủ trong đêm khuya…
– Dạ con ngủ mớ thưa dì.
Vậy là đêm đó, trằn trọc tới tận 2h sáng thì mắt mới có dấu hiệu mỏi và buồn ngủ, tự nhiên hôm nay lại nằm mơ thấy chị hiện về, ở quê thấy buồn quá, cái gì cũng bình yên, đến cả giấc ngủ cũng vậy, chỉ nghe thấy tiếng côn trùng kêu ri ri ngoài hiên.
Hai anh em thằng minh sẽ đi học vào ngày thứ hai, hôm đó hai đứa rủ tôi ra biển chơi, rồi đi ăn mì quảng, chiều chiều tôi buồn rầu đến phát khóc, vợ chồng dì phải đi làm sớm nhà cửa vắng tanh, hai con chó ngoài hiên thấy chủ mà không buồn vẫy đuôi. Nghe con bé quỳnh nói là dì hoa bận đi chuyện lúa má, nước ở thượng nguồn không chảy về mảnh ruộng, nếu thiếu nước lúa sẽ chết, vả lại mấy sào ruộng nhà dì lại nằm gần cuối nguồn nước, chỉ có nhà ai ở đầu nguồn là không phải lo gì, vậy nên ngày đó khi mẹ tôi còn ở đây vẫn phải thường nói chuyện cả ngày trời cũng vì chuyện này, đôi khi cũng xảy ra cãi nhau. Tất cả cũng vì miếng cơm hết.
– Anh Dương?
– Gì vậy em?
– Lên rừng chơi đi anh…
Lời đề nghị của quỳnh và thằng minh, tôi biết cánh rừng cách nhà tầm hơn hai cây số, thời còn bằng tuổi em mình, cứ rảnh là chạy vào rừng chơi, giờ lớn rồi cộng thêm nhiều năm ở ngoài nam, nghĩ tôi lại hơi ngần ngại…
– Lên rừng gì giờ này hả hai đứa…
– Hì vào chơi thôi mà anh – đi đi anh…
Thằng minh nhanh nhảu đáp.
– Ừ! Đi sớm rồi còn về, nhưng hai đứa xin phép bố mẹ chưa…
– Không sao đâu anh, gần tối rồi về…
Tôi chở bé quỳnh, hai chiếc xe đạp đi xong hành, mặc dù cảnh vật nơi này hình như chẳng có gì thay đổi, chỉ nhớ rằng lúa xanh lên là rất đẹp, đẹp đến nỗi có khi tôi và chị từng ngồi ngẩn ngơ cả ngày trời chỉ vì ngắm lúa và dĩ nhiên đó chỉ là ngày còn bé, con nít không biết gì, nhưng còn lại thì tôi chẳng nhớ gì hết, cứ đi được đoạn là lại hỏi hai đứa, đặc biệt là cánh rừng ngày ấy, tôi chẳng hiểu tại sao mình của quá khứ lại thích rừng, nhìn vẻ háo hức của hai đứa mà tôi thấy lạ.
Khi rừng còn cách chúng tôi tầm vài trăm mét, thì thằng minh bất ngờ rẽ vào căn nhà một ai đó, tôi ngẩn ngơ đi theo…
– Gửi xe đây đi anh…
Thằng minh gác chống xe rồi chạy tót ra ngoài chờ tôi.
– Bà ơi cho con gửi nhờ xe ạ!
Bé quỳnh lớn giọng vào căn nhà, lát sau là một cụ già tầm 70 hay hơn cỡ đó, bà cười móm mém nhìn ba đứa…
– Mấy đứa lại vào rừng hả?
– Dạ…
Thằng minh tiếp lời…
– Nhớ về sớm nhé các cháu, kẻo lạc đấy biết chưa, à mà con bé tre có gặp thì nói giúp bà nói về sớm nhé cháu…
– Hì! Cháu biết rồi ạ…
Quỳnh cười tíu tít, rối khoác tay tôi kéo đi. Hóa ra là nhà người quen của dì hoa thì phải, nhưng tôi cũng đâu có nhớ là ngày trước khi mình từng đến đây, cũng đâu có thấy căn nhà này.
Mát quá, vừa bước vào bìa rừng tôi đã cảm nhận được hơi gió mát rười rượi truyền đến từng ngón tay, tiếng chim kêu, tiếng côn trùng, sự xuất hiện của con người làm không khí im lặng, cứ đi vài chục mét chúng tôi lại chạm mặt vài tiều phu, và đi sâu hơn một chút chúng tôi gặp dân tộc thiểu số, và nếu đi sâu hơn nữa thì chỉ còn lại ba người. Điểm dừng là một thác nước, tôi chưa từng biết là trong rừng lại có một thác nước đẹp như thế, nếu nơi này có làm thêm một căn nhà tranh thì nó cũng chẳng khác gì cảnh tượng trong phim kiếm hiệp, hơi nước thấm vào từng kẽ áo, ngày hôm nay đổ mồ hôi nhiều quá…
Tôi bắt đầu đổ mồ hôi lia lịa, tay không ngừng lau trán, cổ họng lạnh ngắt, chúng tôi dừng lại…
– Uống nước đi anh?
Quỳnh cười khì khì đưa nước cho tôi…
– Ừ! Ngoan lắm, cảm ơn em nhà hì…
– Không có chi hì hì!!
– Vậy hóa ra hai đứa đưa anh vào đây chỉ để thấy cái thác này thôi à?
– Dạ! Đẹp không anh hì hì!!
– Ai tìm ra thế, em hả quỳnh?
Tôi cười xoa đầu nhỏ…
– Không có anh! Là chị tre ấy!
– Tre nào… à là cháu của bà lão ban nãy đúng không?
Quỳnh gật đầu.
– Đúng rồi anh hì hì!!
– Tên gì ngộ hen! Tên tre…
– Không! Đó là tên ở nhà của chị ấy, nhưng quen riết rồi ai cũng gọi chị ấy là tre…
Vừa nhắc thì người đó xuất hiện, chợt thằng minh lớn tiếng…
– TRE ƠI! ĐÂY NÈ!
Tôi dõi theo tiếng gọi của thằng minh, hướng về bên kia thác, là một cô gái trang phục dân tộc, lấy tay phe phất làn sương của thác, tôi mãi mới nhìn rõ được người đó, chợt tôi thót lại, miệng bật thành tiếng…
– Chẳng phải? Đó là…
Đúng! Đó là cô bé mà mình đã gặp buổi họp phụ huynh hôm ấy, con bé hôm nay ăn mặc kín đáo, tóc búi cao hướng ánh mắt đen nháy về phía chúng tôi, khóe môi mở òa như thể bất ngờ, không đợi, hai đứa em mình chạy qua phía đó bỏ mặc tôi.
Tầm 5 phút sau, tôi không biết là hai đứa em mình nói gì với con bé tre đó, nói tiếng việt hay là nói tiếng của dân tộc thiểu số, không quan tâm, nhiều lúc tôi nhìn lén cuộc nói chuyện của ba người, bé quỳnh có lúc nhảy lên cười khúc khích rồi thỉnh thoảng nắm lấy tay nhỏ tre kia dãy dụa như thể nài nỉ, chẳng biết là có chuyện gì vui, nhưng khi đó tôi nhận ra rằng, con bé tre kia nó đang nhìn tôi.
Kết thúc của ngày vào rừng hôm đó, tôi về nhà với những suy nghĩ ngẩn ngơ…
“Thật là trùng hợp đấy! Hôm trước cũng gặp, nay cũng gặp”
Không biết là nhỏ tre đó có ghét tôi lắm không mà sao tôi hỏi mà nó chẳng nói gì…
“Hay là hỏi quỳnh thử”
Không được, con bé sẽ nghĩ sai cho mình mà xem…
Trong đầu tôi lúc này đầy ắp hình ảnh con bé hồi chiều, tự dưng thấy vừa nhớ vừa thương theo kiểu gì đó, không phải là yêu.
Gần 22h, tôi ra sau nhà thì thấy thằng minh, nó cứ đánh đánh vào cây gỗ được chôn một phần dưới đất…
– Em làm gì vậy minh? Sao còn chưa ngủ…
– Dạ em tập võ…
– Hả? Tập võ…
– Dạ 1, trên lớp nhiều đứa hay thích bắt nạt quỳnh lắm…
– Trời! Ai dạy em võ vậy? Mà em học võ gì thế?
Nó gãi đầu một chút rồi, chưng hửng…
– Là võ thiếu lâm…
Tôi chống tay sau lưng lại gần nó, phát hiện ra một cuốn sách, 108 thế võ thiếu lâm chân chuyền, lật qua lật lại phát hiện ra rằng, người viết cuốn sách này thật ra chỉ viết cho vui, tôi cười…
– Thế em học được bao lâu rồi?
– Uhm… mới một tuần…
– Vậy anh hỏi em nè?
– Dạ…
– Em có biết tại sao khi những võ sĩ dùng chân, khi bước vào cuộc chiến họ lại cứ nhảy liên tục không?
Tôi chỉ vào cuốn sách…
– Em không biết!
– Ngốc lắm! Là để cho đối phương không thể biết là mình sẽ ra đòn bằng chân nào hết…
Nó tròn mắt nhìn tôi, một niềm tin vô hạn…
– Anh có học võ hả, anh dạy em đi…
Tôi không đáp chỉ cười, rồi khoác vai nó…
– Gác chuyện võ lại sau nhé, giờ anh hỏi em nhé…
– Dạ anh hỏi đi…
– Ừ…
Suy nghĩ vài giây, tôi nói…
– Con bé chiều nãy anh thấy ở rừng, là ai vậy?
– Hì nó là bạn học cùng lớp với em…
– Bạn cùng lớp?
– Dạ…
Tôi cười khẩy…
– Vậy nó là dân tộc hả?
– Không có ạ, mẹ nó là dân tộc, nhưng bố nó là người kinh, nhưng sao anh lại hỏi vậy?
– À! Không có gì! Nhưng mà em nè…
Tôi gì đầu nó vào vai mình nói nhỏ.
– Thế… ngày nào con bé cũng vào rừng hả?
– Dạ! Ngày nào cũng vậy…
– Nhiều vậy cơ à?
– Tại anh không biết đó thôi bố chị tre bỏ mẹ con chị từ khi chị mới lọt lòng đó, giờ chỉ còn mẹ và bà của chị ấy thôi…
Tôi lạnh cả tóc gáy khi bị phát giác ra giọng của quỳnh từ phía sau…
– Vậy bố nó đi đâu…
Quỳnh lắc đầu…
– Em không biết…
– Vậy… nghề của mẹ nó là làm gì thế em?
– Là làm ruộng đó anh, còn chị ấy thì vào rừng nhặt củi…
Nói tới đây, con bé xụ mặt buồn thiu…
– Sao vậy… Bộ nhà của nó…
Như hiểu được ý, quỳnh gật đầu…
– Anh không biết đấy thôi, hôm trước đi họp phụ huynh, mẹ chị ấy cũng không đến…
– Sao lại không đến?
– Ngốc! Vì nhà chị ấy không có tiền cho chị ấy đi học nữa, thương chị quá anh ơi…
– Thế nhà nó ở đó thật hả em?
– Anh ngốc vậy? Chị tre không ở đó thì ở đâu…
Tôi tròn mắt…
– Cái gì? Nhà nó cách nhà mình hai cây số, chưa kể từ nhà mình đến trường cũng phải hơn hai cây số, thế nó đi học…
– Chị ấy đi bộ, nhà nghèo quá, nên…
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao ngày hôm đó mắt nó đỏ hoe, chẳng lẽ chính vì điều đó mà nó không thèm nói chuyện với tôi. Ánh đèn vàng tỏa một mảng hiên, tự nhiên không khí nặng nề khi tôi bị quỳnh nhồi nhét một mớ câu chuyện buồn.
– Thế hè này! Con bé tre có đi học không?
– Có anh! Trường mình giảm học phí cho chị ấy tới hơn một nửa, nhưng đó chỉ là học hè, còn vào năm học mới thì…
– Vậy sáng ngày em nói gì với nó thế?
– Hì! Em nói chị ấy qua nhà mình học đó anh!
– Hả? Em nói sao? Qua nhà mình…
– Anh không thích chị tre hả?
– Không có anh đâu có ý đó…
Tới đây thì nhỏ khoác tay tôi…
– Vậy là anh chịu dạy kèm cho cả chị tre nữa hen…
– Oái! Anh nói là dạy kèm khi nào?
– Thì không phải hôm bữa bố em nói là anh đồng ý mà…
– À…
…
Nhắc đến chuyện dạy kèm cho mấy đứa em, tôi lại bật cười một mình, bởi vì khi đã quyết định bỏ về quê mẹ thì tôi cũng đã bỏ học từ lâu rồi, phải rất lâu thì mới đưa ra được quyết định này. Người ta có thể bịa ra hàng trăm ngàn lý do cho chuyện mình làm, nhưng với chuyện bỏ học thì chỉ là trốn tránh trách nhiệm, và đương nhiên đó chỉ là suy nghĩ bồng bột thiếu suy nghĩ ngày đó. Giờ tôi là thằng thất học.
Nhưng với trọng trách làm anh, tôi không thể kéo hai đứa em mình theo được, mặc dù bỏ học mới vài tháng, nhưng lượng kiến thức trong đầu tôi đủ để dạy và kèm cho học sinh trung học cơ sở. Nhiều lúc cũng dở khóc dở cười khi nghĩ đến cái cảnh kẻ bỏ học lại đi kèm đứa còn đi học. Nhưng thôi! Cứ thử xem, tôi chưa kèm ai học bao giờ hết – và chuyện gia sư không đáng lo, cái đáng lo hơn chính là sớm muộn gì vợ chồng dì hoa sẽ biết chuyện tôi đã bỏ học, hết ba tháng hè, có lẽ tôi sẽ lại bịa ra cái lý do gì đó hoặc cũng có thể bỏ đi đến nơi nào đó.
Tôi chỉ kèm toán và hóa, tiếng anh cho ba đứa, còn vật lý thì tôi không giỏi cho lắm, theo lịch cứ sáng hai đứa em đi học, chiều về phụ mẹ làm việc nhà rồi đến tối, một bảng đen, một bàn đủ 5 người ngồi và bóng đèn vàng không đủ soi, quê ngày xưa nó thiếu thốn vậy đấy, nhưng với gia cảnh của nhà dì hoa thì ngày đó cũng thuộc dạng ổn định.
Tối thứ hai, sau bữa cơm, tôi vội vào phòng học của thằng minh lật lại sách toán, vừa xem và nhớ lại phương pháp, nhưng cầm và xem được vài phút thì tôi đã nghe thấy tiếng nói của hai người con gái sau nhà, một giọng là của quỳnh một giọng là của người khác, tò mò tôi lại gần đó thì biết được, là con nhỏ tre.
Nó nhìn thấy tôi rồi cúi đầu, nhưng vẫn vẻ e thẹn khó gần…
– Em chào anh!
Tôi há mồm vì bất ngờ, quái! Nó đến nhanh vậy sao, nhà vừa mới ăn cơm xong mà…
– Ừ! – Chào… em!
Không biết nói gì nữa, tôi chốt hạ một câu rồi bỏ vào nhà ngay…
– Lát học nhé hai đứa…
Bé quỳnh sẽ được tôi ưu tiên hơn vì nó nhỏ nhất, riêng con tre và thằng minh, tôi sẽ giảng rồi ra bài tập xem xem khả năng tiếp thu của hai đứa ra làm sao, 30 phút giảng bài trôi qua, tôi chỉ việc ngồi và nhìn ba đứa làm bài. Lúc này thì tôi có dịp nhìn kỹ con bé, hình như là nó không biết điệu thì phải, tóc nó xơ và trông khá rối che gần hết khuôn mặt, người nhỏ như bé quỳnh vậy chỉ được cái là cao, đó là tất cả những gì mà tôi hình dung ra sau buổi học đó, nó dường như chẳng thể nào lấy được một chút thiện cảm từ bất kỳ ai và ngay cả tôi cũng vậy, sao mà người đâu ít nói, tôi hỏi gì nó chỉ gật đầu hiếm lắm mới thấy dạ một câu.
9h30, lúc này tan học, tôi kết luận ngày đầu tiên, rằng con tre mất gần hết căn bản, nó thua xa cả thằng minh, tôi thở dài ngao ngán vì cả buổi dạy nhiều và nhiệt huyết như thế, ấy mà nó vẫn không hiểu, nhiều lúc thấy nó cứ ngẩn ngơ nhìn ra ngoài nghĩ đâu đâu, đôi khi nặng lời, tôi làm nó cắn môi sợ sệt nhìn chằm chằm vào vở trắng hai bàn tay bấu víu vào nhau, hay cũng có thể là do tôi không biết dạy…
Ra về, con tre chào tôi rồi ra sau nhà chào dì rồi mới về. Ra sân trước nó lại đụng phải tôi, không dám nhìn, nó bẽn lẽn lướt qua rất nhanh.
– Tre?
– Dạ…
Nó ngoảnh lại…
– Xe đạp của em đâu?
– Dạ em đi bộ!
– Đi bộ?
Nó gật đầu, tôi sửng sốt, trời đất! Nó đi bộ hơn cả hai km đến nhà dì hoa chỉ vì học vài chữ nghĩa, nghĩ lo cho nó, tôi nói…
– Em đứng ở đây!
Tôi không hiểu tại sao lại làm như thế, lấy chiếc xe đạp từ sau bếp, tôi dắt ra trước sự ngạc nhiên của nó, con tre tròn mắt không hiểu, ánh mắt của nó như thể muốn nói là không cần.
– Lên xe đi anh chở về!
Nó ngần ngại…
– Nhanh đi! Em không sợ về muộn bà em lo hả?
Tới lần thứ hai nghe tôi dọa thì nó mới chịu lên xe…
Cứ thế, tôi im lặng chở nó đi, còn con bé thì không nói gì, nó cũng lặng thinh không nói một lời nào hết – tôi đèo nó đi được 5 phút thì mới có cái cảm giác ai đó đang níu áo mình…
– Anh Dương ơi?
– Hở… hả? Sao vậy?
Tôi quay đầu lại…
– Anh đi sai đường rồi ạ!
– Hả sai đường?
Nó gật đầu, rồi tôi phát hiện thấy nó đang mỉm cười. Tôi lúng túng, nhưng khoảnh khắc đó thì lẽ ra tôi nên cười lại với nó thì mới đúng nhưng đằng này…
– Ây chết! Anh nhầm…
Mặt tôi méo đi như có ai nặn, mất mặt tôi bẻ tay lái đạp nhanh tăng tốc nhằm bồi thường lại thời gian đi lố ban nãy, ngoài đường giờ tối om, gió đêm thổi mạnh làm xào xạc những cái cây ven đường như thể ai đó đang đùa cợt vậy, chỉ có hai đứa tôi, tay giữ chắc tay lái tôi sợ vấp phải ổ gà, tôi nghĩ thầm, đi xe đạp dưới trời tối đã như thế này đã phát ớn, để con bé về một mình thì thật quá khổ cho nó.
Đến nhà nó, tôi thở phào, và phát hiện ra một người phụ nữ lớn tuổi đang đứng trước ngõ, chắc đó là mẹ của nó, nhìn thấy tôi, mẹ của nhỏ tre ngạc nhiên vì không biết tôi là ai, tại sao tre lại đi chung với tôi. Thấy vậy! Con bé tre giải thích…
– Là thầy dạy con đó mẹ…
Nếp nhăn trên trán người mẹ bỗng giãn ra, bà cười…
– Vậy hả? Cháu vào nhà chơi, khổ quá, để cháu vất vả chở con của cô về!
Tôi gật đầu lễ phép…
– Cháu thấy trời tối quá, để con bé đi về một mình… nên…
Người mẹ đó nhìn tôi hiền từ rồi, mỉm cười vuốt mái tóc của tre, rồi nói…
– Cảm ơn anh chưa con?
Nó hồn nhiên nhìn tôi, rồi lễ phép…
– Em cảm ơn anh!
– Thôi con vào nhà đi! Mẹ để phần cơm cho con rồi đấy!
Lúc này thì tôi đã hiểu tại sao con tre ban nãy lúc còn học, nó cứ vẻ như hơi mệt mỏi, có lẽ là do nó đói nên không thể tập trung được bài học, nó nhìn tôi rồi lại chào một lần nữa rồi mỉm cười bước vào nhà…
Nói chuyện với mẹ của tre một lúc, khi vừa về đến nhà thì trời cũng đổ mưa, vừa nhìn mưa tôi lại nhìn đồng hồ, là 10h hơn, kẽ áo bị ướt lấm tấm, thấy tôi về, dì hoa hỏi…
– Con đi đâu về thế?
– Dạ! Cháu đi chở con bé tre về!
– Ừ! Khổ thân cháu tôi, thôi vào tắm rồi đi ngủ…
Tắm xong người tôi ướt nhem, bật quạt với số lớn nhất, phủi tóc cho mau khô, lát sau tôi ra ngoài ngồi trước nhà nhìn mưa rơi, lòng tự khen bản thân, nếu lúc nãy mình không chở nó về, thì có lẽ nó cũng đang trú mưa ở một chỗ nào đó.
Thở dài nghĩ lại cuộc nói chuyện của tôi và mẹ của tre, ngoài hai đứa em mình thì nó không có bạn, đúng thôi! Đi học về là nó lại theo vào rừng, chỉ mới tuổi ăn tuổi học mà nó đã phải gánh vác chuyện kiếm tiền lo cho mẹ nó và lo cả cho bà nội nó, càng nghe mẹ của tre nói những công việc mà nó phải làm tôi đâm thấy thẹn, còn khi về đến nhà tôi nhận thấy một cảm giác gì đó, cảm xúc nhảy lên trong lòng vả nhận ra mình đã vô cùng yêu mến nó – nhưng đó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời, đến đây thì mới chính thức bước vào mạch chính của truyện, hình ảnh của nó xuất hiện trong tâm trí tôi ngày một nhiều hơn, mái tóc khẽ đỏ vì cháy nắng, khuôn mặt không mấy ưa nhìn khi kết hợp với mái tóc lúc nào cũng để dài che gần hết mặt, như thế thì bảo sao nó không có bạn, nhưng đổi lại, tôi rất thích đôi mắt của nó, là mắt bồ câu.
Khi đó tôi đã phát hiện ra một điều rằng “trái tim đã bắt đầu không còn là tự do”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Thời học sinh oanh liệt |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Ngày cập nhật | 20/10/2024 03:55 (GMT+7) |