Thăm lại người cũ

Bạn đang đọc một phần của truyện Sống trong tội lỗi, bạn có thể đọc bản full tại đây: http://truyensex.moe/song-trong-toi-loi/

Chuyến tàu từ Nam ra Bắc đang tiếng dần vào ga Hàng Cỏ, một giọng nữ trên loa nhẹ nhàng đọc những lời hướng dẫn xuống tàu cũng như lời chào của đường sắt việt nam gửi đến những khách trên tàu. Tôi bồi hồi nhìn qua ô cửa sổ có những tấm lưới chắn để ngắm Hà Nội, trời mới gần 4h sáng nên vẫn tối quá tôi không nhìn ngắm được gì nhiều qua ánh đèn đường lờ mờ. Hít thật sâu vào lồng ngực để cảm nhận được không khí tĩnh lặng thường thấy của mỗi buổi sáng Hà Nội, tôi nhớ năm nào dậy sớm chạy bộ ra sân y đá bóng mỗi người góp với nhau 2k để trả tiền sân, đá xong rồi nhà ai người nấy về để rồi hôm sau gặp nhau lại như mới tinh chưa từng quen biết.

Tiếng chuông điện thoại reo vang kéo tôi về với thực tại, dòng chữ papa hiện lên trên cái màn hình điện thoại khiến tôi vội vàng nhấc máy “Về đến đâu rồi con! Bố đang ở ngòai cổng ga nhé” giọng bố tôi trầm ấm và tình cảm lạ thường không còn cái giọng mày tao tự thủa nào khiến tôi bồi hồi xúc động “Vâng tàu đang vào ga bố ạ! Ra đến cổng con điện lại cho bố”.

Bước xuống sân ga để gió sớm lạnh lẽo thốc vào người, tôi cảm thấy đỡ ngột ngạt hẳn. Vậy là tôi đã về Hà Nội rồi, tôi đã về sau gần 2 năm chính xác là 1 năm và 8 tháng điều trị xa nhà. Tôi không nhớ mình đã ra đi thế nào chỉ biết rằng bác sĩ khuyên tôi cần tránh xa mọi cảnh vật quen thuộc, mọi người thân thiết để tâm trí được bình thản và điều trị nốt vết máu tụ. Và tôi đã lên đường vào ở nhờ nhà người quen trong Nam để điều trị tại một bệnh viện trong đấy. Giờ đây khi mà mọi thứ đã lùi lại phía sau tôi lên tàu về với Hà Nội về với bố mẹ về với gia đình dòng họ, về để bù đắp lại những gì tôi đã gây ra.

Bố đón tôi với gương mặt khắc khổ và già hơn trước rất nhiều, có cảm giác bố đã già hơn 10 tuổi, gương mặt đã hằn thêm nhiều vết nhăn, mái tóc hoa râm ngày trước giờ đã bạc gần hết. Đưa bàn tay đã có vết chai sạn xuất hiện đỡ đồ cho tôi nhưng tôi đã từ chối “Con tự xách được mà bố”, bố tôi ôm lấy tôi vào lòng như xa cách từ lâu lắm. Tôi ngỡ ngàng bởi trong ky’ ức của tôi chưa bao giờ bố tôi ôm tôi vào lòng thế này cả, chỉ đơn thuần là đánh, chửi, mắng và đay nghiến. Bố buông tôi ra rồi vỗ vai giọng trầm ấm “Về nhà thôi con! Xe bố để ngòai kia rồi”

Tôi ngỡ ngàng khi bố dắt con wave alpha xanh màu nước biển ra để đèo tôi về “Xe kia nhà mình đâu hả bố” tôi cất giọng hỏi khi để chiếc balo lên đằng trước. Bố tôi hơi ấp úng “À…. à hai xe kia nhà mình bán rồi chẳng ai đi mấy lấy mua cái xe rẻ rẻ này để nhà cho tiện”, tôi thầm thắc mắc “không biết bố tiết kiệm tự bao giờ thế nhỉ” nhưng vẫn lên xe định cầm lái đi về. Nhưng bố tôi đã tranh lấy đầu xe mà bảo “Con ngồi ra sau đi! Để bố đèo cho” tôi hơi ngạc nhiên “Con vẫn nhớ đường về nhà mà bố! Với lại trong kia con cũng vẫn đi xe của chú Hùng mà”. Bố tôi vẫn không nhường lại xe “Cứ ngồi ra sau đi nhà mình bây giờ chuyển rồi! con không biết đường đâu để bố đèo cho”. Thêm một lần ngỡ nàng tôi ngồi ra sau lưng bố “Sao thay đổi nhiều thế nhỉ? Nhà cũ đang to đẹp mà”

Bố chở tôi càng ngày càng xa khỏi trung tâm thành phố, rẽ vào một con phố nhỏ đường gồ gề chỉ có đất và cỏ dại mọc ven đường, rẽ vào những ngách sâu hơn mãi rồi bố tôi cũng dừng xe trước một ngôi nhà 2 tầng bé xíu tầm 35m2 khiến tôi ngơ ngác “Nhà ai đây hả bố?” bố tôi vừa đáp vừa dựng xe mở cổng “Nhà mình đây con ạ! Thế này là 3 người thỏai mái rồi”. Cánh cổng sắt hoen rỉ mở ra kêu những tiếng két khô khan làm tôi hơi rung mình. Bên trong là những mặt hàng tạp hóa nhỏ được xếp ngăn nắp trên một khay gỗ dạng bậc thang và một ít nữa thì để trong cái tủ kính nhôm phía trong.

Thêm một lần nữa tôi lại phải cất tiếng hỏi “Hàng hóa này là thế nào bố! Nhà mình cho thuê ah?” bố không ngoảnh lại đáp lời “Không của mẹ mày đấy! Ở nhà bán hàng cho đỡ buồn” Tôi cứng họng định hỏi việc sao mẹ không đi làm nữa thì đã thấy bóng mẹ đi ra, vẻ qúy phái thường ngày của mẹ tôi như lặn đâu cả, vết chân chim dường như hằn sâu vào mí mắt hơn, gương mặt đã có chút nức nở chạy ra với tôi “H đấy ah con! Khổ thân con! Có khỏe không! Có dói không mẹ nấu cái gì ăn nhé! Mì với trứng nhé” nói xong mẹ tất tả chạy ra chỗ hàng tạp hóa để nhặt mì với trứng. Tôi thấy nghẹn đắng trong họng dù đói cũng cố cất lời “Con không đói đâu mẹ ah! Chỉ hơi buồn ngủ thôi ah”, mẹ liền vội vã quay vào “Thế lên phòng đi phòng ngoài con nhé! Phòng rộng nhất trên tầng ấy”.

Bước từng bước trên cái cầu thang chỉ vừa đủ cho một người đi tôi bước vào cái phòng mà mẹ chỉ, rộng tầm 20m2 chỉ bằng 1/3 cái phòng của tôi ngày trước. Căn phòng cũng có cửa sổ và cửa mở ra hành lang , cánh cửa được che chắn bởi tấm ri đô mỏng chứ không phải là rèm kéo như phòng tôi ngày xưa. Chiếc giường cũ kĩ đã tróc những lớp vecni, phòng không có điều hòa mà chỉ có một chiếc quạt cây hoa sen nhỏ. Chiếc máy tính trên bàn ngày xưa của tôi cũng chẳng còn, chắc cũng cùng một lí do với những chiếc xe máy. Tôi với tay bật chiếc quạt để nó phát ra những tiếng kèn kẹt vì khô dầu và cánh lệch. Thả mình xuống chiếc giường chỉ độc có một cái chiếu và cái vỏ chăn mỏng.

Tôi nằm xuống mà không tài nào ngủ được, gia đình tôi hẳn phải trải qua chuyện gì ghê gớm mới thế này. Tôi không hiểu làm sao từ ngôi nhà bề thế lại về đây, tôi không hiểu mẹ sao lại ở nhà bán hàng, bố lại khắc khổ đến thế. Liệu có phải do tôi không hay do lí do nào đấy, bứt rứt mãi trong người rồi tôi cũng quyết định để ngày mai sẽ hỏi cho rõ từng vấn đề này….

Nằm nghĩ ngợi một lúc rồi thì tôi cũng mệt bởi ngồi ghế cứng quá lâu trên tàu nên thiếp đi lúc nào không hay mãi cho đến khi mẹ lay gọi tôi mới choàng tỉnh mở mắt ra. “Xuống nhà ăn cơm đi con! 12h trưa rồi”, tôi khẽ vâng rồi uể oải vào căn phòng vệ sinh bé tí xíu chỉ đủ chỗ cho cái bồn rửa mặt và bồn vệ sinh lau qua mặt cho tỉnh táo hơn rồi đi xuống nhà. Cơm đã được dọn sẵn khá tươm tất nửa con gà luộc còn nghi ngút khói để trên bàn, cạnh đấy là một ít giò lụa và đĩa bò xào cần tỏi món mà tôi rất thích.

Ruột gan cồn cào tôi ngồi ngay vào chiếc bàn ăn cũ mèm với lấy bát đũa, chợt không thấy bóng bố đâu mà xe máy vẫn ở nhà tôi đặt bát hỏi mẹ đang ngồi đối diện chuẩn bị xới cơm cho tôi “Bố đâu rồi mẹ? Bố không ăn ah”, mẹ tôi vẫn lẫy chiếc đũa đánh đều cơm trả lời “Bố đi làm ở gần đây! Đi xe đạp cho tiện! Già cả rồi đi xe máy không quen”, cơn cồn cào trong dạ tôi biến đâu cả, họng tôi lại nghẹn đắng “Thế làm sao mà bố lại phải về chỗ đấy làm”(xin lỗi ko thể nói ra chỗ làm của bố tôi), mẹ tôi gạt đi “Thôi cứ ăn cơm đi! Chuyện dài lắm, ăn xong mẹ kể cho”. Tôi và vội hai bát cơm rồi nhanh chóng giúp mẹ thu dọn bàn ăn để nghe mẹ kể những sự việc đã xảy ra ở nhà.

Mẹ tôi lúc đầu cũng muốn dấu diếm tôi nhiều thứ nhưng tôi cứ nổi khùng lên bắt mẹ phải nói rõ khiến mẹ tôi cũng sợ cái cảnh ngày trước tái diễn mặc dù tôi đã khỏi hòan tòan. Lo lắng cho việc tôi bị kích thích lên mẹ cũng kể hết những biến cố trong thời gian vừa qua. (Những biến cố liên quan đến vấn đề cá nhân của bố tôi không kể vì nó cũng khá tế nhị và tôi cũng không muốn phán xét chính bố của mình), mẹ nói bố tôi bị người ta kiện là ăn lót tay nên bị kỷ luật và thuyên chuyển công tác về chỗ này với cái chức quèn. Mẹ bảo thật ra thì kiện năm nào chẳng có nhưng vấn đề là sếp trên của bố tôi không buồn nâng đỡ, không buồn đứng ra che chắn cho bố tôi dù chỉ một câu nên sự thể mới thế. Tôi vỡ lẽ ra và cũng nghĩ là chẳng có gì nữa thì mẹ lại nói thêm một câu trách móc “Mà mấy cái lão sếp trên bố mày cũng đểu! Tiền lót tay thì bố mày nhận ở nhà rồi cũng chuyển cho các ông ấy! Cả năm 100 vụ lót tay may ra giữ lại được 20 vụ còn bao nhiêu người ta biếu xén thì cũng đưa lại hết vậy mà tráo trở đẩy người ta như thế, không bán nhà lo chạy chọt thì khéo đi tù ấy chứ, tòan lũ khốn nạn”. Mẹ vừa dứt câu cũng là lúc tôi run rẩy mặt mày tái mét “Vậy là rõ rồi! Là do tôi! Là do những lần tráo phong bì của tôi! Tôi cứ tưởng những phong bì ấy vào két tiền nhà mình! Vào sổ tiết kiệm của mẹ! Hóa ra nó chỉ nằm tại nhà tôi để chuyển đến những người không dám ra mặt nhận tiền! Vậy mà tôi cứ vô tư tráo nhiều hôm tôi ước lượng tráo nhưng phong bì thì tiền đô còn tôi lại tráo vào tiền việt! Tôi hại bố tôi rồi!” có lẽ vì thế mà bố tôi bị người ta nghi ngờ bớt xén và chắc cũng không khó để điều tra ra. Thêm một lần nữa tôi có tội mà không thể khai nhận, thêm một lần nữa tôi gây họa cho chính gia đình mình. Tôi cố vớt vát quay sang hỏi mẹ “Thế còn mẹ! Sao mẹ lại ở nhà bán hàng thế!” giọng mẹ chợt trùng xuống đôi mắt nhìn ra ngòai cửa xa xăm “Công ty mẹ cắt giảm biên chế và thuyên chuyển công tác mẹ xuống làm kế tóan công trường! Chịu không nổi khói bụi nên mẹ phải nghỉ ở nhà bán hàng”. Tôi định hỏi thêm nữa thì đã có người gọi mua hàng nên mẹ tôi tất tả chạy ra để lấy hàng cho khách.

Tôi thừ người ra một lúc rồi lặng lẽ như một cái bóng lên phòng nằm vật ra, thế là hết ngay cả cơ đồ bố tôi gây dựng cũng bị hủy đi dưới bàn tay tôi, Lan cũng đã vì tôi mà chết thảm, tôi cứ nghĩ mình quay lại sẽ cố gắng làm lại từ đầu để không còn vật vờ như cái bóng trong bệnh viện nữa. Nhưng giờ đây tôi chợt nhận ra có lẽ mình chẳng có thể làm gì được, con người như mình chỉ có thể chơi, phá, làm hại người thân mà thôi.

Buổi tối khi cả nhà đang ngồi trước chiếc tivi 17” cũ mèm xem thời sự thì bố tôi lên tiếng “Thế bây giờ con định như thế nào! Quay lại học thì không được rồi! Trường đã gạch tên rồi không thể học tiếp được nữa! Hay xem học cái gì rồi sau này còn đi làm” câu hỏi của bố tôi tưởng chừng như dễ trả lời vì tôi đã định sẵn ra đây sẽ làm gì rồi, giờ sao khó trả lời thế. Tôi không thể nói là tôi sẽ xin tiền đi du học, tôi sẽ học về kinh doanh, về ngân hàng, về tài chính hoặc về CNTT cũng được, khi về nước bố sẽ kiếm cho tôi một chỗ làm tốt, rồi tôi sẽ đi tìm em, xin lỗi em và sẽ che chở suốt đời cho em với sức lao động của chính mình. Bây giờ tôi biết trả lời thế nào đây, đành nặn ra một nụ cười buồn “Con cũng chưa tính gì cả! Con muốn nghỉ ngơi đã! Mai con về quê thăm ông nội! Sau đấy lên sẽ tính bố ạ!” Bố tôi nhìn tôi một lúc rồi cũng gật “Uhh thế thì về thăm ông đi! Nhưng để nghỉ ngơi cho khỏe đã mấy ngày nữa hãy đi! Đi vội làm gì” nhưng giờ tôi chẳng muốn ở lại nhà nên đáp ngay “Không sao đâu bố! Mai con đi luôn cũng được! Về quê không khí trong lành cũng hay mà”. Bố tôi cũng không cản nữa mà dặn dò “Thế mai về nhớ bảo ông là đi học thêm 2 năm ở Anh nhé! Không được cho ông biết gì đâu! Cả bà nữa cũng thế” Tôi khẽ vâng rồi đi lên gác thả người lên cái giường ọp ẹp rồi thiếp đi trong tiếng quạt kêu loạch xoạch cả đêm.

Con đường làng cuối thu vắng vẻ lạ thường, giờ đang là lúc nông nhàn nên trai tráng đi ra tỉnh làm cửu vạn hoặc làm thợ xây cả thế nên chỉ lác dác trên đường các mẹ các chị tất tả trong chiếc nón tơi ra thăm ruộng, coi lúa. Cánh đồng lúa xanh mướt dọc hai bên đường tạo cho người ta một cảm giác bình yên lạ thường. Tôi thò hẳn mặt ra ngòai xe để cho những cơn gió mát rượi mang theo mùi bùn tanh tanh thốc vào mặt, lâu lắm rồi tôi mới được ngắm nhìn cánh đồng quê, mới được đi trên con đường làng quen thuộc.

Tôi không đi luồn qua nhà chú như mọi lần, tôi sợ gặp chú thím, sợ phải đối diện với cái nhìn ái ngại của chú thím. Tôi vòng đường vào cổng chính nhà ông, mọi thứ vẫn không thay đổi, đàn gà vẫn ríu rít ngòai sân nhặt thóc, giếng nước vẫn phủ đầy rêu xanh, tiếng radio to hơn nhiều so với ngày xưa vọng ra từ căn nhà gỗ ba gian cho tôi biết là tai ông đã kém đi nhiều.

Bước vào nhà phải nói to lắm ông mới nhận ra tôi, ông ôm chầm lấy thằng cháu đích tôn, gọi bà đang nằm trên chiếc võng dậy để mà nhìn mặt tôi, đã 3 năm rồi chưa gặp tôi, ông hỏi tôi nhiều lắm cứ nắm lấy tay tôi như sợ tôi vuột mất mà hỏi “Đi nước ngoài đẹp không? Học được nhiều không? …” những câu hỏi dường như là vô tận nhưng những lời nói dối từ cái miệng của tôi nó là vô cùng thế nên tôi hòan thành xuất sắc những câu hỏi gần như những câu trắc nghiệm của các bác sĩ thường dành cho tôi vào mỗi buổi điều trị.

Ba ngày tôi ở quê tôi chỉ ở nhà ông không đi đâu cả, mặc ông hỏi đi hỏi lại những câu hỏi cũ cả mấy ngày vì tính ông hay quên tôi vẫn vui lòng đáp lời ông bằng những câu trả lời chưa lần nào giống lần nào rồi nhìn ông cười móm mém trong tiếng nhai trầu nhóp nhép của bà. Ngày thứ tư thì tôi xin phép ông bà về để tiếp tục việc học nốt trong nước để chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp thạc sĩ. Ông bà động viên tôi nhiều lắm, ông bảo nếu tôi đỗ thì sẽ ra đình làm lễ báo công với các bậc tổ tiên của dòng họ khiến tôi hơi hoảng “Làm sao mà lừa cả tổ tiên được đây”.

Chiếc xe lại đưa tơi rời khỏi miền quê với những cánh đồng xanh mướt để tìm về với sjư náo nhiệt của thành thị. Nhưng tôi không về với náo nhiệt của HN mà tôi tìm về với náo nhiệt của nơi gia đình Lan sống. Mất 20k tiền xe ôm và 2 cú điện thoại chỉ đường tôi đã tìm đến nhà Lan. Ngôi nhà vẫn thế không có gì thay đổi chỉ có những cây cảnh phía trong sân nhà nhiều hơn ngày xưa dường như nó đã thành vườn cây cảnh chứ không còn là một khu đặt cây cảnh bình thường. Với tay bấm vào cái chuông cửa để nghe những tiếng king kong vọng ra liên hồi. Tiếng mẹ Lan trong nhà nhẹ nhàng vọng ra khiến tôi ngỡ ngàng “Anh ơi! Ra xem hộ em ai với”, trong chốc lát tôi đã thấy bố Lan bước ra vẫn với phong thái điềm đạm chỉ có gương mặt là hơi già và hốc hác đi một chút. Trông thấy tôi bố Lan vội vã mở cổng niềm nở bắt tay tôi “H ah! Bất ngờ qúa! Thấy chị bảo em điện thoại hỏi đường vào đây làm anh mắng bảo không để anh ra đón bắt cậu đi xe ôm làm gì”, tôi cười đáp lời “Dạ em cũng muốn tự đi một lần cho biết đường! Lần sau vào đỡ lạc”

Yên vị trong nhà xong tôi ngồi đàm đạo với anh chị. Từ ngày Lan mất anh chị đã không còn muốn li thân nữa anh chị đã nhận ra rằng hạnh phúc là nhường nhịn và sống cho nhau sống cho con cái chứ không phải sống cho bản thân mình nữa. Anh chị cũng hỏi tôi về quá trình điều trị, cuộc sống trong đấy, những khó khăn gặp phải và tuyệt nhiên anh chị không đề cập đến tai nạn của tôi và Lan. Có lẽ anh chị không muốn khơi dậy nỗi đau trong lòng anh chị cũng như sự rồ dại trong tâm trí tôi. Còn tôi cũng chỉ ngồi dưới nhà nói chuyện tuyệt nhiên không dám mò lên gác nghỉ ngơi như anh chị bảo, tôi sợ phải đi qua cửa phòng Lan, sợ phải nhìn thấy cái góc phòng nơi Lan kéo violon cho tôi năm nào, sợ phải đối diện với cái tội không thể nói với ai. Thế nên tôi ngồi nói chuyện dùng bữa trưa với anh chị và Vân Anh xong liền xin phép ra thăm mộ Lan. Anh chị thấy tôi nói thế cũng nhìn nhau ra chiều hội y’ xem có nên cho tôi đi không nhưng cuối cùng anh cũng là người quyết định khi gọi Vân Anh “Vân Anh xuống đưa cậu ra mộ chị Lan đi con”. Giọng Vân Anh trong trẻo “vâng ạ” từ trên gác vọng xuống và nhanh chóng có mặt để đưa tôi đi.

Vân anh giờ đã học lớp 10 đã có hình dáng của một thiếu nữ tuổi dậy thì, vẻ đẹp của Vân Anh không hề kém Lan nhưng nó mang dáng dấp của một vẻ đẹp hiện đại và năng động chứ không kiều diễm và trong sáng như Lan. Tôi lái xe theo lời hướng dẫn của Vân Anh ngồi sau xe để tìm đến nghĩa trang thành phố. Chiếc cổng nghĩa trang màu ve trắng đã hiện ra phía cuối đường, để xe vào bãi gửi tôi và Vân Anh đi bộ vào, nó chạy những bước nhảy tinh nghịch và ngây thơ ngúng nguẩy mái tóc dài tết 2 bím về phía sau để dẫn đường cho tôi đến mộ Lan, “Chao ôi! Nó vẫn còn ngây thơ! Vẫn còn nhỏ để chưa nhận ra được nỗi mất mát quá lớn này”, tiếng nó vọng ra từ xa “Cậu ơi! Đây rồi” làm ngắt đi dòng suy tư của tôi.

Con đường đến nơi Lan nằm chỉ vài chục mét mà tôi cảm thấy khó đi quá, bước chân mỗi lúc một nặng nề hơn, một cảm giác sợ hãi hoảng hốt đang hiện dần lên trong tôi. Tôi vẫy tay gọi Vân Anh “Cháu cầm tiền sang bên kia đường ngồi hàng net đợi cậu nhé! Không được đi đâu đấy! Tí cậu ra đón” Vân anh vui vẻ cầm tiền và sải những bước dài ra với hàng nét bên kia đường bỏ lại tôi một mình trước nơi Lan nằm.

Ngôi mộ được xây hình chữ nhật bên trong chỉ là một ụn đất với cỏ mọc um tùm, trên đỉnh ụn đất ấy là bát hương chi chit những chân hương, vài bông hoa cúc héo quét qeo tự bao giờ vẫn còn nằm trên mộ. Tôi đứng im lặng một lúc lâu trước ngôi mộ rồi bắt đầu dọn dẹp, những tíếng sụt sùi từ miệng tôi bắt đầu xuất hiện theo từng đám cỏ dại được nhổ lên. Tôi đi vòng quanh tôi nhổ cỏ vệ sinh mộ trong đôi bàn tay đã từng ôm Lan không biét bao lần, tôi nhổ không sót đám cỏ nào như ngày tôi bảo vệ Lan trước sự đeo báo của bao nhiêu cái đuôi.

Nén lại nước mắt tôi thắp vài nén nhang và đặt ít hoa quả lên mộ rồi quỳ gục trước ngôi mộ Lan như qùy trước vết thương mãi mãi không lành, vết thương mãi mãi phải băng bó chặt để không ai nhìn thấy. Tôi nức nở gọi những tiếng đầu tiên “Nhím ơi!” rồi tôi phủ phục người bên mộ Lan mà khóc, những giọt nước mắt của ân hận của óan trách lăn xuống ngày một nhiều hơn. Tôi gào lên những tiếng vô nghĩa, tôi đập tay vào cái ụn đất trước mặt mà gào “Nhím ơi! Cậu sai rồi! Cậu xin lỗi!”, những tiếng gào khóc của tôi trong không khí tĩnh mịch của nghĩa trang khién nó thê lương hơn bao giờ hết.

Tôi không phủ phục nữa, tôi áp người vào mộ Nhím mà ôm mà gào khóc, tôi như muốn ôm Nhím của tôi như ngày nào được ôm. Và tôi nhớ ra rằng Nhím đã ôm tôi mà nói “Em sẽ suốt đời không lấy chồng” vậy là Nhím đã giữ lời hứa rồi, giữ lời với “Anh già” rồi, giữ lời với một kẻ đầy tội lỗi…

Về HN tôi chỉ biết nằm dài trong phòng ngủ vùi ngày này qua ngày khác, tôi chẳng buồn nghĩ xem mình sẽ làm gì để sau này tự nuôi bản thân, tôi coi mình như cái xác chết di động, ngủ chán dậy ăn, ăn xong lại lên phòng ôm mấy quyền truyện kiếm hiệp thuê ở đầu ngõ về đọc, đọc mỏi mắt lại ngủ. Cũng có những lúc buồn chân tay và mẹ tôi nhờ xuống trông hàng để đi lấy hàng, tôi xuống nhà bán từng quả trứng, từng gói mì, bình ga, bột canh… cho mẹ. Có ngày mẹ tôi cũng mệt vì vừa phải nhận làm quyết tóan thuế cho một vài công ty gần nhà vừa phải lấy hàng bán hàng nên tôi trông giúp mẹ cả ngày. Những ngày như thế nhiều nhất tôi bán được 100k tiền hàng, tính ra lãi được khoảng 10-20k. Thật là một con số tôi không tưởng tượng ra vì nó chỉ bằng 5 điểm lô tôi ghi mà thường tôi ghi 20 điểm trở lên chứ có bao giờ ghi 5 điểm, số tiền lời chẳng bằng một lần bo cho bảo vệ vũ trường. Vậy mà mẹ tôi vẫn cầm lấy hộp tiền toàn những đồng 500 và 1000 vuốt cho thật phẳng để vào ví rồi lại tất tả xe đạp ra chợ lấy hàng trong cái lạnh căm căm. Tôi nhớ có lần tôi chẳng may làm vỡ một quả trứng định lấy xẻng xúc đi thì mẹ tôi hớt hải chạy ra bảo để đấy, rồi mẹ lấy chiếc muôi múc canh hớt lấy lòng đỏ cho vào bát cười hớn hở “Cái này trưa đập thêm quả nữa vào mà rán ai lại phí thế! May mà ra kịp” còn tôi cảm thấy tê tái và chua xót trong lòng.

Ở mãi nhà quanh đi quẩn lại với hàng hóa và truyện trò tôi cũng oải người và bố tôi thì cũng không muốn tôi cứ mãi thế nên một hôm sau khi ăn cơm bố mẹ tôi bảo tôi ngồi lại nói chuyện. Bố bảo đang có suất đi Nhật của người quen, sang đấy vừa học vừa làm được không cần phải bằng cấp nhưng phải có chứng chỉ tiếng nhật San Kiu(có mấy bạn trong topic biết về các chứng chỉ giải thích giúp mình nhé). Tôi thấy vậy là cũng có cơ hội ra nước ngòai với lại người ta bảo cái đấy cũng như bằng A tiếng anh nên nghĩ chắc cũng chẳng khó gì mà đạt được nên gật đầu đồng ‎y’ ngay. Từ hôm ấy tôi hàng ngày có mặt tại Núi Trúc để ê a học tiếng Nhật.

Những ngày đầu tôi quyết tâm lắm, học hành chăm chỉ ghi bài đầy đủ lúc nào cũng cố gắng đến sớm ngồi đầu dán mắt vào bàng, tôi cứ liên tưởng đến những bộ phim chiếu trên ti vi hay trong các cuốn truyện kiếm hiệp mà tôi đọc nơi có những nhân vật chính khi quyết tâm làm cái gì đó chỉ qua vài cảnh trong phim hoặc vài trang truyện là thay da đổi thịt, là thành công vang dội. Nhưng ở đời chẳng có cái gì là như phim như truyện cả tiếng Nhật quả là khó, nó khó ngay đối với những người bình thường chứ chưa nói gì đến kẻ ăn chơi suốt mấy năm trời không đụng đến sách vở. Thế nên chỉ sau một tháng là tôi chán nản hẳn tôi xuống cuối lớp ngồi từ lúc nào không hay, về nhà chẳng buồn ôn lại bài, từ thì lúc nhớ lúc không. Kết quả là sau 4 tháng tôi nghỉ ở nhà không đi học nữa với cái lí do vứt lại cho bố mẹ tôi là “Con thấy đau đầu lắm! càn học càng đau! Chẳng học vào được”, bố tôi chỉ biết ngao ngán lắc đầu còn mẹ thì chép miệng tiếc những đồng tiền đã đưa tôi đóng học để giờ chả thu được cái kết qủa nào.

Vậy là tôi lại trở về với bốn bức tường quen thuộc, lại ngốn dần cái tủ truyện kiếm hiệp vô nghĩa của cửa hàng truyện đầu ngõ. Những cuốn truyện luôn làm tôi mơ tưởng đến ngày nào tôi sẽ gặp kỳ duyên và sẽ thành người tài giỏi, có cuộc sống sung sướng chứ chẳng phải bon chen phấn đấu từng li từng tí một như này. Và đúng như tôi mong đợi kỳ duyên của tôi đã đến.

Một buổi trưa trông hàng cho mẹ ngủ có ông khách vào uống nước(nhà tôi có 1 cái bàn nhỏ để cho khách uống nước ngọt hoặc bia), bộ dạng ông khách này có vẻ đang làm cái gì đó mờ ám, mặt mày lấm la lấm lét như sợ bị ai theo dõi, tay ôm khư khư cái cặp da màu đen. Tôi cũng chỉ quan sát thế chứ cũng chẳng đề phòng gì vì nhà tôi thì có gì đáng giá đâu, với lại so với tôi ông ta cũng chẳng to cao bằng nên để kệ ông ta ngồi đấy. Một lát sau tôi ngồi trong nhà nghe thấy ông ta đang điện thoại cho ai đấy bảo đã ở địa chỉ đấy rồi ra nhận hàng đi khiến tôi chột dạ “Khéo buôn trắng thì toi, phải chú ‎y’ quan sát hơn mới được!”. Chẳng bao lâu sau tôi thấy có thêm một người nữa đội mũ lưỡi trai sùm sụp bước vào bàn nước nhà tôi, ông khách kia gọi tôi bật thêm chai nước nữa đưa ra cho người khách mới vào. Cảm thấy có gì đó khả nghi và tò mò nên tôi ko vào nhà ngay mà ra vẻ sắp xếp lại ít hàng khô ở phía ngòai.

Tiếng người đàn ông vào sau thấp giọng hỏi “Có chưa? Đưa em xem qua đi”, người đàn ông đầu tiên trả lời “Đây rồi! Yên tâm là như thật” rồi rút ra một cái gì đó đưa cho người đội mũ lưỡi trai, tôi cố gắng khom người xuống nhìn qua khửu tay của mình, phải nheo mắt lại một lúc tôi mới thấy cái mà người đội mũ lưỡi trai kia đang soi đi soi lại là một chiếc bằng tốt nghiệp không biết là đại học hay cao đẳng. Sau đó người đội mũ lưỡi trai rút ra một chiếc bằng khác(chắc là bằng thật) để so sánh một lúc rồi gật gù ra vẻ hài lòng. Người đàn ông đầu tiên thấy thế liền giục “Thế nào! Okie rồi thì đưa nốt đây cho anh đi”, đến lúc này thì tôi cũng không cần ở ngòai nữa tôi đi vào kệ hai người giao dịch và thanh toán với nhau. Vào trong nhà tôi biết rằng cơ hội của tôi đến đây rồi, tôi sẽ mua một tấm bằng của người đàn ông này và từ đó mình sẽ có thể xin được việc và đi làm mà không phải trải qua bất kỳ một khóa học khốn khổ nào cả. Khi người đàn ông thứ 2 đi rồi chỉ còn lại người đầu tiên đang đếm lại tiền và gọi tôi ra thanh tóan thì tôi liền đi vội ra. Không vòng vo, tôi đặt thẳng vấn đề với ông ta về nhu cầu của mình và yêu cầu ông ta cho tôi biết giá của một tấm bằng ĐH.

Nhìn tôi một hồi như muốn dò xét rồi ông ta cũng đưa ra cái giá là 4 triệu, một cái giá mà tôi nghĩ là quá rẻ cho một tấm bằng ĐH. Ông ta yêu cầu tôi cung cấp ảnh, họ tên, tên trường, khóa học, và nếu có được bằng tốt nghiệp photo của ai đấy để làm mẫu thì càng tốt. Tôi tất nhiên là không có ngay được những thứ ông ta yêu cầu nên xin số đt để liên lạc lại khi tôi có đủ những thứ ông ta yêu cầu. Ông ta đồng y’ để lại số cho tôi và ra về không quên dặn tôi là phải hết sức giữ bí mật.

Nhưng khi ông ta về tôi lại nghĩ khác, có lẽ tôi chẳng cần tấm bằng đấy, tôi sẽ kinh doanh bằng khả năng làm bằng của ông ta, tôi biết cái đám ăn chơi như tôi ngày trước thì chả thiếu tiền mà lại không thiếu gì những đứa học nửa chừng bị đuổi hoặc là không học vẫn báo bố mẹ là đang học. Chỉ cần bắt sóng lại chúng nó tôi có thể bán cho chúng nó với những cái này. Tự nhẩm tính tôi nghĩ là bán với giá 10 triệu một tấm bằng vẫn rẻ chán, tôi sẽ lãi 6 triệu một tấm bằng. Gấp đôi lương tháng của một công chức lâu năm chả mấy chốc tôi sẽ giàu to.

Hí hửng với cái phương án kinh doanh vừa lập tôi lập tức bỏ cả buổi chièu bắt sóng lại vài thằng bạn ăn chơi chào hàng. Kế hoạch chào hàng của tôi thành công ngòai sức mong đợi, trong vòng 4 ngày tôi đã có 10 khách hàng gửi hồ sơ và tiền cọc trước cho tôi(đấy là tôi còn lựa chọn và từ chối khéo nhiều khách cảm thấy không tin tưởng được). Tôi chuyển lại toàn bộ cho người đàn ông kia tại chính nhà của ông ta, và tôi thấy rõ sự kinh ngạc trong mắt ông ấy về số lượng khách hàng tôi đem lại. Ông ta niềm nở nhận hồ sơ và tiền cọc không quên ghi rõ tên tôi và số đt vào cái phong bì chung của tất cả các khách hàng tôi đem đến để đỡ thất lạc.Ông ta hẹn tôi nửa tháng nữa sẽ giao bằng và trước khi giao sẽ điện thoại. Tôi về nhà nằm đọc truyện và bắt đầu nhẩm tính xem sẽ làm gì với số tiền có được. Tôi sẽ mua cái xe máy xịn hơn, sẽ lắp điều hòa cho cả nhà, mua cái tivi đẹp hơn, bảo mẹ tôi dẹp cái cửa hàng đi mà nghỉ ngơi… Và còn vô số dự định tốt đẹp khác nữa.

Tôi đã không phải chờ lâu, chỉ 10 ngày sau tôi đã có điện thoại nhưng không phải của ông ta mà của một người đàn ông với chất giọng lạnh tanh “Anh có phải là H không?” tôi ngập ngừng trả lời “D..ạ vâng! Đúng rồi” giọng đàn ông bên kia vẫn lạnh lùng “Chúng tôi bên cơ quan an ninh đang điều tra về đường dây làm bằng giả! Yêu cầu sáng ngày mai 9h anh có mặt tại …. Để lấy lời khai và làm rõ các bên liên can” tiếng vâng lập cập của tôi chưa kịp dứt thì đầu bên kia đã vọng lại tiếng cúp máy khô khan. Tôi run rẩy, mồ hôi vã như suối, tim tôi đập thình thịch, một cảm giác sợ hãi đến cùng cực dâng lên trong người. Chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ như bây giờ, tôi ngồi lì trên phòng chẳng có lòng dạ nào mà ăn uống mặc cho mẹ gọi khản cổ dưới nhà. Tôi nghĩ ngay đến những chấn song sắt, đến những ngày lao động khổ sai, đến những đám anh chị trong tù, tôi ra ma rồi. Tôi sợ bấn hết cả người không còn biết nghĩ ngợi gì. Rồi sợ quá không biết làm gì nữa tôi xuống nhà cầu cứu bố với cái giọng của kẻ sắp chết, của kẻ sợ chết, sợ đi tù.

Nghe tôi trình bày trong cái giọng hoảng hốt không rõ đầu rõ cuối khiến bố tôi phải hỏi đi hỏi lại mấy lần mới vỡ lẽ ra. Bố tôi lắc đầu với khuôn mặt chán chường và thất vọng, còn mẹ tôi nghe ra chỉ biết nức nở mà trách móc tôi “Sao lại làm thế hả con! Kiếm tiền phi pháp như thế thì làm sao mà không bị bắt! Sao tôi khổ thế này! Giờ lấy đâu tiền mà chạy! Không biết có chạy được nữa không! Sao tôi bất hạnh thế” rồi mẹ khóc to hơn khiến bố tôi phải quát “Có nín đi không! Giờ khóc thì có ích gì nữa! Động tí là khóc”.

Sau đấy bố tôi phải muối mặt chạy vạy khắp nơi để mà lo lót cho tôi thoát khỏi tù tội, tôi không biết bố mẹ tôi đã mất bao tiền để cuối cùng tôi được cho là thành phần không liên can đến vụ án, chỉ triệu tập lấy lời khai và cho về. Nhưng nhìn sợi dây chuyền mẹ đeo trên cổ cũng không còn tôi hiểu là tôi đã tiêu đi những đồng tiền dành dụm cuối cùng của bố mẹ rồi. Thêm một lần nữa tôi lại là kẻ mang tội….

Sau vụ việc động trời đấy tôi lại quay về với căn phòng để tiếp tục coi mình như xác chết, nhưng mà lần này thì có thêm cả bố và mẹ tôi cũng mặc định tôi là cái xác chết di động trong nhà này. Cả ngày mẹ tôi bán hàng, bố tôi đi làm, đến bữa ăn thì mạnh ai người nấy ăn rồi bố tôi lên phòng nằm, mẹ tôi ra vừa xem vừa bán hàng, hết giờ bán thì gắt giọng gọi tôi xuống dọn hàng. Thi thoảng mẹ tôi buông vài câu bóng gió “Con cái nhà người ta! Giờ tốt nghiệp đi làm nuôi bố mẹ! con nhà mình thì…” khiến tôi vừa tủi thân vừa uất ức. Tủi thân vì mẹ tôi vốn chiều chuộng tôi như thế mà giờ chẳng coi tôi ra gì, uất ức vì bị coi như thằng ăn bám trong cái nhà này.

Những lời bóng gió ngày một nhiều làm tôi cuối cùng cũng không chịu nổi được, tôi quát ầm lên “Được rồi! Để con đi kiếm tiền về cho mẹ xem! Không phải bóng gió nữa” và kệ mẹ tôi lặng thinh xem tiếp tivi tôi lấy xe với quyết tâm tìm việc. Nhưng việc gì dành cho cái thằng không bằng cấp, không kỹ năng, không nghề ngỗng như tôi. Tôi xin làm lễ tân cho nhà hàng vì tin vào cái vốn tiếng anh của mình nhưng khi phỏng vấn người ta bảo bằng cấp không có khả năng ngoại ngữ chỉ là tiếng anh “bồi” còn kém cả phục vụ bàn bên này, nếu đồng ‎y’ làm phục vụ bàn thì đóng 10mil tiền bảo lãnh để làm. Nghe đến làm phục vụ bàn tôi đã chán rồi chưa nói đến việc đào đâu ra tiền để đóng tiền thế chân thế nên tôi rút luôn.

Vẫn không bỏ cuộc tôi mua báo Mua và Bán rồi dán mắt vào từng mẩu tin tuyển người trên báo. Đọc thấy có một đơn vị tuyển người giao báo tôi phi vội đến ứng tuyển, người tuyển dụng bảo tôi lương tháng là 500k hàng ngày phải dậy từ 4h sáng dù mưa hay bão, rét hay nóng và đi giao gần 500 địa chỉ trong buổi sáng. Tôi chóang thật sự, ngày thường thì còn cố được, mưa rét làm sao cái thân quen ăn, quen chơi của tôi chịu nổi chưa kể lương có 500k/tháng vì theo người ta lập luận là chỉ làm có mỗi 2 tiếng buổi sáng là xong.

Chúi tiếp mũi vào tờ báo bên cốc trà đá tôi tiếp tục dò tìm cho mình những đơn vị tuyển dụng mắt tôi sáng lên khi thấy có một đơn vị tuyển người phát tờ rơi lương 50k-100k/ngày quả là mức lương hấp dẫn và công việc nhàn hạ. Sợ mất công việc béo bở này tôi phóng vội đến địa chỉ trên tờ báo. Đến đúng địa chỉ tờ báo tôi thấy đây là một trung tâm môi giới việc làm chứ chẳng phải công ty nào cả, bên trong cái căn phòng 10m2 kê 2 cái bàn đón tiếp người đến đăng k‎y’ việc, ngòai thì là 2 cái bảng đen to uỵch dán chi chit các thông tin tuyển dụng. Tôi buớc vào đăng kí nhận công việc phát tờ rơi với một người phụ nữ đang phụ trách bàn hướng dẫn ở đấy. Người phụ nữ mô tả cho tôi công việc là hàng ngày phát tờ rơi tại các điểm được chỉ định mỗi ngày một tiếng lương sẽ là 100k/ngày nếu đồng y’ thì mai đi làm luôn.

Nghe đến thế tôi chẳng có lí do nào từ chối mà không gật ngay, tôi gật đầu chưa xong người phụ nữ yêu cầu tôi đóng 150k để đảm bảo là không bỏ việc, nếu bỏ việc sẽ bị giữ lại, còn nếu xong việc thì sẽ trả lương kèm 150k tôi đã đóng để đảm bảo. Thây cũng chả việc gì mà đời nào tôi lại bỏ việc ngon thế này nên tôi dồn hết số tiền trong người ra đóng luôn cho người phụ nữ đấy, kí nhận rồi ra về. Ngày hôm sau tôi hớn hở quay lại nhận việc thì lại có một cô gái đón tôi chứ không phải người phụ nữ hôm qua. Tôi xưng tên và nói lí do mình đến đây, sau khi nghe rõ cô gái kia “ah” lên một tiếng rồi lấy trong ngăn kéo một tập tờ rơi đưa tôi. Cầm lên ngó qua tôi thấy đấy là tờ rơi quảng cáo về gia sư tại nhà, định lên tiếng hỏi địa điểm cần phát thì cô gái ấy nói chặn lời tôi “Tờ rơi này bạn phát ở đâu cũng được! Miễn là bạn thấy có hiệu quả! Dựa vào khách hàng ở khu bạn phát tờ rơi gọi về đăng ky’ học cho con chúng tôi sẽ trích lại một phần lợi nhuậ cho người phát, thông thường là 30k/1ng đăng ky’ học cho con” tôi há hốc mồm hỏi lại “Chị có nhầm với ai không ạ! Công việc của em là phát theo đc được cho rồi chấm công lấy tiền theo ngày chứ làm gì như chị nói đâu ạ”, cô gái kia vẫn đều giọng “Ở trung tâm này chỉ có duy nhất cv phát tờ rơi như thế! Làm gì có cv phát tờ rơi nào khác! Bạn không làm thì thôi để người khác làm”. Tôi có phải ngu đâu mà nhận cv này, làm sao tôi biết được khách hàng chỗ tôi phát tờ rơi gọi đến trung tâm, nếu người ta bảo ko có ai có nghĩa là tôi làm không công chứ còn gì nữa.

Không đắn đo thêm tôi từ chối ngay “Không! Em không làm việc này đâu! Chị cho e xin lại tiền cọc! hôm qua e đóng 150k cho cái chị kia rồi, có giấy biên nhận đây”. Nhưng cô gái ấy chẳng buồn nhìn đến tờ giấy biên nhận mà trả lời tôi ráo hoảnh “Bạn đã bỏ việc thì chúng tôi phải giữ lại tiền đấy để bủ thiệt hại bạn gây ra cho chúng tôi” đến đây thì tôi biết mình đã bị lừa, tôi bị lừa mà cứng họng không nói được câu nào, tôi nhịn ăn nhịn uống được 150k giờ để người ta lấy không của mình. Người tôi sôi lên, tôi nhìn vội vào mấy thanh gỗ chèn cửa phía ngoài, tôi muốn đập tan cái chỗ này ra, không chần chờ tôi phăm phăm đi ra nhặt mấy thanh gỗ. Nhưng vừa cầm vào tôi lại nghĩ đến rồi bố mẹ tôi sẽ phải gánh chịu, phải chạy chọt nếu tôi làm loạn chỗ này, giờ nhà tôi làm gì có vai vế gì nữa đâu mà cậy nhờ. Cơn giận dữ chợt tan biến như 150k dành dụm của tôi rơi vào túi người khác. Tôi nén nòng quay xe không quên ném lại cái nhìn sắc lạnh vào cô gái vẫn đang ngồi chờ những người khác như tôi đến và ra về.

Về nhà tôi chua xót nhận ra rẳng ở đời chẳng có ai cho không ai cái gì, chẳng có việc kiếm tiền nào dễ dàng cả, công việc càng dễ thì đó càng là cái bẫy mà người ta dành cho những kẻ chỉ thích làm ít hưởng nhiều mà thôi. Giờ những thằng không bằng cấp nghề nghiệp như tôi làm sao mà có việc tốt được. Không còn chúi mũi vào tờ báo đầy rẫy những cạm bẫy như thế tôi xác định phải học cái nghề gì đó để đi làm chứ không mò mẫm tìm việc kiểu này nữa. Cầm chiếc điện thoại mà ông chú trong Nam mua cho tôi những ngày tôi trong đấy ra cửa hàng bán, tôi mua một cái đt cũ rẻ tiền số tiền còn thừa tôi nộp vào đăng k‎y’ một khóa học sửa chữa máy tính tại một trung tâm dạy nghề.

Tôi sẽ học vào các buổi sáng còn buổi chiều tối ở nhà, thời gian rảnh rỗi tôi vẫn muốn kiếm việc gì đó để không phải nghe mẹ tôi chì chiết bóng gió. Suy đi tính lại tôi thấy chỉ có chạy xe ôm là mình có thể thoải mái về thời gian, thích thì làm không thích có thể nghỉ, tiền ra vào chắc đủ đổ xăng và các sinh họat bình thường khác của tôi. Vốn là cái xe thì tôi có rồi, giờ chỉ thêm cái khẩu trang bịt vào để không ai nhận ra mình là được. Phấn khởi với công việc mới này chiều tối tôi lập tức ra các bến xe để kiếm những khách hàng đầu tiên.

Nhưng (vâng lại thêm một lần nhưng) ngay cả cái y’ tưởng mới này của tôi cũng phá sản, tôi đi đến đâu cũng bị những người cũng hành nghề xe ôm xua đuổi, nhẹ thì chửi bới đe nẹt để biết đường mà đi, nếu lì lợm ở lại thì sẽ bị đánh hội đồng hoặc chọc thủng xăm, gây hấn vì dám cướp miếng ăn và địa bạn họat động của họ. Không một địa điểm nào mà không có những “thổ địa” kiểu như thế dù chỉ là một cái cột điện chờ khách ven đường cũng thế. Thêm lần nữa tôi lại có một bài học về kiếm tiền, đúng là cái dễ kiếm thì người ta nghĩ ra từ lâu rồi chẳng phải chờ đến cái đầu óc ăn chơi của tôi phát minh ra. Tôi vẫn không bỏ cuộc để tìm cho mình một chỗ có thể họat động xe ôm, vì tôi biết nếu bỏ nốt nữa thì chẳng còn làm được gì cả. Rốt cuộc tôi cũng tìm được cho mình một chỗ đứng gần ga Hà Nội khá vắng vẻ để bắt khách

Ngày đầu tiên khá êm ả, tôi không bị ai kèn kựa và bắt được hai khách tôi kiếm được 25k, lần đầu tiên tôi làm ra tiền bằng mồ hôi công sức chạy khắp HN cả tuần. Lần đầu tiên tôi kiếm được tiền không phải từ những điểm lô, tôi nhìn mấy tờ 5k nhăn nhúm trong tay như nhìn một kỳ quan không biết chán, tôi vuốt thật phẳng có khi vuốt còn phẳng hơn cả những đồng tiền mẹ tôi vẫn vuốt. Hóa ra cái đồng tiền bằng mồ hôi công sức mình bỏ ra có được nó qúy đến thế. Vậy mà tôi không biết đã đốt bao nhiêu mồ hôi của bố mẹ vào rượu, gái, lô đề, bay đêm… Những giọt nước mắt tự bao giờ đã lăn xuống má thấm vào cái khẩu trang tôi đeo khi tôi đang vuốt những đồng 5k ấy. Tôi sụt sùi nhiều hơn khi đưa từng đồng 5k ấy vào chiếc ví mỏng tang, những giọt nước mắt của sự ân hận vì đã làm khổ bố mẹ tôi quá nhiều….

Gần 1 tuần sau đấy tôi vẫn vừa học vừa chạy xe ôm tại cái điểm tôi đã kiếm được và cho là khá lí tưởng ấy. Cho đến hôm tròn 1 tuần, như thường lệ tôi lại ra cái địa điểm quen thuộc của mình để bắt đầu một buổi như những buổi khác thì tôi thấy đã có ai đấy đã dựng xe chiếm chỗ của mình rồi. Tôi sững sờ nhìn một lúc rồi quyết định phải đánh đuổi kẻ lại ấy ra khỏi chỗ của mình vì đây là chỗ vất vả lắm mình mới kiếm được. Dừng xe ngay bên cạnh chiếc xe đấy với một thái độ hậm hực tôi ngồi chờ chủ xe xuất hiện. Khoảng 5’ sau đã có một giọng lạnh tanh thốc vào gáy tôi “Thằng ranh này mày làm gì ở đây! Cướp chỗ tao ah”, tôi quay lại nhìn thấy một người đàn ông tầm 35-36 tuổi dáng người cao ngang tôi tuy nhien hơi gầy một chút, gương mặt xương xẩu, da ngăm đen đội môt chiếc mũ cối trông khá là bặm trợn. Nhưng tôi cũng chẳng sợ sệt gì đanh giọng đáp lại “Chỗ này em chạy gần 1 tuần nay rồi! Sao là chỗ anh được”, người đàn ông ấy nhìn tôi kỹ 1 lần từ đầu đến chân rồi lạnh lùng từng tiếng rành mạch “Chỗ này tao chạy cả năm nay rồi, mới nghỉ một tuần mà đã chui ra một thằng như mày là sao”, tôi ngớ người bởi câu trả lời của người đàn ông đấy và tôi tin người đàn ông đấy nói sự thật.

Buồn bã và thất vọng bởi mất đi một chỗ mà kiếm mãi không ra nhưng tôi vẫn nhũn nhặn quay sang người đàn ông ấy nhỏ nhẹ “Dạ em xin lỗi! Em tưởng chỗ này không có ai! Vì e cũng chạy khắp nơi mới được chỗ này để chạy! Em không biết là của anh!” rồi tôi quay xe với dự định đi tìm một chỗ khác đề sống, để tồn tại. Nhưng người đàn ông kia đã cất giọng gọi tôi lại “Từ từ! quay lại đây đã”, tưởng ng ta gọi tôi để bắt bồi thường những ngày chiếm chỗ tôi cũng hơi lo lắng quay lại. Người đàn ông nhìn kỹ tôi lần nữa rồi cất giọng thân mật “Thế tên gì! Bao nhiêu tuổi! Nhà ở đâu! Sao lại ra đây chạy”, rôi cũng không dấu diếm gì mà trả lời người đàn ông ấy những câu hỏi một cách chân thật chỉ có lí do đi chạy là tôi bảo tôi đi làm thêm kiếm thêm tiền để học. Ra chiều nghĩ ngợi vài phút cuối cùng người đàn ông đấy cất giọng “Thôi ở lại đây chạy với anh! Chú mày chạy có nửa buổi cũng không sao! Hai anh em san sẻ cũng được”. Tôi mừng quá không nói được câu gì ngòai câu “Cá..m ơ..n anh” ấp úng.

Từ hôm ấy tôi có chỗ yên ổn thực sự để chạy xe, người đàn ông đấy tên là Tuấn. Anh Tuấn rất tốt với tôi, khách nào đi xa cũng nhường tôi chạy, nếu trời nắng nôi hoặc mưa gió quá thì a lại tranh khách của tôi chạy hoặc những buổi tối trời muộn a cũng tranh chạy của tôi. Tôi biết là anh không muốn tôi gặp nguy hiểm hay vất vả và rất cảm kích anh. Tôi coi anh như anh trai mình lúc nào không hay, tôi kể về những tháng ngày ăn chơi đua đòi để rồi bị đuổi học, kể về việc ăn trộm tiền để bố tôi phải mất việc, kể việc tôi làm ăn phi pháp rồi cuối cùng bố mẹ tôi cũng lại là người cáng đáng. Nghe tôi kể mặt anh lộ rõ vẻ tiếc nuối và trách móc dành cho tôi nhưng a vẫn cất những lời nói an ủi tôi. Nói chuyện nhiều với anh tôi thấy anh nói chuyện rất là tinh tế, hiểu biết, chắc chắn anh phải là người được học hành đầy đủ. Tôi cố gắng gạn hỏi anh về quá khứ, cuối cùng anh cũng kể cho tôi biết trước anh là một cảnh sát, chỉ vì chút lòng tham nhận tiền của người ta để rồi bị đuổi khỏi ngành, vì bố mẹ anh là người có công với tổ quốc nên chỉ bị xử án treo. Giờ cả nhà anh chẳng ai còn buồn để ‎y’ đến vợ chồng anh, hai người đang thuê trọ. Vợ anh đang làm giáo viên mầm non, anh thì không có nghề ngỗng gì nên đành chạy xe ôm để dành dụm nuôi đứa con gái 4 tuổi. So với anh tôi còn sướng hơn nhiều, tôi còn có nhà, tôi còn có mẹ nấu cơm cho ăn, tôi chẳng phải nuôi ai cả chỉ lo kiếm tiền để đủ tiêu cho bản thân mình mà thôi. Tự dưng tôi thấy trân trọng những gì mình đang có đến thế.

Ba tháng học nghề của tôi nhanh chóng kết thúc, tôi đã có trong tay cái chứng chỉ nghề sửa chữa máy tính, ngày tôi tốt nghiệp hai anh em nghỉ chạy môt buổi để về nhà anh ăn mừng, tôi mua ít thịt chó rồi ghé qua nhà anh. Căn nhà trọ của anh chỉ vẻn vẹn 20m2 nằm sâu tít trong ngõ. Vợ anh đi làm cháu đi học theo mẹ luôn nên chỉ có 2 anh em ở nhà, sau vài ly rượu trắng anh hỏi thêm tôi về chuyện tình cảm, tôi kể về em của tôi với niềm tự hào và tiếc nuối(tôi không dám kể về L) tôi đã đánh mất e thế nào, em đã cố níu kéo tôi ra làm sao. Giờ đây tôi cũng chẳng biết em ở phương nào khi mà khóa em học đã tốt nghiệp trước ngày tôi từ Nam ra. Nghe xong anh cất giọng trầm ấm khuyên bảo tôi nên đi tìm em, đấy là người con gái tuyệt vời, là người không phải tìm đâu cũng được. Nhưng tôi chỉ ậm ờ với anh, tôi biết con người tôi giờ ra sao, tôi tự biết hoàn cảnh của mình thế nào, làm sao tôi dám gặp em chứ chưa nói gì đến việc nối lại tình cảm với em.

Tôi không còn ra chạy xe với anh nữa, tôi mang cái chứng chỉ nghề mình vừa có được để đi xin việc, lang thang khắp cái công ty máy tính để cố tìm một công việc kỹ thuật viên. Nhưng chẳng có công ty nào buồn nhận một kỹ thuật viên máy tính chẳng có tí kinh nghiệm nào mà chỉ có cái chứng chỉ học nghề ba tháng ở một cái trung tâm dậy nghề. Thêm một lần nữa tôi sáng mắt ra về cái gọi là chứng chỉ và bằng cấp, nó chỉ là điều kiện cần mà thôi, điều kiện đủ vẫn là phải có năng lực và kinh nghiệm thực sự. Những cái đấy thì tôi chưa thể có ngay được. Tôi không nản chí cắn răng tiếp tục đi xin việc cuối cùng tôi cũng xin được chân giao hàng cho một công ty máy tính với lương khởi điểm là 600k/tháng. Tự an ủi mình tôi sẽ vừa làm vừa cố gắng học hỏi kinh nghiệm chắc sẽ lên được.

Những ngày làm giao hàng quả là vất vả nhưng tôi biết đây là cơ hội để tôi khẳng định mình và bắt đầu trên con đường lập nghiệp nên tôi không nản chí. Tôi làm việc chăm chỉ như một con ong thợ chính hiệu, tôi chưa bao giờ để khách hàng phải chờ lâu, xong việc tôi luôn về công ty nhanh nhất để nhận tiếp những đơn hàng khác đi giao chứ không phải kiếm cớ về muộn như nhiều người khác. Có những hôm trời tối, mưa gió mặc dù đã hết giờ làm nhưng vì kinh doanh vẫn bán được thêm hàng nên tôi tự nguyện ở lại để chờ giao hàng cho khách. Cũng có lần tôi tham chở nhiều hàng, dây đứt hàng đổ đầy đường và tôi bị ngã xe nhưng vẫn nén đau nhặt nhạnh cho đủ không thiếu một gói hàng nào để đến nơi cho kịp giờ.

Giờ nghỉ trưa tôi tranh thủ học cách lắp máy cài đặt máy, lôi những cuốn sách hướng dẫn đi kèm các dòng Main ra cố dịch để hiểu vừa nâng khả năng tiếng anh vừa nâng hiều biết của mình. Không bao lâu tôi đã thành thạo như một kỹ thuật cứng của công ty nhờ nỗ lực học hỏi không biết mệt mỏi của mình. Tôi được chuyển sang bộ phận kỹ thuật lắp ráp cài đặt máy tính và các thiết bị ngoại vi làm việc không còn phải đi giao hàng nữa, tôi dược nâng lương lên 1.5 triệu/tháng. Chưa hài lòng tôi vẫn lỗ lực học hỏi thêm các kiến thức về máy tính, về hệ thống mạng thông qua các tài liều và những lần đi lắp đặt máy móc. Cuối cùng vào một buổi họp trước khi nghỉ tết dương lịch tôi đã được anh Giám đốc tuyên dương bởi tinh thần cống hiến không mệt mỏi trong gần 1 năm làm việc trong công ty. Anh trao cho tôi chức trưởng phòng kỹ thuật thế chân anh trưởng phòng kỹ thuật cũ vừa chuyển sang bộ phận kinh doanh dự án và tăng lương cho tôi lên 2.5triệu/tháng. Đứng lên trong những chàng vỗ tay khen ngợi và những cái gật đầu biểu lộ sự khâm phục của mọi người trong công ty, tôi cảm thấy mình dường như đã được sinh ra một lần nữa. Tôi đã có thể làm một người có ích cho cái xã hội này rồi và tôi chạy như bay đến với anh Tuấn, người tôi coi như anh trai của mình.

Anh mừng lắm! bắt chặt tay tôi như chính anh là người vừa được tuyên dương và khen thưởng, tôi bảo anh bây giờ anh em mình lên Tăng Bạ Hổ uống 1 trận ăn mừng nhưng anh không hào hứng như mọi hôm, anh nhìn vào đôi mắt tôi và hỏi “Em đã thấy tự tin hơn chưa?” tôi trả lời anh vẫn với tâm trạng phấn khích “Rồi anh ạ! Chưa bao giờ em thấy tự tin như này”, anh nhìn tôi thêm một lần nữa rồi chậm rãi “Đi tìm cô bé ấy đi! Hãy đi tìm cô bé ấy! Hãy xin lỗi cô bé ấy! Và nếu có thể thì đừng để vuột mất cô bé ấy lần nữa em ạ!” tôi sững sờ nhìn anh ấp úng “Nh..ưng e..m, e..m..” tôi chưa kịp nói hêt câu a đã ngắt lời “Đừng nhưng gì cả! Nếu e đã có niềm tin vào bản thân, hãy tìm cô bé ấy đi! Anh tin là em làm được” nói rồi anh bảo bây giờ a phải đi chở khách đã hẹn trước, khuyên tôi về suy nghĩ kĩ đi đừng để lỡ thêm một ngày nào.

Tôi về nhà nằm dài trên chiếc giường quen thuộc vắt tay lên trán suy nghĩ. Tôi đã lấy lại được tự tin cho bản thân mình, tôi cũng đã vượt qua được mặc cảm của kẻ vô dụng và bất tài. Tuy tôi vẫn chưa phải là một người thành đạt nhưng tôi có niềm tin là tôi sẽ thành công. Em đã xa cách tôi gần 4 năm rồi chắc giờ em đang công tác ở quê hương như cái nguyện vọng của em vẫn mơ ước ngày xưa, tôi nợ em nhiều quá rồi, dù sao tôi cũng phải nói một câu xin lỗi. Và tôi quyết định xin nghỉ 2 ngày để đi tìm em…..

Tôi bắt xe khách tại bến xe Gia Lâm để về quê em, để tìm em, tìm lại người con gái tôi đã đánh mất. Thời gian gần 3 tiếng trên xe trôi nhanh hơn tôi tưởng bởi tôi đắm mình vào những kỷ niệm cũ, những hình ảnh của em ngày xưa. Chiếc xe đã đến bến phà Bãi Cháy, chỉ cần qua con phà này tôi sẽ đến nhà em. Chiếc phà từ từ rời khỏi bến ra biển, tôi chọn cho mình chỗ đứng cao trên boong phà để ngắm biển, để những cơn gió ***g lộng mang vị mặn của biển thốc vào người.

Chiếc phà dã vào bến đoàn người rên phà cũng hối hả lên bến, tôi cũng nhanh chân bước xuống phà để bắt đầu công cuộc tìm nhà em. Tôi chẳng có địa chỉ nhà em, chỉ biết nhà em có một cửa hàng ăn ở Hòn Gai và trong tay tôi bây giờ chỉ còn duy nhất số đt nhà em. Tôi muốn làm em bất ngờ với lại qua điện thoại tôi chẳng biết nói gì nên tôi quay 1080 để hỏi đc nhà thông qua số điện thoại. Cô tổng đài viên sau một hồi tra cứu đưa tôi một cái địa chỉ nhà bao gồm tổ và tên phuờng rồi hết chẳng có số nhà chẳng có tên đường. Cầm cái địa chỉ nhà chỉ vỏn vẹn vài chữ chung chung tôi lần mò hỏi đường. Rốt cuộc cũng có một anh xe ôm chở tôi đến địa chỉ trên còn lại thì anh ta bảo tôi tự mày mò vì một tổ có mấy chục hộ gia đình chứ không phải mỗi tổ là một nhà.

Hơi nản với lại trời cũng về chiều muộn nên tôi thuê một phòng trọ để tắm rửa rồi tối sẽ đi bộ hỏi dần. Cơm nước xong xuôi tôi tản bộ ngắm phố phường và dò hỏi nhà em, đất mỏ nên nhà ai cũng bụi đen phủ kín tường, con gái vùng than mà ai cũng trắng trẻo chẳng giống như tôi tưởng tượng tẹo nào. Ánh đèn xanh đỏ đã bật dần lên dọc con phố nhỏ, tôi vừa đi vừa lọ mọ hỏi địa chỉ nhà em, tôi nói tên em nhưng chẳng ai biết, người ta bảo phải biết tên bố mẹ thì may ra mới chỉ được, còn ở đây thì nhà làm hàng ăn nhiều lắm sao mà chỉ được. Thất vọng tôi cứ đi dọc khu phố nhìn quanh hy vọng sẽ thấy bóng dáng nhỏ nhắn của e ở đâu đấy nhưng chẳng có bóng hình nào như tôi mong đợi cả. Chán nản định gọi điện thẳng vào nhà e để xin địa chỉ tôi chợt nhớ ra mình có thể hỏi tên bố em thông qua tổng đài 1080. Mừng qúynh tôi vội vã bấm máy để xin tên chủ số thuê bao, cô gái trực tổng đài lần này không làm tôi thất vọng, tôi đã có được tên đầy đủ của bố em. Và tôi đã tìm được nhà em, một ngôi nhà khoảng 200m2 tòan bộ tầng 1 và tầng 2 để làm hàng ăn. Tầng 3 và tầng 4 phía trên chắc để ở.

Nhìn vào trong nhà em tôi thấy mọi người đang tất bật căng bạt, tiếng người hò hét giục nhau khiêng bàn ghế, kéo phông, lau dọn… Ngồi vào quán nước đối diện tôi hỏi thăm chủ quán về gia đình em. Bà chủ quán dáng người béo tròn da trắng khá là vui tính trả lời các câu hỏi của tôi. Đúng là em đã về quê làm việc và hiện vẫn ở với bố mẹ ngòai ra bà còn cho biết là phông bạt căng để chuẩn bị tiệc của gia đình nhà em ngày mai chứ không phải cho khách hàng. Trong đầu tôi chợt này ra y’ tưởng ngày mai sẽ trà trộn vào bữa tiệc để bất ngờ tiếp cận em dành cho em điều ngạc nhiên thú vị. Khá hài lòng với y’ tưởng đấy tôi đi dạo thêm vài vòng rồi trở về nhà trọ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho kế hoạch ngày mai.

Sáng sớm tôi thức giấc tắm rửa thật sạch, chọn chiếc quần âu và áo sơ mi trắng đã chuẩn bị từ trước, đánh lại đôi giầy tây cho thật bóng rồi tôi xuống nhà ăn sáng. Khi bữa tiệc nhà em bắt đầu tôi dễ dàng dùng cái miệng dẻo quẹo của mình để bịa ra một lí do vào tham dự tiệc. Chọn một chỗ để ngồi tôi quan sát xung quanh. Mọi người vẫn đang tấp nập ra vào cười nói, trên cái bục sân khấu nhỏ dựng tạm anh nhạc công đang dạo vài bản nhạc để tạo không khí sôi động. Tôi ngồi vào bàn với một đám người trung niên hình như bên họ ngoại nhà em.

Bữa tiệc bắt đầu bằng những tiếng chạm ly leng keng và giọng người chúc tụng nhau liên tục. Tôi chẳng buồn ăn uống tôi chú ‎y’ quan sát tìm em, tìm hình dáng quen thuộc ấy. Và tôi đã nhìn thấy em từ xa, em đang tất tả chạy qua chạy lại các bàn, vẫn dáng người nhỏ nhắn ấy, vẫn đôi kính ôm lấy gương mặt đẹp dịu dàng nết na, vẫn ánh mắt cương nghị nhưng hôm nay nó có cả niềm vui trong đấy. Tôi cứ ngây ra nhìn em, hy vọng e sẽ quay mắt sang mà nhìn thấy tôi nhưng hình như em chẳng buồn để y’ đến ai cả khi e đang bận như thế. Tôi muốn đến gần em quá, muốn tặng cho e sự bất ngờ quá nhưng không nghĩ ra cách nào ấn tượng cả. Đột nhiên tôi nhìn lên sân khấu nơi có anh chàng nhạc công vẫn đang chơi những bản nhạc sôi động, nơi có 2 chiếc mic đang để không trên bộ âm ly.

Và tôi quyết định tạo ấn tượng cho em bằng cái gì đó thật bất ngờ, tôi phăm phăm bước lên sân khấu rỉ tai vào anh nhạc công vài câu rồi cầm lấy chiếc míc. Hít thật sâu vào lồng ngực tôi cầm chiếc mic bắt đầu nói những lời chào đầu tiên để mọi người chú y’. Tôi không để y’ đến có bao nhiêu người nhìn lên sân khấu nhưng tôi thấy ánh mắt e đã chuyển lên sân khấu nhìn tôi, ánh mắt em cứ trân trân nhìn tôi đầy ngỡ ngàng, em không di chuyển nữa, em đứng yên lại và chú tâm nhìn tôi, đôi môi nhỏ xinh của em dường như muốn mấp máy để bật ra câu gì đó nhưng lại thôi. Tôi tự giới thiệu trong cái giọng run run với mọi người rằng tôi là một người bạn của gia đình, là người bạn thân của em, hôm nay từ xa về dự bữa tiệc muốn có một bài hát góp vui để tạo sự sôi động cho bữa tiệc. Tiếng vỗ tay động viên vang lên nhưng tôi không nghe thấy gì, tôi không nhìn thấy ai ngoài em. Ánh mắt e không còn ngỡ ngàng nữa nó chuyển sang những cái nhìn trìu mến, khích lệ và có gì đó hạnh phúc trong đôi mắt ấy. Em nở nụ cười như đóa hoa hàm tiếu ngày nào gật đầu nhìn tôi như thêm một lần khích lệ

Tôi bắt đầu hát, những tháng ngày ăn chơi dọc các quán karaoke cũng giúp tôi thuộc được một vài bài hát, giúp tôi hát đúng được nhạc dù cái giọng tôi thì khàn đặc, nhưng tôi mặc kệ, tôi cứ nhìn em mà hát, đôi mắt tôi từ khi bắt đầu hát đến khi kết thúc chỉ nhìn vào bóng dáng em đang đứng im bất động nhìn tôi, đôi mắt e hình như cũng chưa rời khỏi đôi mắt tôi dù chỉ là 1s khiến tim tôi rộn ràng. Và khi bài hát kết thúc tôi đã nhìn sâu vào đôi mắt ấy và tôi nói với em…

“Khi anh đưa mắt nhìn em qua tấm gương

Ta đã gặp nhau, bối rối thật lâu

Đêm nay dường như những ánh mắt muốn đi kiếm tìm nhau.


Anh muốn nói với em những điều thật lớn lao

Sẽ luôn ở đây, nơi tim anh, tình yêu bất tận

Phút giây anh nghẹn lời, vì biết em yêu anh.


Và anh sẽ là người đàn ông của đời em

Anh đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ

Vì yêu em, ngày mai anh thêm vững bước trên con đường dài

Em có nghe mùa đông, những ngọn đèn vàng?


Anh nhớ em!

Anh nhớ em, miên man bên trang thư tình gửi đến em


Bạn đời ơi,

Anh mơ mỗi sáng tỉnh giấc, mắt anh kiếm tìm, 

Tai anh lắng nghe, môi anh cất tiếng gọi

Và vòng tay anh rộng mở

Đón em … vào lòng”

Bài hát kết thúc cũng là lúc tôi đi xuống trong những tràng vỗ tay, tôi đi về phía em, em cũng nhấc từng bước chân về phía tôi. Em hỏi tôi trong đôi mắt rơm rớm lệ “Sao anh biết mà về?”, tôi cố cười thật tươi dù con tim đau nhói “Anh biết qua người bạn thôi! Anh về để chúc mừng em”, em gật đầu nhìn tôi cười hạnh phúc, đôi môi em định nói gì thì đã có tiếng giục “Vào trang điểm đi con để chuẩn bị nhà trai đến đón dâu”, em “vâng ạ” rồi vội vã quay sang tôi “Anh ở đây nhé! Em sẽ giới thiệu anh với anh ấy” rồi e quay người gọi “Hồng ơi! Đâu rồi!”, có tiếng dạ quen thuộc như ngày nào tôi vẫn nghe khi Hồng bên tôi phục tùng tôi. Rồi Hồng cũng đi ra đưa ánh mắt từ ngỡ ngàng chuyển sang cay độc nhìn tôi rồi hỏi em “Sao thế chị?”, em dặn vội Hồng “Em tiếp chuyện anh H nhé! Chị vào trang điểm đã”, tiếng Hồng “vâng” một cách khô khốc rồi lại gần tôi khi e vội vã chào tôi để đi.

Hồng đi trước buông lại giọng lạnh lẽo “Anh theo em”, tôi bước theo Hồng nhìn hồng xúng xính trong bộ váy áo, mái tóc được làm uốn xoăn nhìn rất qúy phái. Đến bàn nước Hồng kéo ghế mời tôi ngồi rồi từ tốn rót nước cho tôi. Cầm chén nước mà tôi không biết phải nói lời xin lỗi hay cám ơn tôi chỉ ấp úng trong họng “A.nh .. A..nh”, nhưng Hồng cũng không chờ tôi nói ra mà lạnh tanh ngắt lời “Anh cũng biết đường mò về đây cơ ah! Tôi tưởng anh sẽ mãi mãi biến mất rồi chứ! Cũng may anh đến muộn! Quá muộn để chị tôi có thể động lòng với anh”, tôi không dám đáp lời cúi gằm mặt xuống bàn để không phải nhìn vào đôi mắt của Hồng. Như chưa hả hê Hồng lại tiếp “May là chị ấy không lấy được anh! Không thì không biết chị ấy sẽ phải khốn khổ như nào! Tôi mong anh từ sau đừng gặp lại chị ấy! Để chị ấy yên ổn với gia đình sắp có của chị ấy”, giờ tôi mới mở miệng đáp lời “Anh biết! anh cũng không có y’ định gặp lại! A chỉ muốn chúc mừng và xin lỗi chị ấy” ngập ngừng một chút tôi tiếp “Và anh cũng muốn xin lỗi em nữa”. Nhưng những lời nói thật lòng này của tôi hình như chẳng có tác dụng gì, Hồng cười nhạt rồi đốp lại tôi “Xin lỗi ah! Liệu a phải đi tìm từng người xin lỗi không! Tôi không cần lời xin lỗi từ cái miệng anh đâu!” tôi định phân bua bỗng có tiếng trẻ con đâu đấy vọng ra “mẹ ơi! Mẹ ơi!”. Hồng đứng dậy mặc tôi ngồi ghế tiến tới đón một bé trai kháu khỉnh tầm hai tuổi đang chạy đến, tiếng Hồng từ sau lưng tôi vọng lại “Ah Tũn của mẹ đấy ah! Bố đâu mà để Tũn chạy này. Để mẹ lấy kẹo cho Tũn nào ra….” Tôi chỉ nghe đến đấy vì bước chân tôi đã ở ra ngòai đường rồi. Tôi cúi mặt xuống đường đếm từng bước về nhà trọ, mắt tôi dán xuống đường nơi có cái bóng đen của người tôi đang bước từng bước theo tôi, bóng đen của quá khứ, bóng đen của tội lỗi, nó vẫn mãi theo tôi như một phần không thể tách rời….

Tội lỗi đã kết thúc rồi các bạn. Sau hôm ấy tôi lại về với công việc, tôi vẫn không ngừng học hỏi, tôi đã chuyển sang những công ty lớn hơn. Về công việc tôi cũng đã có một vị trí nhất định với mức lương là 300$/tháng(một mức lương có thể nói là trung bình so với mặt bằng chung) nhưng tôi nghĩ đấy cũng là một thành quả của những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình. Tôi vẫn đang cố gắng mở cho mình một công ty bằng cái vốn liếng ít ỏi của mình. Tôi hy vọng sẽ thành công để có thể viết thêm một câu chuyện khác về lập nghiệp.

Tôi cũng sắm sửa nhiều thứ trong nhà, tôi xây thêm phòng để đón Vân Anh lên học đại học, hiện VA đang là sinh viên năm thứ 2 một trường khá có tiếng tăm. Tôi chăm sóc, chiều chuộng, và dậy bảo VA hết mình, với tôi VA không phải là cái lò gạch cũ của Chí Phèo, và tôi cũng không phải là anh chàng giáo viên trong “Mắt Biếc” của Nguyễn Nhật Ánh để phải chạy trốn một bản sao của Nhím. Tôi coi VA là điều bé nhỏ duy nhất tôi có thể làm cho Nhím, là niềm tin và hy vọng của gia đình anh chị tôi và chưa bao giờ ngừng quan tâm chăm sóc VA cả.

Thời gian vừa rồi em có liên lạc với tôi nói về cuộc sống gia đình không tốt lắm, và em muốn li dị. Tôi đã bỏ 2 ngày để tìm gặp em, để cho em thấy rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng hòan hảo, đôi khi ta phải chấp nhận một thực tế là nó không như sách vở không như phim. Cái quan trọng nhất là, chỉ có cái đánh mất rồi mới thấy qúy nên em hãy đừng đánh mất gia đình, đừng để con gái em sau này sống không có ty của bố mẹ, và như em nói em vẫn yêu chồng thì không có cớ gì em bỏ lại tất cả. Sau đấy gd em lại hạnh phúc như bao gia đình khác.

Về hạnh phúc cá nhân thì tôi nói qua bằng một bài thơ con ếch tôi làm tặng mẹ(nhưng chắc ko dám đưa) sáng qua:

Mẹ giục!

Vợ đi con!

Con đáp

Chưa vội gì!

30 rồi!

Sao chưa vội?

Tóc bạc rồi

Mới tính sao?

Lắc cái đầu! 

Con ngán ngẩm 

Vợ con gì!

Lấy ai đây

Thở rõ dài

Mẹ kêu than 

Đời tôi khổ

Con nó hành

Bỏ lên gác

Để mẹ gào

“Có ai chịu 

Lấy con tôi”

Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hình dung về tôi.

Bạn đang đọc một phần của truyện Sống trong tội lỗi, bạn có thể đọc bản full tại đây: http://truyensex.moe/song-trong-toi-loi/
Thông tin truyện
Tên truyện Thăm lại người cũ
Tác giả Chưa xác định
Thể loại Truyện sex cũ
Phân loại Truyện cũ mà hay
Ngày cập nhật 07/05/2015 16:29 (GMT+7)

Một số truyện liên quan

“Nhân chi sơ tính bản thiện” Lan vẫn luôn tin vào câu nói này, Lan thực sự muốn biết tại sao một người có vẻ bề ngoài đạo mạo, hiền lành như Đại lại biến thái đến mức đó. Sau cái hôm định mệnh đó, Lan đã chính thức bị khuất phục, nhưng lý trí của nàng vẫn tỉnh táo, nàng vẫn biết rõ việc mình làm, nàng không hoàn toàn bị gục ngã như Đại mong muốn. Nhưng thế thì sao, lúc này đây Lan vẫn phải dạng háng ra cho Đại chơi. Lan bị trói chặt, hai tay bị...
Phân loại: Truyện sex cũ Truyện cũ mà hay
Chi thực sự mỏi mệt khi bước chân vào văn phòng của công ty tuyển dụng. Nàng đã có hẹn trước nên nhanh chóng được người phụ trách dẫn vào một phòng kín nơi lầu 3 của cao ốc. Tại đây cô nhân viên công ty đưa cho nàng chừng 4, 5 hồ sơ của các ứng viên khác nhau mà họ đã lựa chọn giúp nàng cho vị trí trợ lý kinh doanh. Chi xem xét các hồ sơ một cách hết sức cẩn thận, nàng lật qua lật lại từng trang lí lịch của các ứng viên. Nàng hết...
Phân loại: Truyện sex cũ Truyện cũ mà hay
Chẳng hiểu tại sao Thùy Dương không phản đối, nàng cũng đang tự hỏi, bàn tay anh ấm áp sau lưng làm nàng yên tâm. Nhưng đối với mọi người xung quanh, vị trí Thùy Dương đã được xác định. Quần áo Thùy Dương đã để lại trên xe hết, nên buộc lòng nàng phải mặc đồ do Linh mượn. Anh nói là của dì anh. Thùy Dương vào phòng tắm trong nhà, căn nhà rộng như thế nhưng chỉ có một cái phòng tắm. Phòng tắm rất sạch sẽ, ốp gạch men hoa văn canh đỏ sặc sỡ, cao hơn đầu người...
Phân loại: Truyện sex cũ Truyện cũ mà hay