Căn phòng này cổ kính và rộng quá, trong lúc Nụ còn đang chăm chú vào những phím đàn thì tôi cũng mải đi theo những suy nghĩ của riêng mình – chỗ này từng là phòng ngủ sao? Tại vì tôi thấy có dấu vết của khung giường ngủ vẫn còn hằn in trên tường, nội thất dường như không thay đổi hay tân trang – tủ gỗ! Tôi tò mò mở nó ra – két… âm thanh khó chịu vô cùng. Trống trơn, nếu không phải vì thiếu ánh sáng và không nhìn kỹ chắc tôi sẽ bỏ qua chi tiết quan trọng này, ai đó đã dùng bút chì vẽ lên trên thành tủ, một gia đình, những nét nguệch ngoạc nhưng ý nghĩa vô cùng, không biết hồi xưa ai ở đây ta? – Cộp! Oái! – Đầu tôi va vào nóc tủ khi chuẩn bị đứng dậy.
– Tôi đứng dậy tiến về phía cửa sổ, kéo rèm nhìn ra ngoài, ở trên tầng 4 lúc này ánh nắng mặt trời của buổi sáng như đã gắt hơn, tia sáng xuyên qua cửa kính rọi thẳng vào căn phòng – khi tôi mở nhẹ cánh cửa sổ cũng là khi gió từ ngoài thổi khá mạnh vào trong, thấy mát rượi cả mặt, gió thổi làm chuông gió vang lên lý la lý lắc – nói thật là một khung cảnh bình yên đến tẻ nhạt – tôi chống cằm khẽ thở dài nhìn xung quanh, tiếng nhạc của piano vẫn vang lên, vậy đã là ngày thứ 2 ở Nhật rồi ư…
Còn đi đâu ngoài dạo phố, chúng tôi ghé cửa hàng mua nước giải khát rồi lại đi vòng vòng. Lại đi qua trường xem bóng chày, nhìn mấy người thi đấu dưới sân trông ngầu phết, cũng kịch tính và căng thẳng không kém gì bóng đá.
Anh chàng áo số 9 mà Nụ nói với tôi hôm qua công nhận chơi hay thật. Dù chả hiểu luật nhưng thấy mỗi lần vung gậy là trúng 100%. Chắc đây là một giải thi đấu của học sinh cấp 3.
Dàn ghế ngồi khá đông. Tôi ngó ngang ngó dọc thấy cả các bậc phụ huynh cũng đang xem – rồi dừng tầm nhìn ở hai chị em này, chị Trúc có vẻ tập trung, mắt không rời trận đấu dưới sân. Tôi thầm nghĩ chắc hồi còn học ở trường, chị ấy hẳn cũng đã từng mến ngộ một ông mãnh nào giỏi bóng chày thì phải. Đó chỉ là suy đoán – khi trận bóng đã sắp đi về những giây phút cuối. Một vài người đứng dậy ra về. Tầm nhìn của chúng tôi liên tục bị che mỗi khi có ai đó đứng dậy ra về.
Rồi trận đấu kết thúc hẳn. Tôi nói hai chị em hãy về trước, lý do tôi nói vậy là vì – vẫn thằng nhóc ngày hôm qua miệt mài làm phẳng lại mảng sân đã bị cầu thủ thi đấu làm đất cát bắn tung tóe. Chỉ một mình nó, nãy giờ trên sân toàn ngồi dự bị. Mà cứ dự bị hoài kiểu này thì sao mà giỏi lên được, ngay cả khi đội của nó thắng đậm mà nó vẫn không được vào.
– Hey!
Tôi bước xuống hàng bậc thang cất tiếng chào.
– Vl! Nó nhìn thấy mình mà chẳng buồn buông câu nào hết.
Rồi tôi lôi cuốn sổ tay bí kíp võ công mà chị Trúc ra tra từ – chào em! Có cần anh giúp không?
Phát âm của tôi có vẻ rõ hơn thì phải. Thằng nhóc quay lại gật đầu trả lời – có!
Tôi xắn tay áo – anh làm gì trước?
Nó chỉ vào nhổ cỏ, sau đó ủi lại phần đất bị xới lên, nghe có vẻ nhẹ nhưng làm toàn cả sân thì hơi choáng.
– Anh không phải người Nhật, ai đến từ đâu?
– Sao em biết? – Tôi vừa làm vừa hỏi.
– Nãy giờ anh nói tiếng Nhật sai hết.
– Vãi! @@.
– Vãi là gì?
Tôi ôm đầu cười cầu tài – No no! Thế em nói được tiếng anh không? – Nó gật đầu không nói. Chắc là mệt rồi…
– Em thích bóng chày lắm à?
Nó gật đầu rồi lại lắc.
– Anh không hiểu?
– Bố em rất thích. Nhưng em lại không…
– Oh!
– Thế không thích, tại sao lại cứ muốn làm dự bị vậy? Hãy nói với bố là còn rất nhiều môn thể thao khác mà?
Lúc này tôi thấy hơi mỏi lưng, thằng bé không nói gì nhưng câu trả lời lại đến với tôi một cách tự nhiên nhất.
– Tôi nghe có tiếng con gái gọi sau lưng mình.
À ra là vì con bé này. Chú mày dại gái thế – con bé chạy lại chỗ thằng bé, nó cúi đầu chào tôi rồi hai đứa nói gì ấy mà chả hiểu, cuộc nói chuyện chắc có vẻ không ổn mà tôi thấy mặt con bé như sắp nổi giận, và nó nổi giận thật, đưa chai nước cho nó rồi bỏ đi.
– Con bé thích em à?
– Em không nghĩ vậy!
– Lại còn chối – con bé quan tâm vậy mà!
– Thương hại thôi!
– Thương hại? – Tôi thì thầm.
Sau câu đó thì hai thằng không nói gì cho đến khi trở về nhà – nó chào tôi rồi cảm ơn với vẻ mặt buồn rầu rầu, khi chuẩn bị nhấc mông lên yên xe thì trong đầu tôi nảy ra một sáng kiến.
– Hey!
Nó quay lại.
– Em biết đá bóng không? Ở bãi đất ấy, chiều mai anh chờ em ở đó. Xem như trả công.
Và trở về, trong đầu nghĩ không biết ngày mai thằng nhóc đó có đến không nhỉ – gần về thì thấy có ai đứng trước cổng.
– Em chờ anh về đó à?
– Mọi người về nhà hết rồi, không chờ anh thì chờ ai hả – nàng tủm tỉm – nói rồi Nụ cầm lấy tay tôi kéo đi đến một góc sau nhà – anh ngồi chờ ở đây nhé.
– Mà có chuyện gì hả em?
Nàng không nói chỉ mỉm cười quay lại lấy một thau nước.
– Anh mở vòi nước rửa tay, chân đi…
Ờm! Tôi khó hiểu nhưng vì thấy nóng quá nên chỉ tập chung vào dòng nước mát lạnh đang chảy trên tay mình…
– Ban nãy em với chị hai đã về đâu, hóa ra là anh ở lại giúp cái cậu kia.
– Hở – tôi ngưởng mặt vuốt tóc ướt thì nàng đã chìa chiếc khăn trước mặt – lau mặt đi anh.
– Thảo nào lại kéo anh ra đây:).
– Chị hai em đâu rồi?
– Chị Trúc à? Nhà nấu xong bữa tối rồi, hình như là đi tắm, nhưng sao anh hỏi vậy.
– À này, anh hỏi xíu, chị hai em ngày xưa học ở trường có thích ông nào giỏi bóng chày không?
– Hình như là… có… à hình như là không? – Tôi nhăn mặt bởi câu trả lời.
– Thế rốt cuộc là có hay không?
– Em nghe bố kể là ngày đó trong trường có một người con trai rất nổi tiếng trong trường bởi tài năng bóng chày.
– Thế sao? Chị em thích tên đó à?
Nụ lắc đầu rồi lại nói…
– Không có, là anh ta thích chị em hi.
– À anh hiểu rồi, vậy giờ anh ta còn quen chị của em không?
– Em không rõ:), Nhưng có một chuyện là ngày đó chị hai cũng để ý một anh trong đội bóng chày của trường không phải anh tài năng trẻ kia…
– Cái anh mà chị em để ý bộ cũng dạng kẻ tám lạng người nửa cân với người kia hả?
Nàng lại lắc đầu – không! Anh ấy chỉ xếp vào đội hình dự bị, không có điểm mạnh nhưng chắc là thật thà và ngốc nghếch hì.
– Một người là lá át chủ bài, là nhân tố không thể thiếu trong đội bóng, một kẻ chỉ lủi thủi tìm chỗ đứng trong đội hình dự bị như vậy thì bảo sao.
– Bảo sao gì?
– À không em nói tiếp đi.
Bố nói là cái người chơi bóng giỏi kia hay đến nhà mình chơi, anh ta có vẻ hòa đồng, ăn nói lịch sự nên ông bà em rất quý – còn cái người dự bị kia chỉ có một cơ hội duy nhất là học chung lớp với chị và có năng khiếu diễn kịch.
– Vậy là rõ, hẳn chị Trúc cũng biết anh chàng đó sẵn sàng bỏ clb kịch chỉ để chen chân vào clb bóng chày cũng chỉ vì muốn được tỏa sáng trước mặt người mà mình thích.
– Còn người kia, anh ta đến chơi nhà nhiều lần vậy, chị em thái độ thế nào?
– Chị vui vẻ nói chuyện như bình thường. Em không biết là có tình ý gì không, nhưng cho đến một ngày, ngày mà giải bóng chày được tổ chức – anh ta hẹn chị ấy trước cổng nhà và nói rằng, Nụ hơi ngập ngừng…
– Anh ta nói sao?
– Anh ta nói “nếu đội mình giành giải nhất thì cậu làm bạn gái mình được không”. Tới khi đó thì chị ấy khó xử không nói được câu gì:), Tần ngần hồi lâu thì may thay bác akiko xuất hiện khiến anh ta sợ một phen rồi bỏ đi.
– Bác em sao nhiều người sợ nhỉ:)
– Vì bác ấy nghiêm khắc đó, anh biết rồi mà:).
– Vậy người ngồi dự bị kia còn cơ hội nào không, anh ta có khi nào ghé thăm nhà mình không?
– Có! Nhưng anh ấy chỉ đến cùng bạn bè để học nhóm thôi.
– Vậy giải đấu, nó diễn ra như thế nào?
– Giải đấu tổ chức, đội của trường chị trúc vào đến tận chung kết, anh ta bị chấn thương vai. Và cơ hội trao lại cho người dự bị.
– Và người đó vào sân?
– Vâng! Tuy chơi kém nhưng anh ấy chạy rất nhanh, bỗng chốc anh trở thành người hùng của trường ngày hôm ấy – rồi rộ tin đồn rằng, không cần ngôi sao của trường mà chỉ cần một cầu thủ dự bị vô danh cũng có thể giành chiến thắng. Học sinh bắt đầu so sánh.
– Vậy là chị hai em… không lẽ…
Tôi ngập ngừng đoán mò, Nụ tự dưng nhìn tôi chằm chằm cười như hoa.
– Anh ta tức giận vì chấn thương, và anh đổ lỗi cho mặt sân không bằng phẳng, người hùng dự bị bỗng chốc trở thành kẻ mà anh ta ghét nhất, quên cả chuyện hứa hẹn anh ấy ra lệnh không cho ai chơi và kết bạn với anh ấy, kể cả chị Trúc, hoàn toàn bị cô lập…
– Khá xấu tính nhỉ? Rồi chuyện gì xảy ra nữa.
– Anh ấy biến mất, còn anh xấu tính kia bị bác akiko dọa cho một phen làm lần sau hết dám bén mảng lại đây nữa.
– Biến mất à? Sao lại biến mất nhỉ? Đáng lẽ anh ấy phải vui chứ?
Tôi tự hỏi mình, và Nụ cũng không biết nói gì.
– Không phải biến mất, là vì gia đình, khoảng tiền trợ cấp không đủ để chi trả cuộc sống, cậu ấy theo chú vào Tokyo làm việc, làm công trường, hàng tháng gửi tiền về cho gia đình, giờ thì đã lập gia đình rồi, cậu ấy nói lại với ta như thế, Trúc lúc đó không có nhà.
Đó là giọng của bác akiko từ phía sau làm hai đứa tôi giật nảy cả người. Hẳn là bác ấy đã nghe hết nội dung câu chuyện – ánh mắt của bác như có chút phiền muộn như thể câu chuyện vừa rồi vô tình như đã khiến bác ấy nhớ lại những chuyện không hay.
– Haruka! Con đem đồ đi phơi giúp ta.
– Dạ!
Vậy hóa ra là từ chuyện đó đến tận bây giờ, chị Trúc vẫn chưa thích ai.
…
– Vậy anh hẹn câu học sinh đó đến hả?
– Ừ!
– Thế cậu ấy có đồng ý không?
– À @@ cái này anh không rõ. Nhưng chắc là sẽ tới đó.
Nói rồi tôi xoa đầu Nụ – tin anh đi:)
Tranh thủ làm gì có ích. Chắc còn 3 ngày nữa là tôi sẽ rời khỏi đây…
Và thằng nhóc đó đến thật – quần đùi áo số…
– Sớm đó…
– Dạ! – Anh chàng này trả lời.
– Chào chị! – Thằng bé cúi đầu.
Và Nụ nói gì với nó vài cậu rồi cả 3 người đi xuống sân bóng – nhờ em đỡ lời được vài câu mà thằng bé được vào sân, còn tôi à. Tôi ngồi dự bị.
– Anh không vào à? – Nó hỏi.
– Anh mày đá dở lắm, chú mày vào đi, chơi tốt nhé nhóc…
– Dạ!
Hoét! – Trọng tài thổi còi và trận bóng diễn ra. Tôi bây giờ là thằng bình luận viên bất đắc dĩ.
Thằng bé chơi tốt đấy chứ, giữ bóng tốt, lừa bóng tốt mà mỗi khâu dứt điểm là Gà. Bó tay! Xâm nhập vòng cấm đối mặt thủ môn mà vẫn sút bóng ra ngoài – tôi tin đây chỉ là lần thứ đếm trên đầu ngón tay thằng bé đá banh. Nó dẫn bóng một cách vô kỷ luật, rồi lại mất bóng, và lại đuổi giành theo bóng một cách cuồng trí, đá kiểu này e rằng chưa hết hiệp 1 thằng nhóc khỏi thở luôn.
Bỏ sót quá nhiều cơ hội. Đối thủ có vẻ đội hình đồng đều, họ đá ăn ý vô cùng, mới đó mà đã xâm nhập vòng cấm không chờ đợi – bốp! Wow! Vào – đó là một cú cứa lòng không cản phá.
Sang hiệp 2. Đối thủ lại chơi tuyệt hay hơn là đằng khác, nếu có thể nói điểm nguy hiểm mà đội của thằng bé có thể tạo ra chắc chỉ có một cú tạt bóng từ đồng đội ngoài vòng cấm, bóng đi chính xác chân đồng đội nhưng xui thay là đã việt vị mất rồi. Nó vẫn gan lì bám theo bóng, nhìn hình ảnh của cậu ta thấy có bóng dáng của chính tôi ngày xưa – vui mừng khi đoạt bóng, nóng bừng cả người mỗi khi miệt mai đuổi tranh chấp bóng mà toàn thất bại, cảm giác đó tôi nhận ra rằng “bóng đá thật sự thú vị”.
Thất bại 3 – 0. Hai đội giải tán nhường sân cho đội khác.
– Nước nè! Em uống đi…
– Dạ!
Thằng nhóc tu ừng ực gần hết cả chai – nó nở một Nụ cười sảng khoái…
– Vui không nhóc?
– Có ạ!
– Ừ! Môn nào cũng vậy, chỉ cần mình đam mê là sẽ không có rào cản, mà nãy chú mày đá tệ quá.
– Ngày mai em sẽ quyết tâm hơn! – Thằng bé vẻ hào hứng…
– Nhớ làm bài tập hẵng đi rồi hãy nghĩ đến chuyện làm người hùng sân cỏ.
…
Hôm nay không đi xe đạp – hai đứa lội bộ hết dốc rồi lại thả dốc. Sợ về muộn bác akiko lo, thanh ra em tôi nảy ra ý tưởng chạy đua – trán em đổ mồ hôi, mảnh tóc nhỏ dính bệt lên gò má…
– Thôi! Trông bộ dạng này mà đòi đua với anh sao? Mệt thì để anh cõng về cơ mà… ủa… em đi đâu vậy?
– Vậy anh chấp em 20 bước nhé!
Tôi chưa nói hết thì cô nàng đã hóm hỉnh chạy trước, trời hỡi, tôi nào muốn hơn đủ với em bao giờ đâu mà – nhưng mà biết làm thế nào bây giờ, không chạy là bị Nụ bỏ xa mất. Thế là tôi dồn sức vào hai chân rượt theo…
– Đi chậm thôi! Nguy hiểm đó Nụ! – Vừa nói tôi vừa ngó ngang ngó dọc xem có xe cộ không…
Có vẻ như em không nghe thấy, làm tôi tưởng em ấy hạ quyết tâm lắm, rồi chỉ vài sải chân cực nhanh, tôi đã vượt mặt em dễ dàng – và cho đến khoảnh khắc ấy, tôi mải đuổi theo sự háo thắng của mình, cứ tưởng là em vẫn ở phía sau lưng mình.
Giật mình tôi dừng rồi quay lại – sao lại vậy? Tôi hốt hoảng khi nhìn thấy em ngồi xụ xuống mặt đường, đầu gục xuống gối, mái tóc dài chạm lên cả mặt đường.
– Em sao vậy?
Tôi chạy lại ôm lấy em, vuốt lại mái tóc để nhìn rõ mặt của em hơn – rồi dìu em ngồi bên gốc cây – lau mồ hôi cho Nụ – anh đã nói rồi! Mệt thì để anh cõng, không việc gì lại tự làm khổ mình thế.
– Em không sao hết! Chắc là do say nắng đó anh hi – Nụ cười như khóc khiến tôi xót vô cùng…
– Trời râm mát rồi mà em…
Chợt tôi thấy sắc mặt em trông xanh xao lại khác với vẻ mặt của người bình thường khi mệt thì da mặt sẽ ửng đỏ vì nóng – dường như là mình đã thấy bộ dạng này ở đâu một lần rồi, hình như là hồi ấy khuôn mặt con bé cũng như bây giờ – vẻ mặt thiếu sức sống…
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Thời học sinh oanh liệt |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Ngày cập nhật | 20/10/2024 03:55 (GMT+7) |