Tuổi 23

Phần 50

Tôi nhìn xuống bàn tay của mình. Tôi thấy nó đã rách nát và đẫm máu. Ký ức đã vỡ và tôi không thể hàn gắn nó được nữa.

Tôi không bỏ bức tranh đẫm màu café đó vào sọt rác hay quẳng ra đường. Tôi mang nó về nhà và ngắm thật lâu, ngắm nó trong cơn mưa rả rích không chịu ngớt của tháng 9, ngắm nó trong cơn mưa không lời mang tên September của While Heaven Wept. Những âm thanh harmonic của guitar phả những làn hơi lạnh lẽo vào lòng tôi.

Lạnh, thực sự là lạnh.

Đến khi tôi nằm xuống vì quá lạnh, cơn mưa Lamentos của Uaral lại ập xuống. Không cơn mưa nào buồn thảm bằng cơn mưa đó. Không guitar điện, không tiếng trống, không âm thanh điện tử; chỉ có hai chiếc đàn mộc và tiếng gầm gừ vô nghĩa của một thằng đàn ông.

Tôi mong ai đó có thể cứu tôi ra khỏi cơn mưa tháng 9 này. Tôi đã mong đợi.

Nhưng chẳng ai cứu tôi cả.

Bức tranh loang màu café đã chẳng còn ra hình thù gì. Nhưng trong một khoảnh khắc, nhìn đống màu hỗn tạp đó, tôi tự dưng muốn vẽ, nhưng không phải vẽ bằng máy. Tôi vớ lấy bút chì và một tờ giấy trắng. Tôi nhìn những hình ảnh loang lổ đó và vẽ một bức tranh hoàn toàn mới.

Tôi ghét em. Tôi ghét Hoa Ngọc Linh.

Tôi vẽ nhanh, vẽ nhiều, đến mức ngòi chì gãy nát và không thể vẽ được nữa. Tôi nhận ra bức tranh chỉ không có sắc màu, chỉ có trắng và đen, chỉ có những hình thù quái đản, những khuôn mặt giống người mà không phải người. Thiên đường của tôi khi sụp đổ trở nên méo mó vậy đấy.

Nhưng ghét em bao nhiêu, tôi nhận ra mình lại đang yêu em bấy nhiêu, yêu một người không thuộc về mình. Tôi yêu em, ghét em, và không thể rời bỏ em – một vòng luẩn quẩn như bài hát Brush it off của Plan Three vậy:

And I need you, then what?
And I leave you, then what?
Everytime I stand here corrected

(Tôi cần em, nhưng rồi sao?
Tôi rời bỏ em, nhưng rồi sao?
Cuối cùng vẫn là tôi đứng đây trong đau khổ)

Với tôi, mưa tháng 9 chưa bao giờ hết lạnh.

Hiếu thắng là con dao hai lưỡi. Nó có thể đem lại cho người ta sự kiên trì không tưởng, nhưng cũng khiến họ sợ thất bại. Khi thất bại tới, kẻ hiếu thắng ngã gục như một cây đại thụ bị bật gốc, tức là đổ dần dần, sau đó nện uỳnh xuống mặt đất và không bao giờ đứng dậy được. Rồi cái cây cứ thế chìm vào tầng bùn cát, cuối cùng hóa thành tro và chẳng bao giờ thấy ánh mặt trời nữa. Cuộc đời người đàn ông là chặng đường dài ngụp lặn trong tro bùn, tìm kiếm một mảnh đất rắn chắc để đứng lên và có thể ngửa mặt nhìn mặt trời một cách đàng hoàng nhất. Mấy ai biết được trong chặng đường tro bùn ấy, người đàn ông đã khóc bao nhiêu lần?

Bạn khoan hẵng nói “Mình đang đọc cái nồi gì thế này?”. Cái phần mở bài trên là tôi học mót từ mấy ông tác giả tuổi hai mươi đít chơi vơi mà ba mươi cũng chưa tới, mà các ông này lại rất thích viết những vấn đề đao to búa lớn. Nên giắt bụng chút ngôn từ như vậy, để khi café trà đá thì lôi ra cho lũ bạn khiếp vía một phen. He he, đùa thôi! Câu chuyện của tôi vẫn nằm trong vấn đề tình yêu tình báo và sẽ chẳng có thứ gì đạt tầm vĩ mô như phần mở bài cả. He he!

Dông dài là vậy, nhưng quả thực năm tư đại học của tôi là quãng thời gian khó khăn. Sau cú sốc mang tên Hoa Ngọc Linh, tôi mất rất mũ n (nếu bạn còn nhớ toán) nhiều thời gian để quên em, tưởng chừng như không thể quên được. Nhưng yêu đương không phải là tất cả, còn nhiều điều khó khăn hơn thế, nhất là với một đứa con trai sắp ra trường.

Chuyện học hành năm cuối chưa bao giờ dễ thở. Môn học ngày càng khoai sắn, tựa như miếng xương sườn cục mà khi gặm, vụn xương sẽ lổn nhổn cùng thịt, hết sức khó chịu. Trong một bữa ăn đầy những món xương cục như thế, bọn sinh viên có hai cách lựa chọn. Một là bỏ bữa, đợi khi nào thật đói bằng tốt nghiệp mới quay trở lại ăn tiếp; hai là cố gắng nuốt cái đống nọ để ra trường. Tôi, như đại đa số sinh viên khác, chọn cách thứ hai.

Cuối năm 2011 đầu 2012, kinh tế tuột dốc thảm hại, cơn lũ khủng hoảng tràn lan quét bay vô số doanh nghiệp. Dù chẳng bao giờ quan tâm thời sự nhưng lũ sinh viên, nhất là bọn theo học kinh tế tài chính đều thấy viễn cảnh bon chen xin việc. Vậy là từng thằng phải è cổ ra học, không kiếm được bằng giỏi thì cố lấy bằng khá, mà ngu quá thì vẫn phải lấy bằng, bởi không có bằng cấp là cuộc đời bế mạc.

Nhưng ngoài hai cách kể trên, một số thẳng chọn cách thứ ba: nhịn đói vĩnh viễn, như gã anh cả từng dẫn tôi vào đời hồi năm nhất. Nghe nói trong khi bạn bè và lũ đàn em ra trường, gã lại bỏ học về quê lấy vợ và không bao giờ biết mặt mũi tấm bằng tốt nghiệp. Tôi đã nghĩ gã chỉ là thằng ất ơ làm hai cụ thân sinh tốn cơm tốn gạo. Sau này, khi ngẫm lại, tôi chợt hiểu mỗi người có sự lựa chọn cho riêng mình. Không tốt nghiệp chưa phải là kết thúc và lấy vợ có thể là khởi đầu mới. Dù vậy, đó là những tin tức cuối cùng tôi nghe về gã.

Câu chuyện tốt nghiệp đại học cũng na ná khoảng thời gian cuối năm lớp 12. Chúng đều là những năm bản lề ảnh hưởng tới cuộc đời bạn. Chỉ khác là nếu năm lớp 12, tôi chọn ngành thi dưới áp lực của bố mẹ thì giờ đây, tôi phải tự quyết định cuộc đời mình. Ra trường kiếm việc với tấm bằng tài chính ngân hàng hay tiếp tục theo đuổi sự nghiệp vẽ? Và chẳng mất quá nhiều thời gian, tôi đã có câu trả lời.

Tôi yêu vẽ, nhưng ở môi trường này, xã hội này, tôi sẽ chết đói vì nó. Bố mẹ tôi đã già và sắp về hưu (các cụ lấy nhau muộn), không thể nuôi báo cô tôi mãi. Vả lại, với tác phong văn hóa làng xã Việt Nam, các cụ sẽ chẳng lấy làm vui khi người khác hỏi “cháu nó công tác ở đâu?” và phải trả lời “cháu nó thất nghiệp, đang ở nhà vẽ vời ạ!”. Vì cuộc sống, vì định kiến xã hội, tôi đành phải gác lại chuyện vẽ vời. Thực tế, tôi đã nghỉ vẽ hơn một năm, thậm chí còn không nghĩ mình sẽ vẽ lại nếu không trải qua một biến cố.

Nhưng đằng sau chuyện nghỉ vẽ của tôi còn có một lý do khác. Tôi ngừng vẽ vì chuyện buồn, hay nói đúng hơn là do sự sai lầm của tuổi trẻ. Tuổi trẻ nên mắc sai lầm – người ta nói thế, nhưng người ta không bao giờ nói sai lầm sẽ ảnh hưởng tới bạn như thế nào. Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi ước rằng mình chưa bao giờ phạm phải sai lầm đó.

Hẳn bạn còn nhớ cuộc thi vẽ ở diễn đàn mà tôi tham gia. Trước hạn chót, thay vì nộp bức fantasy đầy màu sắc được thực hiện trong mấy tháng trời, tôi lại gửi bức tranh đầy những hình thù quái đản vẽ bằng bút chì trong vài phút. Đằng thẳng mà nói, lý do tôi nộp bản vẽ ấy phần nhiều vì căm ghét Hoa Ngọc Linh. Tôi muốn cho em thấy sự căm ghét trong tôi có hình thù như thế nào và đáng sợ ra sao. Nhưng đấy là trường hợp em vào diễn đàn mà xem tác phẩm của tôi. Ở thời điểm đó, tôi và Linh gần như cắt đứt liên lạc, thi thoảng chỉ vào like hoặc comment một cách ngắn gọn trên facebook của nhau mà thôi. Liệu em có xem không? – Tôi tự hỏi. Sự thực là tuy ghét Linh, song tôi vẫn muốn em chiêm ngưỡng bức tranh tôi vẽ, dù chỉ một cái liếc mắt thoáng qua cũng được.

Tuy nhiên, tôi biết rõ một điều Linh có thể không quan tâm tôi vẽ cái gì, nhưng một khi tôi đạt được giải thưởng 16 triệu kia, em sẽ phải nhìn tôi với thái độ khác. Tôi không biết gã người yêu mới có điểm gì hấp dẫn Hoa Ngọc Linh? Đẹp trai? Có tài? Hay nhiều tiền? Tôi không biết vì tôi không tìm hiểu. Mỗi lần tự hỏi như vậy, sự hiếu thắng trong tôi cứ thế lớn dần. Và tới một thời điểm, nó lớn đến mức không thể kiểm soát. Nó thủ thỉ với tôi rằng chỉ cần giành được 16 triệu, Linh sẽ nhìn tôi với con mắt khác và hơn thế nữa, tôi có thể chiếm được tình cảm của em. Tôi sẽ chứng minh cho em thấy từ hai bàn tay trắng này, tôi sẽ làm được những điều mà thằng người yêu em mãi mãi không thể làm được.

Khi ban tổ chức diễn đàn nhận được toàn bộ bài dự thi, họ bắt đầu đăng tranh lên. Cuộc thi chia thành hai vòng và được đánh giá dựa trên nhận định của giám khảo. Tuy nhiên, tên tuổi người dự thi được giấu kín để tránh tình trạng tác giả có tiếng lôi kéo người ủng hộ. Tôi là một trong các tác giả như thế.

Ở diễn đàn, tôi vẽ vời thuộc loại số má và có khá nhiều người hâm mộ. Ban tổ chức sợ rằng những người hâm mộ sẽ ảnh hưởng tới giải thưởng như mấy cuộc thi đăng ảnh rồi câu like. Nhưng điều luật nọ chẳng hề hấn gì với tôi. Do vẽ rất nhiều nên người ta đã quen với cách vẽ, cách phối màu, thậm chí cả những lỗi sai của tôi. Bức tranh dự thi tuy quái dị nhưng không phải lần đầu tiên tôi vẽ kiểu đó. Thế nên ngay khi ban tổ chức đăng bài dự thi của tôi, rất nhiều người ủng hộ và để lại bình luận tích cực, dĩ nhiên họ biết ai vẽ nhưng không nói thẳng tên. Một điều vui nữa là giám khảo cũng đánh giá cao bức tranh đó. Sau một tháng, bài dự thi của tôi lọt vào vòng hai, như thể nó là chuyện dĩ ngẫu vậy.

Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh từ vòng hai, khi mà ý kiến của ban giám khảo khắt khe và nặng tính hàn lâm hơn. Với một thằng không học bài bản và thu lượm kinh nghiệm chủ yếu qua thực hành như tôi, đây là trở ngại rất lớn. Những giám khảo khó tính thường là người ưa thích bài bản, họ yêu cầu sự phá cách trong mỗi bức tranh nhưng nếu phá cách vượt ngoài khuôn khổ, họ sẽ chỉ trích.

Tác phẩm của tôi là một trong số những bức tranh bị giám khảo bình luận khá tiêu cực. “Thiếu căn bản”, “phá cách vô lối”, “không hiểu ý nghĩa của bức tranh”… đủ thể loại gạch đá rơi xuống đầu tôi. Ban đầu tôi khá tức tối vì lòng tự tôn ngất trời của tuổi trẻ, nhưng dần dà, tôi cũng nhận ra những thiếu sót mà mình cần khắc phục.

Tuy nhiên, điều khiến tôi nổi điên là có những bức tranh sao chép ý tưởng từ tranh nước ngoài lại được giám kháo đánh giá cao. Con bà nó, trông chẳng khác gì mấy bức digital art lòe loẹt bên tàu khựa! – Tôi chửi đổng. Không riêng tôi mà ngay cả người ngoài cũng nhận ra những bức tranh lố bịch kể trên. Nhưng dẫu tôi chửi nữa, chửi mãi thì giám khảo mới là người quyết định giải thưởng. Trong số hai mươi bức tranh dự thi, chưa chắc tôi đã đạt giải ba chứ đừng nói giải nhất 16 triệu.

Khi đó, vì giải thưởng, vì Hoa Ngọc Linh, sự hiếu thắng trong tôi vươn đến đỉnh điểm. Tôi bắt đầu tạo vài account mới trên diễn đàn, hay còn gọi là clone. Tôi sử dụng clone để ném gạch những bức tranh sao chép kia, sau đó tự tâng bốc bức vẽ của mình (nói trắng ra là thủ dâm tinh thần). Thời gian đầu, cách làm này có hiệu quả khi người ta nhận ra sự lố bịch trong mấy bức tranh sao chép, chúng dần dần chìm nghỉm và không còn được quan tâm nữa, đồng thời bức tranh của tôi được chú ý nhiều hơn, lượng view cũng tăng vọt. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi trở thành kẻ nặng ký trong cuộc đua tới 16 triệu. Do sở hữu lượng view cao nhất trong tất cả các bức tranh dự thi, rất nhiều người tin rằng giải thưởng lớn lao kia sẽ thuộc về tôi. Ngay cả tôi cũng nghĩ như thế.

Tôi đã từng nói với bạn rằng nếu chiếm đoạt cái gì bằng thủ đoạn sẽ phải trả giá bằng thủ đoạn. Tôi không nói suông, bởi chính tôi đã trải qua. Một ngày nọ, một thằng cha tác giả bị loại do đạo ý tưởng đã nhờ mod truy tìm địa chỉ IP các nick đăng bình luận chỉ trích hắn. Trong số những nick chỉ có clone của tôi. Xin được cắt ngang là tôi biết sử dụng địa chỉ IP giả để tạo clone, nhưng trong một lần bất cẩn, tôi đã sử dụng clone bằng máy tính ở nhà. Thế là mod dò ra ngay dải IP của clone trùng với nick chính Boyteotop. Ngay hôm sau, tay tác giả kia lập ra một topic mới nhằm phanh phui chuyện tôi xài clone. Hậu quả khá kinh khủng. Hàng loạt lời chửi bới thậm tệ, hàng loạt đề nghị tẩy chay ập xuống đầu tôi. Chúng đại loại thế này:

“Mịa, hóa ra là chơi clone, bẩn vãi!”.

“Vẽ đ… ra đâu vào đâu mà chơi trò bẩn”.

“Họa sĩ cái gì thằng này, thằng bẩn”.

“Chơi clone à? Thất vọng quá!”.

“Tôi bảo rồi mà, tranh thằng này có ra cái gì đâu mà mọi người cứ tung hô nó thế?”.

“@$%^*!%”. (chỗ này chửi tục)

Lượt view của tôi không thuyên giảm mà tăng thêm. Người ta vào để coi cái thằng chơi clone kia vẽ vời ra làm sao. Theo hiệu ứng đám đông, cái gì xấu là xấu cả họ hàng hang hốc, xấu từ gốc đến rễ. Tôi mặc nhiên được cho là thằng vẽ tệ nhất trong số những tác giả dự thi. Những kẻ hâm mộ tôi trước kia giờ bắt đầu rêu rao tôi đi ăn cắp ý tưởng vẽ, chúng nó làm việc này không công và nhiệt tình như đám tình nguyện viên. Nhưng đó chưa phải là điều tệ nhất. Sau vài ngày bị phát giác sử dụng clone, tôi bị loại khỏi cuộc thi. 16 triệu, không, thậm chí là giải ba 3 triệu, tôi cũng không thể đạt được.

Vậy đấy, chỉ vì hiếu thắng, bao công sức gây dựng danh tiếng trên diễn đàn của tôi đã bị chính tôi đạp đổ. Tuổi trẻ nên sai lầm, nhưng có những sai lầm mà ta hối hận rất lâu và mong rằng có thể sửa chữa lại. Nếu bạn đã hết hứng với thằng chơi clone này, bạn có thể dừng tại đây và coi mọi chuyện của tôi là chém gió, còn nếu bạn muốn nghe hắn phịa tiếp, mời chuyển mắt xuống đoạn dưới. He he!

Sau sự cố đáng tiếc, tôi nghỉ vẽ, gần như biến mất khỏi diễn đàn, chỉ thi thoảng log nick để liên lạc với những người bạn cũ. Họ vừa là bạn, vừa là người hâm mộ, họ tuy thất vọng về việc làm của tôi nhưng họ vẫn giữ liên lạc. Bạn bè ảo có đặc điểm là dễ tha thứ cho nhau vì không tiếp xúc cận mặt, và cũng vì không ảnh hưởng tới quyền lợi của nhau. Nhưng ngoài đời thật thì khác. Sau vụ thằng Cháy hồi lớp 7, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp phải vấn đề nào về bạn bè nữa. Vậy mà vấn đề vẫn xảy ra. Nó tuy không to tát như vụ thằng Cháy song chẳng phải chuyện vui vẻ, nếu không muốn nói là nhục.

Hẳn bạn vẫn còn nhớ hai nhân vật Cuốc và Sĩ. Nếu quên, tôi sẽ nhắc lại giùm: chúng nó là hai thằng bạn học chung lớp hồi phổ thông trung học. Hai đứa nó là những thứ duy nhất của thời cấp ba mà tôi còn lưu giữ được. Những năm đầu đại học, giữa tôi và chúng nó bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ quan hệ bạn bè. Xét cho cùng, chúng nó không phải loại bạn xấu và ưa lợi dụng nhau như kiểu thằng Cháy. Mà thời buổi này tìm được đứa bạn nói chuyện hợp hợp hay bớt vụ lợi thôi cũng vui lắm rồi, đâu thể đòi hỏi cao hơn?

Nhưng khi mà không còn chuyện hợp nhau nữa thì quan hệ bạn bè sẽ kết thúc, như tôi với thằng Cuốc là ví dụ. Tôi vẫn mê game, nó vẫn mê game, nhưng tôi nói về game là nói về những ý tưởng vẽ, còn nó nói về game là nói về giải trí đơn thuần. Tôi chưa có bạn gái, nó chưa có bạn gái, tôi nói nên làm việc gì khác để hãm bớt chuyện gái gú, nó nói phải kiếm bạn gái ngay. Tôi hỏi nó “mày đang kiếm gái à?”, nó trả lời “ông điên à, tôi nói cần gái bao giờ?” (thực tế nó đã tích cực theo đuổi vài em và chẳng em nào gật đầu). Tôi buồn chuyện vẽ, nó không quan tâm. Tôi hỏi có nên tiếp tục vẽ nữa hay không, nó lôi ra mấy hot girl hot boy thổ tả cắn răng trên mạng ra để trả lời. Nó cho tôi nghe mấy bài nhạc trẻ Việt và nhạc Hàn, tôi lắc đầu vì chỉ nghe rock. Nó bảo hay, tôi bảo “nhạc như cứt”, nó chửi “ông thì biết con kẹc gì?”.

Xong, chỉ vài chi tiết trong buổi tán gẫu café, tôi và nó cắt đứt liên lạc. Có lẽ tôi đã nổi nóng quá đà. Khi ra trường hơn một năm, tôi đã có ý nối lại quan hệ bạn bè với thằng Cuốc. Tuy nhiên, chỉ sau một buổi café với nó, tôi bỏ luôn ý định trên. Càng lớn tuổi, khoảng cách giữa con người với con người càng nới rộng và có những hố sâu mà chúng ta mãi mãi không thể vượt qua được.

Nhưng câu chuyện giữa tôi và thằng Sĩ lại hoàn toàn khác. Có lẽ lỗi lầm thuộc về tôi nhiều hơn.

Tôi đã từng kể về nguồn gốc biệt danh “Sĩ”, tựu chung xuất phát từ tính cách của nó: chảnh và ngạo mạn. Số là một chiều thứ sáu, thằng Sĩ gọi tôi đi café vỉa hè. Hôm ấy được nghỉ tiết, tôi gật đầu ừ ngay tắp lự rồi phóng xe đi. Tuy nhiên lúc đến nơi, tôi thấy ông thần này đang chửi nhau với một thằng ôn khoác áo đồng phục học sinh cấp ba. Hỏi ra thì thằng Sĩ ngồi đúng cái chỗ mà thằng kia với con người yêu nó hay ngồi. Thằng học sinh yêu cầu thằng Sĩ nhường chỗ (bằng cái giọng bố láo), còn thằng Sĩ lắc đầu kiểu mơ đi cưng (bằng một thái độ gợi đòn). Do quá quen tính thằng Sĩ, tôi định chạy ra ngăn nó thì nó gạt đi:

– Ông kệ mẹ tôi! Để tôi đập de kèn “con” này!

Và nó đập thật. Thằng ôn kia cao to gần bằng thằng Sĩ, nhưng phiền nỗi chân tay lẻo khoẻo kiểu công tử bột nên bị ông thần Sĩ cho nằm trên đất chỉ sau một nháy. Thằng ôn ôm mõm chạy dài và quay lại chửi rủa:

– ĐM mày nhá! Đợi nguyên đấy! Tí nữa bố xử mày!

Thằng hẹo leo lên xe chạy thẳng. Thằng Sĩ thì vừa cười vừa ưỡn ngực như một tay võ sĩ quyền anh vừa giành được thắng lợi sau trận thách đấu. Nó vừa uống café vừa khinh bỉ bọn ranh con cấp ba, và nói chẳng thằng nào đủ bản đánh nhau tay đôi với nó. Cái này thì tôi nghĩ thằng Sĩ đúng vì nó chưa bao giờ thua đánh nhau tay đôi (hồi cấp ba không thằng đầu gấu nào dám một chọi một với nó).

Nhưng tôi không nghĩ nó có khả năng thưởng thức món đặc sản “hội đồng” trứ danh của Việt Nam. Chừng nửa tiếng sau, suy nghĩ của tôi trở thành sự thực khi tiếng xe máy ầm ầm ngoài quán. Thằng ranh con cấp ba kia không đủ bản đánh nhau với thằng Sĩ nhưng đủ bản để gọi bang hội của nó tới. Mà nào phải mấy thằng học sinh như nó? Giời hỡi, nhìn đám đi theo nó mà xem, thằng nào thằng nấy xăm trổ mặt mũi bất cần đời, chưa kể vài thằng còn lăm lăm con tông trên tay. Mười thằng và năm con tông cả thảy, họa thằng Sĩ là Quan Vũ tái thế mới đánh nổi. Tôi thì từ bé chưa đánh nhau bao giờ, trông đám cô hồn các đảng này thì cấm khẩu. Ông thần Sĩ cũng chẳng khá hơn, mặt mũi tái mét không còn hột máu. Trong khi đó, thằng ôn học sinh kia thì đứng sau bọn đàn anh mà hô hào:

– Thằng kia anh ơi! Nó đánh em! Chém chết con mẹ nó!

Mười thằng kia nhao nhao đòi “chém chết con mẹ nó” cùng vô số lời chửi tục. Trước cảnh ấy, tôi tự dưng chùn chân, tôi muốn trốn khỏi chỗ này. Nhưng bạn tôi còn ở đó, tôi không thể bỏ đi được. Khổ nỗi ở lại đây, tôi cũng chẳng biết làm gì. Lựa lời nói chăng? Khéo nó chém luôn cả mình! Hay cùng thằng Sĩ đánh nhau luôn? Con bà nó, tôi chỉ có thể làm cái khiên cho thằng Sĩ mà thôi! Và giữa lúc ấy, nếu không có ông chủ quán café ra mặt với mấy người lớn tuổi ở đấy can ngăn, khéo hôm đó cả tôi lẫn ông bạn được chuyển khẩu vào Việt Đức.

– Chúng mày đánh nhau thì ra chỗ khác. Đây là chỗ nhà tao làm ăn, không phải chỗ cho chúng mày làm loạn nhé! – Ông chủ quán café chống nạnh nói – Tao gọi công an đến đây gô hết cả lũ lên phường bây giờ! Đừng để tao nói thêm lần nữa nhé? Cút!

Ông chủ quán café này từng là dân số má, lời lẽ điềm tĩnh nhưng có uy, lũ kia đành phải rút nhưng lại phục sẵn ở đầu đường để đón đánh thằng Sĩ. Ông chủ bèn cho nhân viên dắt xe của bọn tôi ra rồi chỉ lối đi khác:

– Chúng mày đi ra đường kia rồi rẽ phải là được. Lần sau thì tránh mấy thằng ấy giùm, để tao còn làm ăn chứ!

Câu chuyện trên đã trở thành dĩ vãng. Tôi có nghe thằng ôn học sinh lại quậy ở quán café thêm lần nữa và nó bị ăn đòn nhừ tử do đụng trúng dân anh chị. Nghe dân tình đồn thổi là vụ ấy khá to, bố mẹ thằng cu phải lượm nó về. Một kết cục tệ nhưng không bất ngờ cho những thằng học sinh thích làm giang hồ. Nhưng kết cục giữa tôi và thằng Sĩ cũng chẳng tốt đẹp hơn. Sau sự cố ở quán café, thằng Sĩ bớt nói chuyện với tôi rồi từ từ cắt liên lạc. Tôi hiểu nó nghĩ gì. Tôi hiểu cảm giác của nó. Đó là chuyện tôi cảm thấy nhục nhã nhất cuộc đời, còn hơn cả việc bị hàng trăm người ném gạch trên diễn đàn vẽ.

Tôi nhận ra điều nhục nhất của một thằng đàn ông là không thể bảo vệ người thân và bạn mình. Thằng Sĩ đã từng là “người thân” của tôi, là bạn tôi và tôi chỉ đứng đó, không dám làm gì để bảo vệ nó. Khi viết ra những dòng này, sự hổ thẹn trong tôi vẫn y nguyên như ngày ấy. Tôi ước mình đã có thể giúp thằng Sĩ, chỉ cần lên tiếng thôi, hoặc thậm chí là cùng nó đánh nhau cho dù cái giá có thể rất đắt. Tôi ước mình đã dũng cảm hơn. Nhưng nói đi nói lại, ở thời điểm ấy, tôi là thằng hèn không hơn không kém.

Thế đấy, trong những năm tháng cuối đại học, cuộc đời đã vả vào mặt tôi như vậy.

Cuộc sống của tôi lẩn quẩn cũng một phần vì cái tên Hoa Ngọc Linh. Một cách sâu xa, em là phép thử độ hiếu thắng của tôi. Nhưng thử kiểu này đau quá, con không chịu nổi giời hỡi! – Tôi than thở. Kể từ sau vụ Linh làm đổ café lên tranh, tôi và em ngừng nói chuyện với nhau và gần như thành hai người xa lạ. Nếu không có cô nàng Oắt hay rủ rê café hai đứa, có lẽ chúng tôi đã từ mặt nhau thật. Nhưng không khí ở những buổi café cũng chẳng vui vẻ gì. Mỗi lần gặp mặt nhau, tôi và em chỉ chào trả kiểu khách sáo rồi ai làm việc người nấy. Tôi nói chuyện với Oắt, còn em cứ dán mắt vào màn hình điện thoại. Em giờ là một phiên bản của con nghiện smartphone, đôi tay vuốt vuốt màn hình, thi thoảng lại tự cười vì những chuyện hài hước trên facebook.

Nhưng thà Linh cười với cái smartphone còn hơn là em cười với gã người yêu. Mấy bận café, em lại lôi thằng cha này tới. Tôi không quan tâm hắn làm gì hay ở đâu, chỉ biết mặt mũi hắn khá ưa nhìn, nếu không muốn nói là bảnh. Thực sự là nhìn Linh và hắn, người ta dễ dàng tưởng tượng ra một cặp đôi công chúa – hoàng tử trong phim hoạt hình của Walt Disney. Nhắc mới nhớ, suốt quãng thời gian đó, Linh đẹp hơn nhiều. Em trang điểm nhiều hơn, và tôi hầu như không bao giờ thấy mái tóc em trở lại màu đen như trước kia. Em đẹp bao nhiêu, tôi đau lòng bấy nhiêu. Nhưng cuộc sống là thế, tôi phải chấp nhận sự thay đổi của nó. Tôi phải chấp nhận rằng Hoa Ngọc Linh không thuộc về mình.

Tuy nhiên, chấp nhận theo kiểu nào lại thuộc về cá tính mỗi người. Tôi không hay để bụng, nhưng một khi đã căm thù ai thì căm thù tới cuối đời, như thằng Cháy là ví dụ. Dạo gần đây tôi có facebook của thằng Cháy, nhưng do nó add tôi, không phải tôi add nó. Tôi thề rằng sẽ không bao giờ đi họp lớp mà có mặt thằng khốn đó. Nên đối với Hoa Ngọc Linh, đã có lúc tôi đối xử với em khá tiêu cực như kiểu đối xử với thằng Cháy. Độ khoảng tháng 5, tôi chat với Oắt và vô tình biết được chuyện Linh đã chia tay. Cuộc tình hoàng tử – công chúa của em rốt cục không có kết thúc hậu hĩnh như truyện cổ tích hay phim hoạt hình. Nàng Oắt nói với tôi:

“Cái Linh không sao cả
Nhưng chắc cũng buồn
Ông thử hỏi thăm nó xem sao?”

“Hỏi làm đ… gì
Cô không hỏi thì thôi
Sao tôi phải hỏi?”

“Tui hỏi rồi
Ông là bạn nó thì cũng hỏi thăm đi chứ?
Mà sao lại cáu với tui?
Thích ăn đòn phỏng?”

“Chỉ là không thích thôi?”

“Ông thích cái Linh phải không?”

Nàng Oắt có khả năng nhìn nhận sự việc khá nhanh và phán đoán khá chuẩn. Tôi đành trả lời:

“Ừ”

“Ờ, vậy tui đoán ra được chuyện gì rồi nhé :v
Nhưng mà ông là con trai
Nghĩ thoáng thoáng đi một tí
Ít nhất cũng nên hỏi người ta ra sao chứ?”

“Ờ ờ, được rồi”

Tôi trả lời cho xong chuyện với nàng Oắt. Nhưng thực tế là tôi không hỏi thăm Linh. Chuyện tình cảm của đàn bà con gái khó hơn cả Kinh Dịch, tôi không có hứng thú tìm hiểu. Vả lại tôi đang ghét Linh, vì thế khi tình yêu của em tan vỡ, tôi vui chửa hết chứ lấy đâu ra thời gian thăm hỏi hay quan tâm? Thực tình, cũng có lúc tôi hơi yếu lòng, rất muốn vào hỏi thăm tâm trạng em ra sao và khuyên em đừng để chuyện buồn ảnh hưởng tới học hành năm cuối. Nhưng sự hiếu thắng lấn át tất cả. Nó nói với tôi Hoa Ngọc Linh có lỗi và em đáng bị bỏ rơi như thế. Tôi không phải gã hề chạy theo công chúa mỗi khi nàng gặp chuyện buồn. Không phải!

Sự im lặng giữa tôi và Linh kéo dài khá lâu. Phần vì giữa hai đứa có quá nhiều chuyện khó nói, phần vì kỳ thi tốt nghiệp đại học đã tới. Đợt ấy, tôi gần như chỉ ở nhà, cố gắng làm cho xong đồ án cuối kỳ, thực tập, đồng thời đi thầy đi cô để trả nợ môn. Khi tất cả mọi chuyện liên quan tới học hành kết thúc, tới khoảng cuối tháng 6, Linh chủ động bắt chuyện với tôi. Em sẽ kể lể việc chia tay, gã người yêu có những tật xấu ra sao và sau đó mong muốn một sự thông cảm từ thằng bạn ngồi cùng bàn thời cấp hai này – tôi đã nghĩ như vậy. Tôi thậm chí còn tìm cách đối đáp làm sao để khiến em phải đau lòng. Nhưng Linh lại chẳng kể lể điều chi cũng chẳng than thở cái gì, em chỉ hỏi:

“Tùng thi vẽ đến đâu rồi?
Được giải chứ? ^^”

Tôi đã lâu không vào diễn đàn nên chẳng biết cuộc thi đã tới đâu. Nhưng theo tôi phỏng đoán thì ban giám khảo đã xong phần nhận xét và sắp công bố trao giải. Do bị loại nên tôi chẳng quan tâm ai chiến thắng giải 16 triệu nữa. Tôi cũng giấu nhẹm luôn chuyện đáng xấu hổ trên diễn đàn. Nếu Linh biết, hẳn em sẽ cười vào mặt tôi dữ lắm. Tôi trả lời:

“Chẳng biết
Chắc giải dút”

“Đừng bi quan vậy ^^
Tùng vẽ được mà
Mà tháng 7 mới công bố giải kia mà?
Lo gì chứ?”

“Chậc
Nhiều thằng vẽ đẹp hơn
Mình không địch nổi”

“Ừ, biết thế
Mấy hôm nữa trường mình làm lễ tốt nghiệp
Tùng đến được không?”

“Chưa biết được
Mấy hôm nay hơi bận
Để mình xem đã”

“Ừ, nếu rảnh thì đi nhé! ^^”

Thực tế là việc thi cử của tôi đã xong, chỉ còn một môn nợ và phải đến tháng 9 mới có lớp học. Thực tâm là tôi rất muốn nhìn thấy Linh trong bộ đồ tốt nghiệp. Thực tình là tôi yêu em đến nỗi có thể bỏ qua mọi chuyện quá khứ. Nhưng con thú hiếu thắng trong tôi mạnh mẽ đến mức chính tôi cũng không thể kiểm soát. Nó ghì tôi xuống và quyết không cho tôi đi. Và tới hôm trường của Linh tổ chức lễ tốt nghiệp, tôi không tới dự mà đi café cùng thằng Choác.

“Sao ông không tới?
Cái Linh cứ hỏi tui suốt
Mà tui gọi điện thì ông tắt máy
Bộ ông không nghĩ thoáng ra được à?
Ông thích nó mà nó không thích ông thì thôi chứ
Đàn ông tí xem nào
Tui mệt với mấy người quá đi! @@
Chiều nay ra café chết với tui”

Lời trách móc của nàng Oắt làm tôi khá bận tâm. Ở một nghĩa nào đó, làm thằng đàn ông phải biết bỏ qua và tha thứ. Nhưng với Hoa Ngọc Linh, tôi chỉ là cậu bé. Tôi yêu em bằng trái tim của một cậu bé và tôi ghét em cũng bằng trái tim của một cậu bé. Sau bao nhiêu năm, thứ tình cảm ấy chẳng hề thay đổi.

Trước mặt em, tôi vẫn mãi chỉ là một anh chàng bé con.

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Phần 27
Phần 28
Phần 29
Phần 30
Phần 31
Phần 32
Phần 33
Phần 34
Phần 35
Phần 36
Phần 37
Phần 38
Phần 39
Phần 40
Phần 41
Phần 42
Phần 43
Phần 44
Phần 45
Phần 46
Phần 47
Phần 48
Phần 49
Phần 50
Phần 51
Phần 52
Phần 53
Phần 54
Phần 55
Phần 56
Phần 57
Phần 58
Phần 59
Phần 60
Thông tin truyện
Tên truyện Tuổi 23
Tác giả Chưa xác định
Thể loại Truyện sex dài tập
Phân loại Tâm sự bạn đọc, Truyện teen
Ngày cập nhật 08/10/2016 06:25 (GMT+7)

Một số truyện liên quan

Đụ gái cơ quan
Phần 26 Happy ending Tiệc cưới dần tan, hai mâm cỗ của chúng tôi gần như cuối cùng rời khỏi nhà gia chủ. Chuyện còn nổ như pháo, ngay cả chủ nhà cũng rất lấy làm vui khi chúng tôi tự nhiên và vui vẻ. Rượu tưng tửng, cả hội rủ nhau đi hát karaoke. Hẹn hò ở một quán quen, cả hội lên đường. Như một sự sắp đặt từ trước, Hương được cô bạn thân chở đến chứ không đi xe, và khi ra khỏi cổng, cô bạn em đã đứng ra sắp xếp luôn: Hương lên xe anh X nhé. OK thôi, ý em thế nào? Tôi quay qua hỏi Hương với ánh mắt trêu...
Phân loại: Truyện sex dài tập Đụ công khai Làm tình nơi công cộng Làm tình với đồng nghiệp Tâm sự bạn đọc Truyện bóp vú Truyện sex có thật Truyện sex phá trinh
Đời là câu chuyện buồn
Phần 48 Tính sẽ cho nhỏ một bất ngờ, mà thôi cứ bình thường mà làm. Đi đặt bánh gato, rồi đi chợ mua thức ăn chuẩn bị nấu nướng. Tôi phải nhờ đến Linh rủ nhỏ đi chơi hết buổi chiều để tôi có thể tự tay chuẩn bị mọi thứ một mình. Cắt hoa rồi cắm hoa, lau dọn bàn ghế trang trí bóng bay lung tung hết cả lên. Điểm đáng trí ý nhất là tôi mua một dây đèn nhấp nháy xếp thành hình trái tím dán lại ở trên tường tắt đèn đi thì lung linh đừng hỏi luôn. Phải nhờ đến vài thằng bạn dân chuyên photoshop design vài bức ảnh viết từng chữ...
Phân loại: Truyện sex dài tập Tâm sự bạn đọc Truyện teen
Ác quỷ báo thù (Update Phần 3)
Phần 3 Chết tiệt, chúng ta phải đến đó... Đúng vậy, phải tổng lực tấn công, nếu không sẽ không cứu được hai người họ... Trâm, đã hack được chưa... Xong rồi, tớ đã nắm được kết cấu của nơi đó... Tốt, vậy thì chúng ta sẽ đi đường này, qua đây... Những cô gái còn lại trong Shadow đang lên kế hoạch cho một cuộc tập kích giải cứu. Ưu tiên đánh nhanh thắng nhanh càng tốt, vì nếu càng để lâu sẽ càng nguy hiểm cho Thư và Nguyệt. Trong khi đó, ở căn cứ của GHOST II, Hoàng và đàn em đang hành hạ hai cô gái rất dã man. Hắn đụ...
Phân loại: Truyện sex dài tập Truyện bú vú Truyện sex phá trinh

Danh sách truyện sex được đọc nhiều nhất

TOP truyện sex ngắn hay nhất!

TOP tác giả tài năng