La Tú Anh quả thật có đầy đủ tư cách để bước lên ngôi cửu ngũ của một quốc gia Trung Quốc hùng mạnh. Thật đáng tiếc, gã lại bị các đối thủ chính trị trong nước ngấm ngầm tìm cách hạ bệ.
Bình đã chuẩn bị cho cuộc tấn công của Trung Quốc vào Thái Lan từ rất lâu.
Cuộc tấn công của Trung Quốc đã gây ra cảm giác kinh hoàng đối với người dân hai nước Lào và Campuchia. Hai nước này tin rằng họ sẽ là mục tiêu tiếp theo của PLA. Chính phủ thân Trung Quốc của hai nước bị mất uy tín trầm trọng, các cuộc biểu tình diễn ra đồng loạt khiến hàng chục nghìn người bị thương. Những lực lượng chống chính phủ được Mỹ hậu thuẫn bắt đầu nổi lên.
Trong vài tháng qua, kể từ được Bình tiết lộ thông tin, nước Mỹ đã tích cực xây dựng những kênh liên lạc với các nhóm chống chính phủ ở Lào và Campuchia. CIA cung cấp tiền bạc, vũ khí, yêu cầu các nhóm kiên nhẫn chuẩn bị lực lượng chờ đến thời điểm thích hợp.
Tại Lào, ngay khi bạo loạn nổ ra, thủ tướng Lào được Mỹ và Việt Nam hậu thuẫn đã kêu gọi tổ chức phiên họp bất thường trong Đảng, phế truất đương kim Tổng Bí thư để tự mình trở thành Tổng Bí Thư tiếp theo. Tân Tổng Bí thư Lào công khai đề nghị ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia xây dựng Liên bang Đông Dương để tăng sức mạnh tập thể kháng cự lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Tại Campuchia, một tổ chức chưa ai từng nghe đến tên tuổi trước bạo loạn là Đảng Người Campuchia yêu nước, gọi tắt là PCP, bất ngờ phô trương thanh thế rầm rộ. Lực lượng này phát cho mỗi người tham gia biểu tình năm trăm đô la Mỹ. Chỉ trong một tuần đã thu hút được năm triệu người càn quét khắp khu vực nông thôn làm quân chính phủ phải vứt súng bỏ chạy chối chết. Quân PCP được Mỹ vũ trang tận răng tiến về thủ đô Phnôm Pênh, chặt đầu thủ tướng Hun Manet cùng hai mươi quan chức chính phủ cấp cao khác. Lại bao vây dinh thự của Hoàng gia Campuchia, hứa hẹn cho cuộc tắm máu kinh hoàng nhất từ thời Pol Pot. Lãnh tụ của PCP cũng kêu gọi thiết lập Liên bang Đông Dương và đề nghị Việt Nam đứng đầu Liên bang này.
Bộ Chính trị Việt Nam họp khẩn về tình hình bán đảo Đông Dương.
Ông Vũ Thế Kỷ lên tiếng trước:
– Các đồng chí, tình hình đang trở nên vô cùng khẩn trương. Đây chính là thời điểm tuyệt vời để thiết lập Liên bang Đông Dương. Chúng ta cần tận dụng cơ hội này để thống nhất các lực lượng thân Việt Nam ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Vấn đề khó khăn nhất ở đây là quyết định xem Liên bang Đông Dương sẽ hoạt động theo thể thức nào, và ai sẽ đứng đầu Liên bang này?
Thủ tướng Trần Việt Cường nói:
– Xin lỗi cho tôi nói thẳng. Ba nước Việt – Cam – Lào từ trước đến nay vốn là ba dân tộc khác nhau, văn hóa khác biệt, không thể trở thành một quốc gia thống nhất được. Ý tưởng về một Liên bang là ý tưởng tồi. Năm xưa các đời vua Lê Thánh Tông, Minh Mạng cũng từng tìm cách sáp nhập lãnh thổ của hai nước Lào và Campuchia nhưng chẳng những chẳng đi đến đâu mà còn khiến quốc lực hao tổn. Lực của ta ngày nay còn yếu. Nếu cố chấp thúc đẩy ý tưởng xây dựng Liên bang thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.
Ông Kỷ đã mơ ước về Liên bang Đông Dương từ lâu, sao có thể vì sự phản đối của ông Cường mà chùn bước được? Ông liền nói:
– Thời thế đã khác. Việc xây dựng Liên bang Đông Dương không phải là mong muốn của mình chúng ta mà là mong muốn chung của ba nước. Tôi đề xuất thiết lập một hội đồng chung quản lý Liên bang Đông Dương. Người đứng đầu Hội đồng này gọi là Chủ tịch Liên bang. Mỗi nước sẽ cử đại diện của mình tham gia Hội đồng theo tỷ lệ dân số. Cứ mười triệu người lại có một đại diện, số lượng có thể làm tròn, và mỗi đại diện sẽ có một phiếu bầu. Với Lào và Campchia, do quy mô dân số nhỏ nên chấp nhận cho Lào nhân bốn lần sức mạnh phiếu bầu và Campuchia được nhân ba. Như vậy Hội đồng sẽ có tổng cộng một đại diện của Lào, hai đại diện của Campuchia, và mười đại diện của Việt Nam. Phiếu bầu của Lào có chỉ số sức mạnh là 4 và của Campuchia có chỉ số là 3, nếu họ hợp sức lại thì sẽ ngang bằng với sức mạnh bỏ phiếu của Việt Nam là 10, như vậy để cho thấy rằng Việt Nam không có ý đồ một tay thao túng Liên bang. Quyết định của Liên bang có tính ràng buộc, tất cả các nước thành viên đều phải thi hành. Chủ tịch Liên bang sẽ luôn là người Việt Nam, và người này cũng đồng thời là chủ tịch nước Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Cẩm Tú, từ nay đồng chí làm chủ tịch Liên bang Đông Dương đời thứ nhất.
Chủ tịch nước Nguyễn Cẩm Tú nói:
– Tôi xin nhận nhiệm vụ mà Đảng giao cho.
– Đồng chí Nguyễn Cẩm Tú làm chủ tịch Liên bang rất tốt rồi không có vấn đề gì cả, nhưng đồng chí phải ở trong nước chứ không thể phân thân ra nhiều nơi được. Chúng ta cần một người đại diện ở hai nước Lào và Campuchia. Người đó không nên là một đảng viên vì ở Campuchia Đảng Cộng sản không phải là tổ chức lãnh đạo. Tôi đề xuất cử anh Phạm Tất Bình làm người đại diện cho chúng ta. Các đồng chí có ý kiến gì không?
Thủ tướng Trần Việt Cường phản đối:
– Bổ nhiệm thằng tội phạm ấy làm người đại diện cho Việt Nam ở Liên bang thì có quá đáng không, thưa đồng chí Vũ Thế Kỷ?
– Nếu các đồng chí có ý kiến phản đối thì hãy tiến hành bỏ phiếu xem đa số thế nào?
Bộ Chính trị tiến hành bỏ phiếu, và một lần nữa Bình lại chiến thắng.
Gã chiến thắng vì ông Kỷ biết rằng gã là người duy nhất có thể ổn định Liên bang trong tình cảnh rối ren này, đồng thời gã cũng là người duy nhất có thể hiện thực hóa giấc mơ của ông trở thành bá chủ châu Á, nên ông đã bí mật vận động các thành viên trong Bộ Chính trị bỏ phiếu cho gã.
Tháng 10 cùng năm, Bình chính thức được phong làm Thư ký Liên bang, đại diện cho Việt Nam tại Lào và Campuchia.
Như vậy là gã đã trở thành nhân vật tầm cỡ quốc tế ở tuổi mười chín, một bước tiến rất dài so với cái ngày gã vẫn còn đi móc túi người đi đường cách đây hai năm. Sự nghiệp lừng lẫy của gã mới chỉ bắt đầu.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tột đỉnh giàu sang |
Tác giả | Final |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ máy bay |
Ngày cập nhật | 22/11/2024 11:55 (GMT+7) |